- 420k
- 1k
- 870
Vai trò của giám đốc thương hiệu là tạo nên thương hiệu, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng và duy trì nó trong tâm trí người tiêu dùng trên thị trường.
Bất kể sản phẩm của doanh nghiệp tốt và thành công thế nào đi nữa, nó luôn phải đối mặt với thách thức phải nổi bật giữa vô vàn các sản phẩm khác của đối thủ trên thị trường. Việc doanh nghiệp có một sản phẩm chất lượng không đủ để tạo ra sức thu hút của người tiêu dùng. Điều doanh nghiệp cần là một thương hiệu hấp dẫn và để làm được điều đó doanh nghiệp cần một Giám đốc thương hiệu giỏi. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà họ đảm nhiệm những vai trò khác nhau nhưng theo HRchannels có một số điểm chung trong vai trò của họ như sau:
Giám đốc thương hiệu là người đứng đầu bộ phận thương hiệu. Với vai trò này họ cần xác định tầm nhìn cho bộ phận và khiến nó thấm nhuần vào các cấp của bộ phận góp phần tạo nên nét văn hóa riêng trong bộ phận. Đồng thời, họ cũng là người định hướng sự phát triển và hoàn thiện thông điệp của thương hiệu nhằm thu hút người tiêu dùng tiềm năng; và là người lãnh đạo bộ phận lập ra kế hoạch chiến lược.
Với cương vị người đứng đầu bộ phận thương hiệu, Giám đốc thương hiệu có trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động của nhân viên trong bộ phận. Giám sát việc thực hiện các kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu; giám sát việc thực hiện các kế hoạch marketing hỗn hợp. Đồng thời theo dõi các phản hồi từ khách hàng mục tiêu.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc của Giám đốc thương hiệu
Giám đốc thương hiệu đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập các chiến lược xây dựng thương hiệu kinh doanh trên tất cả các kênh. Hàng tuần, hàng tháng, hàng năm họ đề ra các chiến lược phát triển thương hiệu và giám sát hiệu suất của các chiến lược đó để thực hiện các điều chỉnh và cải thiện cần thiết.
Để có thể đề ra được các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng thương hiệu, Giám đốc thương hiệu cần thu thập, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả các kế hoạch chiến lược. Các yếu tố họ thường xuyên duy trì các nỗ lực nghiên cứu bao gồm thị hiếu của người tiêu dùng, phân khúc người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng của ngành và sự phát triển.
Qua việc phân tích các dữ liệu, Giám đốc thương hiệu có thể đưa ra các dự báo cho các bộ phận có liên quan, góp phần xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu mới, cải thiện các chiến lược hiện đang tiến hành, tận dụng mọi cơ hội để nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp.
Giám đốc thương hiệu là trung gian kết nối các mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan đến phát triển thương hiệu. Đó có thể là bộ phận bán hàng, bộ phận tiếp thị, nhân sự, bộ phận IT…và cả các đơn vị truyền thông, đối tác. Họ điều hành các phương pháp truyền thông thương hiệu hướng tới người tiêu dùng và đóng vai trò là điểm tiếp thị chính với các đối tác kinh doanh bên ngoài, tạo dựng các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả.
Giám đốc thương hiệu cũng là cố vấn cho các nhân viên tiếp thị thương hiệu, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu, đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của họ, chuẩn bị cho họ kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Brand Manager là gì? Tất tần tật về Brand Manager
Nhiệm vụ của Giám đốc thương hiệu là thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt xu thế ngành để sáng tạo ra những chiến lược mới mẻ, đột phá; sáng tạo ra cách tiếp cận hiệu quả, vượt trội để đưa thương hiệu đến gần khách hàng tiềm năng hơn. Làm tốt những việc này sẽ đảm bảo duy trì được mức độ nhận thức thương hiệu không ngừng gia tăng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Để thực hiện tốt vai trò này, Giám đốc thương hiệu cần không ngừng mài giũa kỹ năng, gia tăng sự hiểu biết, tư duy sâu sắc, nhạy bén. Khi đó mới có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo và bền vững cho quá trình phát triển thương hiệu.
Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Thương hiệu tồn tại lâu hơn vòng đời của sản phẩm. Xây dựng thành công một thương hiệu mạnh sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận trong dài hạn. Trong các giai đoạn khó khăn, một sản phẩm có thương hiệu đã cho thấy những ưu thế vượt trội hơn các sản phẩm không có thương hiệu. Nhận thức đúng lợi ích to lớn do việc xây dựng thương hiệu mang lại, các chủ doanh nghiệp đã có những thay đổi to lớn trong các quyết định đầu tư cho thương hiệu. Vị thế của người làm Giám đốc thương hiệu cũng được nâng cao hơn.
Vị trí Giám đốc thương hiệu đòi hỏi các cá nhân có định hướng hành động rõ ràng, sáng tạo, có tư duy chiến lược và niềm đam mê các chiến thuật định vị thương hiệu. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp với vị trí này, bạn có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho mình tại HRchannels – Headhunter uy tín hàng đầu Việt Nam.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet