- 420k
- 1k
- 870
Wholesale là một trong những chủ thể trung gian quan trọng của chuỗi cung ứng hàng hóa. Nhờ có họ, hàng hóa được phân bổ rộng khắp và mang tới lợi ích kinh tế lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Trong bài viết này, Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn một số thông tin về chủ đề “Wholesale là gì?”. Các bạn hãy cùng theo dõi để hiểu được vai trò của những đơn vị này trong nền kinh tế nhé!
MỤC LỤC:
1- Wholesale là gì?
2- Đặc điểm của mô hình Wholesale
3- Vai trò của Wholesale
4- Phân biệt giữa Wholesaler, Distributor và Retailer
5- Một vài câu hỏi liên quan đến Wholesale
>>> Bạn có thể xem thêm: Việc làm Sale
Wholesale được hiểu là nhà bán buôn. Những nhà bán buôn này kinh doanh hàng hóa số lượng lớn. Họ nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hay nhà phân phối và cung cấp hàng hóa tới nhà bán lẻ chứ không bán cho người tiêu dùng.
Hiện tại, đây là một trong những hình thức kinh doanh rất phổ biến. Trong hình thức này, nhà bán buôn sẽ bán ra số lượng lớn hàng hóa với mức giá chiết khấu. Lợi nhuận của họ đến từ khoảng chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào.
Bên cạnh việc bán hàng theo giá sỉ với số lượng lớn cho các cửa hàng nhỏ thì một số nhà bán buôn cũng bán hàng cho người mua hàng số lượng ít với mức giá bán lẻ.
Việc kết hợp giữa bán sỉ và bán lẻ như trên mang lại hiệu quả rất lớn cho Wholesaler về mặt gia tăng doanh số và thu hút khách hàng. Từ đó, họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển nhanh chóng hơn.
Hình thức bán buôn – Wholesale có các đặc điểm nổi bật sau:
- Nhà bán buôn nhập hàng với số lượng lớn và bán lại với giá chiết khấu cho các đơn vị, cửa hàng bán lẻ.
- Wholesaler không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Họ chỉ bán số lượng lớn cho các nhà bán lẻ.
- Nhà bán buôn không cần thực hiện việc quảng bá thương hiệu mà chỉ cần cung cấp đến thật nhiều nhà bán lẻ để có thể gia tăng quy mô hoạt động. Điều này có nghĩa là càng có nhiều nhà bán lẻ thì độ nhận diện thương hiệu càng lớn và doanh nghiệp sẽ càng lớn mạnh hơn nữa.
- Wholesaler có thể thực hiện hình thức Drop-shipping để kết nối và tạo mối quan hệ với người tiêu dùng. Với hình thức này, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng, tất cả những việc còn lại sẽ do nhà bán buôn thực hiện.
- Mức giá bán ra của các đơn vị Wholesale vô cùng cạnh tranh. Vì thế, việc phát triển mạng lưới kinh doanh sản phẩm ra thị trường nước ngoài đối với họ là điều rất dễ dàng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí những bí mật của nghề Sales
Wholesale, Distributor và Retailer là ba đơn vị trung gian phân phối hàng hóa quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong đó, các nhà bán buôn là đơn vị có mối liên kết rộng rãi với nhiều bên nhất. Họ vừa là người mua hàng từ nhà sản xuất, nhà phân phối vừa là người bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Chính vì lý do trên mà nhà bán buôn đã trở thành một trong những điểm mấu chốt trong việc đưa các loại sản phẩm, hàng hóa ra thị trường. Đồng thời, họ cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế hàng hóa và là trung gian kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Ngoài ra, Wholesaler còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà bán lẻ giảm bớt các chi phí vận hành và gia tăng thu nhập.
Như đã nói, Wholesaler, Distributor và Retailer là ba đối tượng trung gian quan trọng của chuỗi cung ứng. Trong đó:
- Wholesale là đơn vị bán hàng với số lượng lớn. Họ chỉ làm việc với nhà sản xuất, nhà phân phối, không bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Distributor là nhà phân phối. Họ chỉ làm việc với nhà sản xuất. Số lượng hàng hóa họ kinh doanh lớn hơn các Wholesaler rất nhiều.
- Retailer là nhà bán lẻ. Họ chỉ mua hàng hóa với số lượng ít và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Để phân biệt 3 đối tượng trên một cách dễ dàng bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Wholesaler, nhập hàng từ nhà phân phối, nhà sản xuất.
- Distributor, nhập hàng từ nhà sản xuất.
- Retailer, nhập hàng từ nhà bán buôn.
- Wholesaler, mức chiết khấu cao do số lượng hàng hóa lớn.
- Distributor, mức chiết khấu rất cao, đủ để họ vẫn có lợi nhuận sau khi chiết khấu lại cho nhà bán buôn.
- Retailer, mức chiết khấu thấp vì lượng hàng hóa mua vào không nhiều.
- Wholesaler bán hàng cho nhà bán lẻ.
- Distributor bán hàng cho nhà bán buôn.
- Retailer bán hàng cho người tiêu dùng.
Lượng hàng hóa bán ra
- Wholesaler, lượng hàng hóa bán ra ở mức lớn.
- Distributor, lượng hàng hóa bán ra rất lớn.
- Retailer, lượng hàng hóa bán ít, nhỏ lẻ.
- Wholesaler, vốn đầu tư lớn.
- Distributor, vốn đầu tư rất lớn.
- Retailer, vốn đầu tư ít.
- Wholesaler, nguy cơ rủi ro cao.
- Distributor, nguy cơ rủi ro rất cao.
- Retailer, độ rủi ro thấp.
- Wholesaler, có quy mô vừa phải.
- Distributor, có quy mô kinh doanh lớn.
- Retailer, quy mô kinh doanh ở mức nhỏ.
- Wholesaler, chỉ tập trung kinh doanh một số loại hàng hóa nhất định.
- Distributor, tương tự như nhà bán buôn, chỉ kinh doanh một vài mặt hàng nhất định.
- Retailer, kinh doanh đa dạng mặt hàng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Sales là gì? Vai trò, Công việc, Kỹ năng cần thiết
Ba đơn vị trên đây đều là những thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng. Giữa họ có mối quan hệ vô cùng khăng khít và luôn tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình cung ứng hàng hóa ra thị trường.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ba đơn vị chính là số lượng hàng hóa họ mua vào và bán ra.
Hiện tại có hai hình thức bán buôn phổ biến, đó là bán hàng qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng.
Mỗi hình thức này lại được phân thành các hình thức nhỏ hơn. Cụ thể:
- Bán buôn hàng hóa qua kho có 2 hình thức là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng.
- Bán buôn vận chuyển thẳng cũng có 2 hình thức là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng.
Hình thức Wholesale trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp bởi những ưu điểm nổi trội của nó như:
- Có thể bán được lượng lớn hàng hóa tại nhiều khu vực, địa điểm khác nhau.
- Cơ hội mở rộng kinh doanh lớn.
- Tiết kiệm được chi phí marketing và chăm sóc khách hàng vì đã có nhà bán lẻ thực hiện.
- Wholesaler không phải thực hiện các công việc lên đơn hàng và vận chuyển vì đã có nhà bán lẻ làm thay cho họ. Đơn vị bán lẻ sẽ cung cấp thông tin đơn hàng cho họ và họ chỉ việc xử lý các công việc còn lại để đưa sản phẩm tới tay khách hàng.
- Thuận lợi mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu vì mức giá vô cùng cạnh tranh.
Ngoài những ưu điểm thì Wholesaler cũng có những nhược điểm nhất định. Chẳng hạn:
- Rất khó kiểm soát được quá trình nhà bán lẻ quảng bá và giao hàng hóa tới cho khách hàng. Nhà bán buôn phụ thuộc rất lớn vào cách làm marketing và chăm sóc khách hàng của người bán lẻ.
- Các đơn hàng bán buôn thường có giá trị lớn nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý công nợ, khách hàng.
Wholesale là phương thức kinh doanh phổ biến. Nhiều người chọn hình thức này vì những ưu điểm mà nó có thể mang lại.
Tuy nhiên, để đạt được thành công với hình thức này bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Đảm bảo hoạt động bán hàng hài hòa với lịch trình sản xuất của nhà máy.
- Có một số mặt hàng nhà phân phối thường đặt số lượng rất lớn. Ví dụ như xe máy, ghế ngồi xe hơi, xe đạp,…
- Mô hình và mục tiêu kinh doanh của nhà bán buôn và nhà phân phối rất khác nhau.
- Một số nhà sản xuất chọn cách bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng.
Sự phát triển mạnh mẽ của internet và nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng đã mang tới nhiều cơ hội kinh doanh rộng mở hơn cho các nhà bán buôn.
Các cơ hội điển hình mà Wholesale có thể nhận được phải kể đến như:
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng, các Wholesaler đã đẩy mạnh việc kết hợp bán sỉ và bán lẻ. Điều này giúp họ mở rộng thị trường và giải quyết hiệu quả vấn đề tồn kho.
Đẩy mạnh hình thức Drop-shipping
Drop-shipping là hình thức mà nhà bán buôn sẽ xử lý tất cả công đoạn của quá trình bán hàng. Nhiệm vụ của người bán lẻ chỉ là chuyển thông tin đơn hàng cho họ.
Với hình thức này, người bán buôn có thể đạt được biên độ lợi nhuận lớn hơn và kết nối được với khách hàng nhiều hơn thay vì phải phụ thuộc vào nhà bán lẻ.
Phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế
Ưu điểm của nhà bán buôn là khả năng cung cấp lượng hàng hóa lớn với giá cả rất cạnh tranh. Do đó, họ có thể dễ dàng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.
Bên cạnh các cơ hội thì Wholesaler cũng phải đương đầu với không ít thách thức. Cụ thể:
Phải tạo dựng được thương hiệu có nét đặc trưng riêng
Như Uptalent đã nói, đơn vị bán buôn không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Điều này khiến hình ảnh của họ trong mắt khách hàng là tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào nhà bán lẻ.
Có chiến lượng Marketing phù hợp
Nhà bán buôn cần chủ động thực hiện các chiến dịch Marketing để có thể tạo được sự nhất quán về mặt hình ảnh, thông điệp của thương hiệu.
Vì khách hàng của họ không phải người tiêu dùng mà là nhà bán lẻ nên họ cần tìm mọi cách để trở nên nổi bật hơn trước đối thủ và thu hút được những đối tượng này.
Phải có kho bãi rộng
Đặc điểm của các Wholesaler là họ kinh doanh hàng hóa với số lượng lớn. Do đó, yêu cầu về không gian lưu trữ đủ rộng là vấn đề rất quan trọng.
Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo quản lý, sắp xếp kho bãi sao cho hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bán hàng và bảo quản hàng hóa trong kho không bị mất mát, hư hỏng.
Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn đọc tìm hiểu một số thông tin liên quan đến Wholesale là gì. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này và có thể áp dụng hiệu quả để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chúc bạn thành công!
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet