maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
QUẢN TRỊ

Văn hóa doanh nghiệp quan trọng như thế nào?

Văn hóa doanh nghiệp quan trọng như thế nào?

Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố chủ chốt mang lại thành công và sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu tố mà ứng viên quan tâm khi tìm hiểu môi trường làm việc của nhà tuyển dụng.

Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại văn hoá doanh nghiệp? Làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công? Bạn đọc hãy cùng khám phá tất cả những điều này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!

MỤC LỤC:
1- Văn hóa doanh nghiệp là gì?
2- Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
3- 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến
4- Ví dụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
5- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
6. Yếu tố xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp

   6.1. Tầm nhìn
   6.2. Giá trị cốt lõi
   6.3. Thực hành
   6.4. Con người
   6.5. Minh chứng khích lệ

7- Điều cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Việc làm kinh doanh

1- Văn hóa doanh nghiệp là gì? 

Văn hóa doanh nghiệp  tiếng anh là Corporate Culture hoặc Company Culture là cụm từ phản ánh những phạm trù quy tắc đã được doanh nghiệp xây dựng hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong toàn bộ đội ngũ nhân sự, phòng ban của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có thể ở:

  • - Dạng hữu hình được quy định cụ thể bằng văn bản như điều lệ doanh nghiệp về thời gian làm việc, trang phục đi làm, quy cách giao tiếp với khách hàng… Nếu sai phạm sẽ bị xử phạt.

  • - Dạng vô hình không có văn bản quy định bắt buộc nhưng vẫn được áp dụng phổ biến như việc nhân viên khối văn phòng chủ động làm thêm giờ để hoàn thành phần việc được giao, chủ động hỗ trợ nhau khi đồng nghiệp có việc cần xử lý gấp…

Toàn bộ hoạt động của nhân viên khi làm việc tại tổ chức sẽ được chi phối bởi các quan niệm, quy tắc mang giá trị đời sống tinh thần thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp. Do đó, dù doanh nghiệp cũ có văn hóa phù hợp rồi nhưng khi chuyển sang nơi làm việc mới, chúng ta vẫn phải tìm hiểu và thích ứng cùng văn hóa doanh nghiệp mới.

2- Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp 

Văn hoá doanh nghiệp tạo ra các giá trị, quy tắc và cách hành xử chung cho toàn doanh nghiệp nhằm định hướng cách suy nghĩ, hành động của đội ngũ nhân viên.

Những việc làm hấp dẫn

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Cluster Director Of Sales (Hotel)

Đà nẵng, Bình Định, Quảng Nam Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành , Bán hàng (Khác)

Cluster Director Of Sales (Hotel)

Đà nẵng, Bình Định, Quảng Nam Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành , Bán hàng (Khác)

Sales Representative (Furniture)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Đồ gỗ/Nội thất , Bán hàng (Khác)

Senior Sales Manager (Sea Freight)

Hà nội, Hải Phòng, Bắc Ninh Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Dưới đây là những vai trò chính của văn hoá doanh nghiệp:

2.1- Thu hút và giữ chân nhân tài

Văn hoá doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty. Nó chính là nền tảng quan trọng giúp nhân viên định hướng và hiểu rõ mục tiêu cần hoàn thành. Từ đó, họ sẽ có thêm động lực để làm việc tốt hơn.

Văn hóa doanh nghiệp

>>> Bạn có thể xem thêm: 06 Bài học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

2.2- Nâng cao năng lực cạnh tranh, sự chuyên nghiệp

Bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể tạo nên phong cách hoạt động kinh doanh riêng cho doanh nghiệp.

Với những nét đặc trưng riêng biệt, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được vị thế độc nhất trên thị trường. Nhờ vậy khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao.
Văn hoá doanh nghiệp có khả năng định hướng quy trình hoạt động cũng như quy tắc ứng xử của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của công ty. Qua đó, doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trên tất cả các phương diện khác nhau của quá trình hoạt động.

