- 420k
- 1k
- 870
Warehouse Manager là vị trí quản lý tại các kho hàng của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm quy mô lớn thì vai trò của vị trí này vô cùng quan trọng. Bởi vậy, rất nhiều cơ hội việc làm tốt đang chào đón những bạn yêu thích công việc trong lĩnh vực này.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này, Ms Uptalent sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về lộ trình thăng tiến từ Warehouse Manager đến Supply Chain Manager qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- Warehouse Manager là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Warehouse Manager đến Supply Chain Manager
2.1- Nắm vững kiến thức chuyên môn
2.2- Có tư duy chiến lược
2.3- Hiểu rõ các khoản chi phí
2.4- Kỹ năng quản lý dự án
2.5- Năng lực lãnh đạo
3- Sự khác nhau giữa Warehouse Manager và Supply Chain Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Warehouse Manager?
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Warehouse Manager còn được biết đến là vị trí Trưởng bộ phận kho. Trách nhiệm chính của vị trí này là quản lý, giám sát hàng hóa trong kho an toàn. Họ cũng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, lưu trữ hàng hoá sao cho hiệu quả và giám sát nhân viên kho.
Các công việc điển hình của Warehouse Manager thường bao gồm xử lý đơn hàng, liên hệ với đơn vị vận chuyển, làm việc với nhà cung cấp và khách hàng, xử lý các hồ sơ liên quan đến xuất nhập kho. Họ cần thực hiện công việc sao cho có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, thời gian giao hàng, quản lý ngân sách và các quy định của pháp luật về an toàn, sức khoẻ.
>>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp Warehouse
Đồng thời Warehouse Manager cũng có trách nhiệm quản lý các nhân viên trong bộ phận kho. Họ cần thiết lập các tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên. Chẳng hạn như quy định về nhiệt độ tại kho lưu trữ các loại thực phẩm, dược phẩm hoặc các loại vật liệu nguy hiểm.
Có khá nhiều điểm giống nhau giữa công việc của Warehouse Manager với vị trí quản hậu cần và phân phối. Tuy nhiên, Warehouse Manager rất ít tham gia vào hoạt động điều phối, hậu cần có quy mô lớn. Họ chủ yếu tập trung vào việc quản lý, điều phối nhân viên và sản phẩm trong kho nhiều hơn.
Môi trường làm việc của Warehouse Manager khá đa dạng. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty sản xuất, công ty hậu cần, phân phối và vận chuyển, tổ chức thương mại, nhà bán lẻ, lực lượng vũ trang.
Sau một vài năm đảm nhận vai trò quản lý cấp trung, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Supply Chain Manager. Thông thường, bạn sẽ cần từ 3 – 5 năm để lên đến vị trí quản lý chuỗi cung ứng.
Trên thực tế, thời gian thăng tiến của mỗi người sẽ khác nhau, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Điều này còn phụ thuộc vào doanh nghiệp, ngành nghề và năng lực của mỗi người.
Tuy nhiên, điều quan trọng giúp bạn thăng tiến từ Warehouse Manager đến Supply Chain Manager chính là từng bước tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết. Đồng thời bạn cũng cần có kế hoạch phát triển sự nghiệp cụ thể để nhanh chóng đạt tới mục tiêu sự nghiệp của mình.
Sau đây là những điều bạn cần tích lũy, rèn luyện liên tục để thăng tiến lên Supply Chain Manager:
Với trách nhiệm giám sát và đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng, Supply Chain Manager cần am hiểu các kiến thức về thu mua, sản xuất, tồn kho và vận chuyển.
Lợi thế lớn của Warehouse Manager là đã có sẵn kiến thức về tồn kho. Do đó, bạn chỉ cần trang bị thêm cho mình kiến thức về thu mua, sản xuất và vận chuyển để có thể đảm đương vai trò của một người quản lý chuỗi cung ứng.
>>>> Xem thêm: Warehouse là gì? Tất tần tật về Warehouse
Là một nhà quản lý, Supply Chain Manager cần có khả năng tư duy chiến lược tốt để có cái nhìn sâu rộng và định hướng đội ngũ nhân viên của mình đi đến thành công. Đồng thời họ cũng cần đảm bảo mỗi nhân viên biết rõ việc cần phải làm.
Ngoài ra, Supply Chain Manager còn phải có khả năng nắm bắt xu hướng thị trường để có thể xây dựng các kế hoạch và định hướng phát triển chính xác. Quan trọng hơn là họ cần dựa trên việc phân tích, kinh nghiệm thực tế và các yếu tố khách quan để đưa ra các quyết định sáng suốt.
Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, Supply Chain Manager cần am hiểu về tất cả các khoản chi phí để có thể cải thiện lợi nhuận cho các sản phẩm của doanh nghiệp và mang đến lợi ích lớn hơn cho khách hàng.
Hơn nữa, các doanh nghiệp đều kỳ vọng Supply Chain Manager có thể tạo ra những tác động tích cực lên kết quả kinh doanh. Do đó, việc am hiểu các khoản chi phí trở thành kỹ năng rất cần thiết với nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp.
Supply Chain Manager cần thành thạo kỹ năng quản lý dự án, bao gồm: khả năng thương lượng, quản lý ngân sách, sắp xếp lịch trình và quản lý rủi ro.
Với vai trò của một nhà lãnh đạo, Supply Chain Manager cần có:
- Khả năng giao tiếp: việc giao tiếp tốt sẽ giúp bạn diễn đạt các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu. Nhờ vậy mà những người không am hiểu về chuỗi cung ứng cũng có thể hiểu được.
- Khả năng hợp tác: đôi khi Supply Chain Manager sẽ phải cộng tác cùng các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Những điều này thực không dễ thực hiện. Do đó, bạn có biết cách thuyết phục, xây dựng mối quan hệ để việc hợp tác mang lại kết quả tích cực.
- Linh hoạt: những thay đổi của chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến từng nhân viên. Vì vậy, người quản lý chuỗi cung ứng cần có khả năng ứng biến linh hoạt để có thể đồng cảm và lắng nghe nhân viên cấp dưới một cách tích cực.
Warehouse Manager và Supply Chain Manager đều là những vị trí cấp quản lý trong chuỗi cung ứng. Giữa hai vị trí này có những điểm khác biệt sau:
+ Vai trò, trách nhiệm
Warehouse Manager có trách nhiệm giám sát việc nhận, lưu trữ và gửi hàng hóa. Đây là một khâu rất quan trọng trong chuỗi cung ứng. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ nhân viên làm việc tại kho.
Trong khi đó, Supply Chain Manager có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm ra thị trường. Vai trò của họ là đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và được giao đến tay khách hàng với trạng thái tốt nhất.
+ Cấp quản lý
Warehouse Manager là vị trí quản lý cấp trung, có nhiệm vụ quản lý bộ phận kho trong chuỗi cung ứng. Còn Supply Chain Manager thuộc cấp quản lý cao hơn, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động của chuỗi cung ứng.
+ Phạm vi công việc
Công việc của Warehouse Manager chủ yếu xoay quanh việc quản lý và giám sát hàng hoá trong kho. Còn Supply Chain Manager không chỉ quản lý về mặt tồn kho, họ còn thực hiện các công việc liên quan đến thu mua, sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm đến khách hàng.
Đây được xem là kỹ năng bắt buộc đối với vị trí Warehouse Manager tại các công ty FDI. Bởi vì tại các công ty này bạn sẽ phải giao tiếp, làm việc cùng cấp trên, đồng nghiệp và nhà cung cấp là người nước ngoài.
Hơn nữa, việc giỏi ngoại ngữ có thể giúp bạn thể hiện được năng lực của bản thân và có thêm nhiều cơ hội thăng tiến tốt trong lĩnh vực chuỗi cung ứng.
>>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp ngành Supply Chain
Với vị trí Warehouse Manager, các doanh nghiệp vẫn dành ưu tiên lớn cho những người có bằng tốt nghiệp Đại học. Nếu bạn có thêm các kiến thức chuyên môn về hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng hay quản lý vận tải thì đó sẽ là lợi thế.
Một Warehouse Manager phải có nhận thức đúng về vấn đề an toàn và sức khỏe. Bạn cần tạo nên một môi trường làm việc an toàn cho nhân viên cấp dưới. Đồng thời, bạn cần hướng dẫn cho họ những vấn đề về an toàn và sức khỏe.
Bên cạnh đó, Warehouse Manager cũng cần am hiểu các kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng như ISO hay TQM. Điều này sẽ giúp bạn làm việc với bộ phận sản xuất, nhà cung cấp và các đơn vị vận chuyển hiệu quả hơn.
Ngoài ra, vị trí Warehouse Manager còn yêu cầu bạn phải có từ 5 năm kinh nghiệm quản lý kho trở lên. Bạn cũng cần am hiểu về thủ tục quản lý kho, thành thạo kiến thức về hàng tồn kho và kiểm soát hàng tồn kho.
Warehouse Manager phải xử lý rất nhiều công việc khác nhau trong một ngày. Do đó, bạn cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành vai trò của mình và đạt được các mục tiêu đã dự tính.
Công việc trong kho không hề đơn giản. Nhất là khi có nhiều loại hàng hoá được lưu trữ trong kho, rồi đến những vấn đề về luân chuyển hay sắp xếp hàng hóa sao cho khoa học. Vì vậy, trong vai trò cảu người quản lý kho bạn sẽ cần đến khả năng tư duy và giải quyết vấn đề tốt để có thể giải quyết các tình huống phát sinh tại kho hàng.
Trách nhiệm của Warehouse Manager là quản lý cơ sở vật chất, máy móc, công nghệ, ngân sách, nhân sự và các mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng phải phải đảm bảo duy trì và quản lý tốt các nguồn lực của doanh nghiệp. Bởi vậy, họ cần am hiểu quy trình và có thể ra quyết định hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh việc quản lý những vấn đề liên quan đến hoạt động trong kho, Warehouse Manager còn có nhiệm vụ quản lý những nhân sự làm việc tại bộ phận kho.
Cụ thể, bạn cần am hiểu các nguyên tắc về quản lý nhân sự và phát triển nhân tài. Đồng thời, bạn còn phải biết cách tạo động lực và xử lý hiệu quả các vấn đề nhân sự nhằm hạn chế những rủi ro xung đột tại nơi làm việc.
Tóm lại, lộ trình thăng tiến từ Warehouse Manager lên Supply Chain Manager không phải là một hai ngày. Trong suốt quá trình đó bạn sẽ phải nỗ lực cải thiện bản thân để có thể trụ vững với nghề và thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet