- 420k
- 1k
- 870
Ngày nay, Coach được biết đến rộng rãi hơn và có nhiều người lựa chọn làm nghề nghiệp. Đồng thời nhu cầu Coaching cũng tăng cao theo từng năm. Vậy bạn đã biết Coach là ai? Hay những yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia Coach giỏi là gì hay chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
MỤC LỤC:
1- Coach là ai?
2- Kỹ năng cần có ở Coach
2.1- Khả năng giao tiếp tốt
2.2- Khả năng hòa đồng, thấu hiểu
2.3- Khả năng định hướng và tạo động lực
2.4- Biết cách lắng nghe
2.5- Không có thái độ phán xét
2.6- Khả năng cung cấp phản hồi
2.7- Khả năng xây dựng mối quan hệ
2.8- Biết cách đặt câu hỏi
2.9- Thân thiện
3- Học vấn
4- Kinh nghiệm
Coach là nhà huấn luyện. Công việc chính của họ là đồng hành, hỗ trợ người học (Coachee) đạt được mục tiêu, sự tiến bộ nào đó hoặc cũng có thể là giúp người học vượt qua được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Với sự giúp đỡ của người huấn luyện, Coachee có thể tìm ra điểm mạnh của bản thân, có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về vấn đề họ đang gặp phải. Đồng thời họ còn được khai phá tiềm năng cá nhân để tối đa hoá hiệu suất của chính mình.
Thông thường, Coach sẽ sử dụng các kỹ thuật đàm thoại như đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát và đưa ra nhận định một cách khách quan, không phán xét. Từ đó, họ sẽ đề xuất cho học viên các phương pháp phù hợp và giúp học viên đặt ra mục tiêu hợp lý trong từng giai đoạn phát triển.
Khi tìm đến Coach, học viên chắc chắn luôn có người đồng hành bên mình. Đồng thời, người đó còn tạo điều kiện để học viên đạt được mục tiêu và trở nên ngày càng tốt hơn trong lĩnh vực, ngành nghề hoặc một khía cạnh nào đó họ mong muốn.
Muốn trở thành một chuyên gia Coach giỏi và kiếm được mức thu nhập cao, bạn cần có những kỹ năng quan trọng sau:
>>>> Xem thêm: Coaching là gì? Quá trình Coaching diễn ra như thế nào?
Với người làm nghề Coaching thì kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Nếu giao tiếp tốt, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác. Đồng thời, bạn còn có thể đảm bảo việc truyền đạt mọi thứ rõ ràng, dễ hiểu nhất đến mọi người.
Hơn nữa, khả năng giao tiếp tốt còn giúp bạn tạo nên một môi trường thân thiện, hoà hợp. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng đạt được hiệu quả làm việc tốt hơn trong quá trình Coaching.
Người theo nghề Coach cần biết cách hòa đồng với học viên của mình để họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng. Bên cạnh đó, điều này còn giúp Coach gia tăng hiệu quả tương tác với học viên, từ đó hiệu quả quá trình Coaching càng cao hơn.
Ngoài ra, Coach còn phải có khả năng thấu hiểu, đồng cảm với học viên của mình. Cho dù học viên có thuộc trình độ, cấp bậc nào đi nữa thì họ đều mong muốn được thấu hiểu chứ không phải là lên án.
Mặt khác, khả năng đồng cảm còn là yếu tố quan trọng giúp Coach nhận được sự tin cậy và tôn trọng của học viên.
Coach là người huấn luyện chứ không phải người cung cấp đáp án cho học viên. Bởi vậy, khi làm Coach bạn cần biết cách định hướng, dẫn dắt học viên qua các buổi trò chuyện. Hãy để học viên chủ động tìm câu trả lời và có cách suy nghĩ tích cực trước mọi vấn đề. Có như vậy họ mới không lệ thuộc vào bạn mà luôn tự mình tìm được cách giải quyết mọi việc tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn còn phải biết cách tạo động lực cho học viên. Điều này sẽ giúp họ luôn chủ động tìm hiểu và tư duy tích cực trước mọi vấn đề.
Rất nhiều người không có thói quen lắng nghe đầy đủ những gì người khác nói. Nhưng, là một nhà huấn luyện bạn cần có khả năng lắng nghe. Bạn sẽ phải kiên nhẫn lắng nghe tất cả tâm sự của Coachee. Chỉ khi thực sự nghe và hiểu sâu vấn đề học viên gặp phải bạn mới có thể hỗ trợ cho họ tốt nhất.
Mặt khác, việc lắng nghe tích cực cũng là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường mối quan hệ giữa Coach và học viên. Khi tập trung lắng nghe, bạn sẽ trở nên gắn kết hơn với người học và có thể thúc đẩy động lực cải thiện bản thân của họ.
Một chuyên gia Coach chuyên nghiệp không nên có thái độ phán xét đối với học viên của mình. Thay vào đó, bạn cần đưa ra các câu hỏi phù hợp, tập trung lắng nghe những gì học viên nói để biết được vấn đề họ gặp phải. Bạn càng tìm hiểu được nhiều thông tin thì hiệu quả Coaching sẽ càng cao và học viên của bạn cũng có những thay đổi tốt hơn.
Trong vai trò của người huấn luyện, bạn sẽ phải cung cấp cho học viên của mình những phản hồi tích cực và có tính xây dựng. Qua đó, họ có thể hiểu được vấn đề đang gặp phải.
Một điều cần chú ý khác là, bạn không nên đưa ra giải pháp mà chỉ đưa ra những gợi ý giúp học viên tự tìm đáp án.
Quá trình huấn luyện chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi Coach và học viên có mối quan hệ khăng khít, tin tưởng lẫn nhau. Để tạo dựng niềm tin, bạn cần luôn trung thực trong mọi vấn đề và tuân thủ nghiêm việc bảo mật thông tin của học viên.
Coach cần biết cách sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu được các giá trị và mục tiêu của học viên. Các câu hỏi được đưa ra phải có sự tinh tế và cho thấy được sự sâu sắc của người huấn luyện.
Dựa trên những giá trị và mục tiêu tìm hiểu được, Coach có thể thiết kế các hoạt động cần thiết nhằm thúc đẩy việc ra quyết định của học viên. Từ đó có thể giúp học viên hiểu đúng hướng và giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn.
Coach cần có sự thân thiện để khiến học viên cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chia sẻ các thông tin liên quan. Nhờ vậy quá trình huấn luyện mới đạt hiệu quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm >>> Phân biệt giữa Trainer, Coach và Mentor
Nếu muốn theo nghề Coaching, bạn cần có bằng cấp, chứng chỉ cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn bước đầu tạo được uy tín trong ngành.
Không những thế, việc có bằng cấp như một sự bảo chứng chắc chắn cho năng lực và sự chuyên nghiệp của bạn trong hoạt động huấn luyện. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lấy các bằng cấp, chứng chỉ cần thiết nếu muốn theo nghề Coaching.
Ngoài yếu tố về học vấn, kỹ năng thì người làm nghề Coach cũng phải có những kinh nghiệm thực tế nhất định. Cụ thể, bạn cần có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống cũng như đạt được các thành tựu trong lĩnh vực bạn chọn để Coach.
Những chuyên gia Coach có nhiều kinh nghiệm thường có nhiều khách hàng hơn, thu nhập cao hơn và có thể theo nghề lâu dài.
Ngoài ra, việc có nhiều trải nghiệm thực tế còn giúp bạn tạo dựng thương hiệu cá nhân thành công. Lý do là vì khách hàng luôn bị thu hút bởi những điều không có trong lý thuyết.
Từ những gì Ms Uptalent chia sẻ trên đây, chắc rằng bạn đã hiểu được Coach là ai và những yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia Coach giỏi. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định theo nghề Coaching. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet