- 420k
- 1k
- 870
Bạn có quan tâm đến cái nhìn tổng quan, những kỳ vọng cũng như những đóng góp của một chuyên viên, trưởng phòng hoặc giám đốc nhân sự không? Vai trò của họ là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trên thực tế, họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển những nhân sự tài năng cho doanh nghiệp.
Một chuyên viên, trưởng phòng và giám đốc nhân sự có vai trò rất đa dạng trong tổ chức. Phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà những nghiệp vụ này có thể khác nhau. Trong những doanh nghiệp lớn, các chuyên viên, trưởng phòng và giám đốc sẽ được xác định được những vai trò rõ ràng và riêng rẽ.
Những vai trò này mang lại quyền lực và trách nhiệm theo hệ thống từ người quản lý, sau đó là giám đốc, và cuối cùng, phó chủ tịch – người lãnh đạo nhiều phòng ban bao gồm cả hành chính.
Giám đốc nhân sự, và đôi khi các trưởng phòng nhân sự có thể dẫn đầu một số phòng ban khác nhau. Mỗi nhân viên được chuyên môn hóa về nhân sự có thể thực hiện các chức vụ khác như trưởng phòng đào tạo, trưởng phòng C&B, trưởng tuyển dụng,…
Nhân viên nhân sự là những người không chỉ cống hiến cho công ty mà còn đứng về phía những nhân viên đang làm tại công ty đó. Do đó, một chuyên gia nhân sự cần biết cách cân bằng giữa hai điều đó một cách hài hảo.
Nguồn nhân lực bao gồm những người ủng hộ cho cả công ty và những người làm việc trong công ty. Do đó, một chuyên viên nhân sự tốt thực hiện một hành động cân bằng liên tục để đáp ứng cả hai nhu cầu thành công.
Ngày nay, vai trò của chuyên viên nhân sự đang thay đổi để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức hiện đại. Trong quá khứ, các kế toán thường kiêm luôn một vài chức năng nhân sự khác nên vai trò nhân sự hầu như tập trung vào mảng hành chính như: trả lương, quản lý quyền lợi nhân viên và chấm công.
Tuy nhiên, việc quản lý con người trong một doanh nghiệp mới là vấn đề cần thiết. Các bí quyết tuyển dụng nhân sự cấp cao, giữ chân, phát triển và quản lý nhân tài chính là một trong những khía cạnh quan trọng để xây dựng tổ chức.
Không những thế, những chuyên viên nhân sự tốt vẫn tiếp tục đảm nhiệm những nhiệm vụ hành chính liên quan đến con người trong công ty.
Họ đang phát triển các hệ thống và quy trình trong tổ chức nhằm giải quyết các nhu cầu chiến lược quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình tuyển dụng những thành viên tạo nên đội nhóm giỏi nhất sẽ được thực hiện thông qua các phương pháp từ giới thiệu đến truyền thông xã hội.
Những nhân viên này cũng đồng hành với văn hóa của công ty. Đây là một hành trình hoàn toàn khác, một hành trình tiếp tục phát triển. Hãy đảm bảo rằng nhóm nhân sự của bạn bám sát điều này.
Vai trò của người quản lý nhân sự phải song song với nhu cầu phát triển và thay đổi của tổ chức. Những doanh nghiệp thành công đang trở nên thích nghi, linh hoạt, nhanh chóng thay đổi phương hướng lấy khách hàng làm trung tâm. Họ nhận ra rằng các tổ chức sẽ tranh giành những nhân sự cấp cao trong những năm tới.
Điều này dẫn đến sự thay đổi môi trường làm việc và đáp ứng mong muốn của nhân viên về một công việc có ý nghĩa, tiềm năng phát triển với đầy thách thức cùng với một trưởng nhóm tài ba.
Trong môi trường này, các ứng viên được tuyển dụng bởi chuyên gia nhân sự sẽ được tận dụng tối đa khả năng của mình vào những vai trò mới. Dave Ulrich, một trong những diễn giả và nhà văn nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nhân sự và giáo sư tại Đại học Michigan đề xuất ba vai trò bổ sung cho người quản lý nhân sự:
• một đối tác chiến lược
• người bảo trợ cho quyền lợi của nhân viên
• một người cố vấn thay đổi chiến lược
Đồng thời, các chuyên gia nhân sự cần đảm bảo trách nhiệm giải quyết những vấn đề về khiếu nại, chế độ phúc lợi và lương thưởng của nhân viên. Đặc biệt là trong những doanh nghiệp không có vị trí trợ lý nhân sự.
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm đối với tất cả các chức năng giải quyết các nhu cầu và hoạt động của nhân viên trong tổ chức bao gồm các lĩnh vực trách nhiệm này.
• Tuyển dụng
• Thuê nhân sự
• Đào tạo
• Phát triển tổ chức
• Giao tiếp
• Quản lý hiệu suất
• Đào tạo
• Đề xuất chính sách
• Mức lương và chế độ
• Xây dựng và quản lý đội nhóm
• Quan hệ nhân viên
• Khả năng lãnh đạo
Khi bạn đặt câu hỏi về vai trò của chuyên viên, trưởng phòng, hay giám đốc nhân sự là gì, bạn có thể thấy vai trò của họ là rất đa dạng. Chức danh này chịu trách nhiệm cho tất cả các quy trình và hệ thống liên quan đến hệ thống nhân sự trong tổ chức. Họ cũng cần phải xem xét đến những vấn đề phi lợi nhuận.
Vai trò hỗ trợ công việc cho các trưởng phòng nhân sự là những giám sát viên. Những nhân viên nhân sự nỗ lực phát triển hệ thống. Họ tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp - một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành bại của các dịch vụ cung cấp đến khách hàng.
Các chuyên viên nhân sự phải phát triển các kỹ năng để hoàn thành những nghiệp vụ nhân sự tốt. Công việc trong lĩnh vực nhân sự luôn có những thách thức không ngừng nghỉ bởi họ không những phải cân bằng rất nhiều nhiệm vụ mà còn phải xây dựng doanh nghiệp của họ.
------------------------------------(Nguồn ảnh: Internet)
Lược dịch từ Thebalancecareers.com