2.3- Thúc đẩy sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh

Nền kinh tế, xã hội luôn không ngừng thay đổi. Để có thể phát triển và hội nhập với kinh tế trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp đều phải liên tục đổi mới nhằm thích ứng tốt với những biến động thị trường.

Với tầm nhìn, sứ mệnh cụ thể trong văn hoá doanh nghiệp, tất cả các nhân viên trong công ty sẽ được thúc đẩy sáng tạo không ngừng nhằm mang đến những giải pháp kinh doanh đột phá cho doanh nghiệp.

2.4- Tạo môi trường làm việc hiệu quả

Với một văn hóa doanh nghiệp tốt và phù hợp thì sẽ tăng mức độ gắn bó và cam kết của nhân viên với những mục tiêu của công ty. Điều này giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc và hài lòng với công việc của họ, và sẽ làm việc chăm chỉ và năng suất hơn. 

2.5. Duy trì sự phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp gắn kết cùng thương hiệu của tổ chức suốt thời gian dài, tạo nên lợi thế cạnh tranh không thay đổi. Các thế hệ tiếp theo chỉ cần duy trì văn hóa doanh nghiệp cốt lõi như cam kết là đã có thể duy trì sự phát triển hiệu quả. Điển hình như những thương hiệu hàng trăm năm như Louis Vuitton, Hermes…

Văn hóa doanh nghiệp chủ đích

3- 4 Loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến 

Trên thế giới hiện nay có 04 loại mô hình văn hóa doanh nghiệp:

3.1. Clan Culture – Mô hình văn hóa gia đình/gia tộc

Nói một cách dễ hiểu là “cha truyền con nối”. Những vị trí quản lý, sở hữu doanh nghiệp đều không trao lại cho người ngoài. Quy mô doanh nghiệp áp dụng văn hóa doanh nghiệp gia tộc phổ biến ở phạm vi nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể.

Trong nền văn hóa này, những người quản lý sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cấp dưới làm việc, cũng như trực tiếp tiếp nhận ý kiến, phản hồi từ nhân viên. Hiệu quả truyền đạt và thực hiện rất nhanh chóng vì sự phân cấp rất ít, nhân viên cảm thấy thoải mái và linh hoạt ứng phó nhanh công việc.

Ưu điểm là vậy nhưng văn hóa doanh nghiệp gia đình cũng có nhược điểm là khó duy trì khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng ở quy mô lớn. Một số tập đoàn lớn ít nhiều cũng áp dụng hình thức này, nhưng chỉ bố trí ở những vị trí nắm quyền chủ chốt, đảm bảo doanh nghiệp luôn thuộc quyền sở hữu của người trong gia tộc.

3.2. Adhocracy Culture – Mô hình văn hóa phụ quyền

Văn hóa doanh nghiệp Adhocracy chú trọng sự sáng tạo, linh hoạt, rất phù hợp với những ngành nghề kinh doanh cần sự cải tiến liên tục. Từ nhân viên đến cấp quản lý đều được khuyến khích đổi mới, không ngại rủi ro vì doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ giải quyết.

Trong hoạt động hằng ngày, doanh nghiệp sẽ luôn khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng, nuôi dưỡng tư duy linh hoạt, thoải mái chia sẻ và cho phép phối hợp hành động để đạt kết quả mà mục tiêu doanh nghiệp mong muốn.

Một tổ chức áp dụng văn hóa doanh nghiệp phụ quyền (Adhocracy Culture) sẽ không ngừng mang đến cho khách hàng những điều mới mẻ và độc đáo, nhưng bù lại, người quản lý trong doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược và khả năng phân tích tốt để lựa chọn hướng triển khai ý tưởng nhanh, hiệu quả nhưng không liều lĩnh.

3.3. Market Culture – Mô hình văn hóa thị trường

Nhắc đến hai chữ “thị trường” đủ cho ta thấy văn hóa doanh nghiệp này rất chú trọng đến hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp thị trường tập trung đáp ứng các mục tiêu chi tiết để hoàn thành mục tiêu lớn cuối cùng.

Môi trường văn hóa Market Culture yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ tiến độ và chất lượng công việc từ ban quản lý. Còn về phía nhân viên, tính sáng tạo không yêu cầu cao, thay vào đó là yêu cầu sự chăm chỉ, tính cẩn trọng, tuân thủ thủ hướng dẫn từ quản lý, không được tự ý thay đổi nếu chưa được sự đồng ý từ cấp trên.

Như vậy, mô hình này, người lao động có thể cảm thấy áp lực về khối lượng và chất lượng công việc vì tiêu chuẩn khá khắt khe, nhưng bù lại, họ cũng cảm thấy an tâm vì mọi trình tự và nội dung công việc đều rõ ràng.
 

Các loại văn hóa doanh nghiệp

>>> Bạn có thể tham khảo: Văn hóa làm việc của các Doanh nghiệp Trung Quốc như thế nào?

 3.4.  Hierarchy Culture – Mô hình văn hóa phân cấp

Cơ cấu tổ chức sẽ được phân thành nhiều cấp với quyền hạn và trách nhiệm cụ thể. Cấp trên sẽ đưa mệnh lệnh cho cấp dưới, giám sát và tiếp nhận báo cáo từ cấp dưới gần nhất. Để áp dụng tốt, doanh nghiệp phải thiết lập cấu trúc, nguyên tắc và quy trình làm việc cụ thể theo thẩm quyền từng cấp.

Nhân viên sẽ phải nắm rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình và biết được mình sẽ báo cáo trực tiếp với cấp trên trước mình là ai. Như vậy, việc báo cáo hoặc phản ánh vượt cấp rất hạn chế trong doanh nghiệp theo mô hình văn hóa phân cấp.

Mặc dù tính linh hoạt không cao bằng những mô hình văn hóa doanh nghiệp khác nhưng văn hóa phân cấp mang đến tính ổn định tốt, phạm vi trách nhiệm được phân vùng cụ thể hơn giúp cho nhân viên và quản lý bớt phải bao quát quá nhiều vấn đề.

4- 11 ví dụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

4.1- Vinamilk

Để có được thành công như hiện tại, Vinamilk đã tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa theo quy trình sau:

- Thứ nhất, tạo nhận thức cho nhân viên. Vinamilk yêu cầu nhân viên giữ đúng tác phong và thái độ thân thiện, cởi mở trong quá trình làm việc.

- Thứ hai, tích cực tổ chức nhiều hoạt động xã hội.

- Thứ ba, xây dựng hệ thống đại lý nhiệt tình, thoải mái và tiện lợi trên toàn quốc.

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

>>> Quan tâm thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Unilever: Sáng tạo để thành công

4.2- Vingroup

Vingroup theo đuổi văn hoá làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tinh thần kỷ luật. Công ty đã phát động nhiều chương trình thi đua như người tốt việc tốt, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công,... để thay đổi cách nghĩ, cách làm và nâng cao hiệu quả công việc.

4.3- FLC group

FLC hoạt động với phương châm lấy con người làm yếu tố cốt lõi để phát triển. Vì vậy, công ty luôn chú trọng phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng văn hóa doanh nghiệp năng động, chuyên nghiệp để nhân viên có cơ hội phát huy tối đa năng lực bản thân và phát triển.

4.4- Google

Google tập trung phát triển các chính sách cho đội ngũ nhân viên và nỗ lực tạo sự thoải mái nhất cho nhân viên trong quá trình làm việc. 

Đồng thời, công ty cũng liên tục cải tiến văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với sự phát triển về cả quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.

4.5- Facebook

Facebook tập trung phát triển văn hoá làm việc tự do, bình đẳng và không để khoảng cách cấp bậc tồn tại.

Hình thức làm việc theo nhóm cũng được Facebook ưu tiên phát triển. Nhân viên công ty được tạo đầy đủ điều kiện cần thiết để “giao tiếp mở”.

4.6- Zappos

Nhân viên của Zappos cần vượt qua các bài kiểm tra về kỹ năng và năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. 

Đồng thời, Zappos cũng xây dựng một môi trường làm việc có thể mang tới nhiều lợi ích cho nhân viên và luôn khiến họ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc trong quá trình làm việc.

4.7- Southwest Airlines

Southwest Airlines đã truyền tải tầm nhìn và mục tiêu cho đội ngũ nhân viên để họ hiểu rõ các giá trị cần mang lại cho khách hàng. Nhân viên của Southwest Airlines được phép làm tất cả những việc cần thiết để khách hàng cảm thấy hạnh phúc.

4.8- Twitter

Nhân viên của Twitter được làm việc trong môi trường vô cùng thân thiện. Tại đó, các đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Ngoài ra, nhân viên tại trụ sở San Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, tham gia các lớp yoga và những kỳ nghỉ.

Nhân viên tại Twitter luôn cảm thấy họ là một phần của công ty và họ đang được làm việc với những người thông minh.

4.9- Chevron

Chevron đề cao văn hoá giúp đỡ. Nhân viên của công ty luôn nhận được sự chỉ dẫn tận tình. 

Chevron cũng cung cấp cho nhân viên của mình thẻ thành viên tại trung tâm fitness tại trụ sở công ty và các chương trình chăm sóc sức khỏe, huấn luyện khác.

Đặc biệt hơn, Chevron còn cho phép nhân viên giải lao giữa giờ. Điều này khiến nhân viên cảm thấy họ thực sự có giá trị và được quan tâm.

Văn hóa doanh nghiệp là gì

>>> Tham khảo thêm: VinGroup và văn hóa doanh nghiệp

4.10- Adobe

Adobe phát triển văn hoá tạo ra thách thức cho nhân viên. Cụ thể, công ty giao cho nhân viên các dự án khó và cung cấp các hỗ trợ cần thiết để họ hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, Adobe cũng tránh việc quản lý chi tiết. Điều này giúp nhân viên có thêm niềm tin rằng họ có thể làm tốt.

4.11- SquareSpace

SquareSpace theo đuổi văn hoá “phẳng, mở và sáng tạo”. Đặc trưng trong văn hoá của công ty là rất ít hoặc không có sự quản lý giữa cấp trên và nhân viên.

Ngoài ra, công ty cũng cung cấp cho nhân viên nhiều đãi ngộ hấp dẫn nhằm tăng cường mối liên kết giữa người quản lý và nhân viên, như là: bảo hiểm sức khoẻ 100%, nghỉ phép linh hoạt, đồ ăn miễn phí, không gian làm việc hấp dẫn,…

5- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

5.1- Nguyên tắc xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công

Bạn cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau nếu muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công:

+ Đưa ra định hướng, tầm nhìn chiến lược cụ thể: Với định hướng và tầm nhìn chiến lược rõ ràng, bạn có thể giúp công ty đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả nhất.

+ Xây dựng biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động: Bạn cần đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định để có những điều chỉnh, thay đổi cần thiết trong quá trình phát triển văn hoá doanh nghiệp.

+ Loại bỏ sự tranh giành quyền lực: Các tranh chấp quyền lực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ và niềm tin của nhân viên. Vì vậy, bạn cần khéo léo giải quyết sự tranh giành quyền lực trong nội bộ công ty để xây dựng nên một môi trường làm việc hòa đồng và thân thiện.

+ Tập trung xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, thân thiện: Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa sự tranh giành quyền lực trong doanh nghiệp. Hãy tạo không khí làm việc cởi mở, năng động, có tính chất xây dựng nhằm khích lệ nhân viên đưa ra ý kiến.

+ Xác định các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Đây là nguyên tắc quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thành công văn hoá doanh nghiệp. Bằng cách xác định các giá trị cốt lõi, doanh nghiệp có thể tạo ra tinh thần gắn kết, động lực làm việc và sự tin tưởng cho toàn bộ nhân viên.

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

>>> Có thể bạn chưa biết: 4 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

5.2- Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bao gồm 6 bước sau:

+ Bước 1 – Đánh giá văn hoá doanh nghiệp hiện tại

Bất cứ quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp nào cũng phải bắt đầu từ việc đánh giá các giá trị văn hoá hiện tại của doanh nghiệp. Sau đó, bạn cần dựa vào kết quả đánh giá và chiến lược phát triển của doanh nghiệp để có biện pháp phát triển phù hợp.

+ Bước 2 – Xác định kỳ vọng về văn hoá doanh nghiệp muốn xây dựng

Tiếp theo, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng về văn hoá doanh nghiệp muốn tạo dựng. Hiểu đơn giản là bạn phải xác định loại hình văn hoá doanh nghiệp muốn hướng đến.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc những nhà lãnh đạo sẽ đồng hành cùng mình trong quá trình xây dựng văn hoá nhằm đạt đến mục đích sau cùng.

+ Bước 3Xác định các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Tại bước này, bạn cần xác định giá trị cốt lõi của công ty. Hãy đảm bảo đó là những điều được coi trọng tại công ty của bạn. Sau đó hãy thảo luận cùng các nhà lãnh đạo khác để tạo nên nền móng quan trọng cho văn hoá của doanh nghiệp.

+ Bước 4 – Lên kế hoạch thực hiện

Khi đã hiểu được văn hoá lý tưởng muốn hướng đến và thực tế văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp, bạn sẽ bắt tay xây dựng kế hoạch để kéo gần khoảng cách giữa chúng.

Bạn nên thu hẹp khoảng cách này bằng cách đánh giá 4 tiêu chí sau: phong cách làm việc, cách ra quyết định, phương thức giao tiếp, ứng xử.

+ Bước 5 – Triển khai thực hiện

Trong bước này, bạn sẽ phải lên kế hoạch và thiết lập một bộ phận phụ trách triển khai văn hóa doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo phổ biến văn hoá cho toàn công ty, cho nhân viên biết những lợi ích từ văn hoá doanh nghiệp và động viên, khuyến khích họ tham gia quá trình xây dựng văn hoá.

+ Bước 6 – Kiểm soát, đo lường hiệu quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp phải được theo dõi, kiểm soát liên tục nhằm có những điều chỉnh phù hợp với các thay đổi trong chính sách, đội ngũ nhân viên và những yếu tố từ môi trường bên ngoài.
 

6. Yếu tố góp phần xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp 

Thiết lập văn hóa doanh nghiệp không khó nhưng để văn hóa đó trở thành nền tảng cốt lõi cho sự phát triển thì không phải dễ. Và đây là những yếu tố cần thiết cho quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công:

6.1. Tầm nhìn 

Muốn văn hóa doanh nghiệp ngự trị và mang lại giá trị trường tồn thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn tầm nhìn mang tính chiến lược lâu dài. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp mới trở thành công cụ nền tảng mạnh mẽ định hướng hành động cho tổ chức trong suốt hành trình phát triển.  Ví dụ tầm nhìn của Vinamilk “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “.

6.2. Giá trị cốt lõi 

Giá trị chính là tư duy và quan điểm giúp doanh nghiệp đạt được Tầm nhìn đã đề ra. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản, đó chính là những hành vi cần thiết để đội ngũ doanh nghiệp hoàn thành mọi mục tiêu theo đúng định hướng Tầm nhìn. Ví dụ, với tầm nhìn của Vinamilk, để hoàn thành mục tiêu “cung cấp sữa uống chất lượng cho trẻ” thì những giá trị cần thiết lập là:

  • Nông trại nuôi bò sữa đạt tiêu chuẩn từ vệ sinh chuồng trại đến nguồn thức ăn

  • Nguồn sữa bò tươi nguyên chất được thu gom mỗi ngày

  • Hệ thống tiệt trùng sữa tiêu chuẩn quốc tế

  • Chuyên viên kỹ thuật giỏi các nghiệp vụ về sữa trẻ em

  • Sự hài lòng của người tiêu dùng…

6.3. Thực hành 

Là nội dung tổng hợp các phương pháp, hướng dẫn và chính sách khích lệ người lao động nâng cao Giá trị trong từng mục tiêu mà mình thực hiện. Ví dụ như việc thiết lập quy trình thu gom sữa từ hộ chăn nuôi về nhà máy, hoặc những chính sách khen thưởng nhân viên lao động giỏi thôi thúc mọi người nâng cao thành tích.

6.4. Con người 

Con người không chỉ là người trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp mà còn là đối tượng lan tỏa văn hóa ấy đến nhiều thế hệ người lao động tiếp theo. Vì vậy, trong công tác tuyển dụng, ngoài yếu tố năng lực và trình độ thì quan niệm sống của ứng viên có phù hợp văn hóa doanh nghiệp hay không cũng rất quan trọng, cần được cụ thể hóa thành nội dung phỏng vấn với đầy đủ câu hỏi và thang điểm đánh giá.

6.5. Minh chứng khích lệ 

Việc lan tỏa những câu chuyện của nhân viên và của khách hàng về giá trị thực tế có được từ việc áp dụng văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố cần thiết để khẳng định hướng đi của doanh nghiệp là đúng đắn, đồng thời cũng là một sự cam kết duy trì giúp nhân sự doanh nghiệp và người tiêu dùng an tâm gắn bó lâu dài.

7- Điều cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp không hề đơn giản. Để đạt được thành công và phòng tránh những sai lầm đáng tiếc khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, bạn nên lưu ý những điều sau:

+ Tránh hiểu sai giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Nếu hiểu sai giá trị cốt lõi, đội ngũ nhân viên sẽ đi lệch hướng phát triển mong muốn của công ty và khó mà thực hiện công việc hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được xác định cụ thể và truyền tải chính xác cho nhân viên.

+ Có kế hoạch xây dựng văn hoá doanh nghiệp cụ thể: Nếu không có kế hoạch cụ thể bạn sẽ khó mà xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Thậm chí, bạn còn tốn nhiều thời gian, công sức mà mọi thứ chẳng đi đến đâu ngoài những ý tưởng lộn xộn.

+ Không tập trung quá mức vào các yếu tố tiêu cực: Khi phát hiện các yếu tố tiêu cực, bạn cần giải quyết dứt điểm chúng, đừng để chúng có cơ hội lan rộng ra khắp bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Bạn nên nhớ, mục đích của xây dựng văn hoá doanh nghiệp là hướng doanh nghiệp đến những giá trị tốt đẹp. Vì vậy, đừng để sự tiêu cực quấn lấy bạn.

+ Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, minh bạch: Một môi trường làm việc kết nối, lành mạnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và lâu dài. Vì vậy, hãy tạo một môi trường làm việc cởi mở, có cơ chế đánh giá công bằng nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể.

+ Lên kế hoạch đào tạo nhân viên: Phát triển các kế hoạch đào tạo nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên nền tảng vững chắc để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo còn là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thoát khỏi sự trì trệ và có những đột phá mới.

Văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần của người lao động trong tổ chức, nơi đó có những quy tắc, quy định và cả những quy luật bất thành văn giúp cho hành trình làm việc của mọi người tốt hơn, quyền lợi được nâng cao hơn, góp phần cải thiện giá trị bản thân và giá trị doanh nghiệp theo hướng tích cực. Đây chính là những nội dung cốt lõi mà Ms. Uptalent muốn truyền tải đến bạn đọc.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.