- 420k
- 1k
- 870
Chức danh trưởng phòng nhà máy thì có thể bạn đã nghe qua nhưng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Factory Manager thì rất ít ứng viên có được đầy đủ thông tin. Trong khi đây lại là cơ sở giúp bạn nhận định nghề nghiệp phù hợp và định hướng tương lai của mình. Để tạo thuận lợi cho nhu cầu cập nhật thông tin, HRchannels sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này những nội dung liên quan trọng tâm nhất.
Vai trò của trưởng phòng nhà máy là phải hoàn thành những kỳ vọng mà doanh nghiệp mong muốn. Những kỳ vọng này liên quan đến chất lượng, hiệu suất và sự ổn định hoạt động lâu dài trong khâu sản xuất tại nhà máy. Cụ thể, những vai trò đó bao gồm:
Đảm bảo chiến lược vận hành nhà máy phù hợp định hướng phát triển
Đảm bảo hoạt động nhà máy diễn ra thuận lợi, hiệu suất cao
Đảm bảo chất lượng và số lượng nhân lực cho nhà máy
Đảm bảo chất lượng thành phẩm theo đúng yêu cầu
Cải tiến quy trình vận hành nhà máy tiết kiệm nhất
Bạn quan tâm: Lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến CEO
Để hoàn thành tốt những vai trò đặt trên vai, Factory Manager sẽ thực hiện những chức năng sau
Những định hướng phát triển này có thể do ban lãnh đạo yêu cầu, cũng có thể do nhà máy đề xuất thông qua các bản kế hoạch kiến nghị và được phê duyệt.
Trực tiếp nhận sự bàn giao kế hoạch từ ban lãnh đạo
Phân tích và chia kế hoạch theo từng giai đoạn với nội dung cụ thể về ngân sách, nhân lực, thời gian và chỉ tiêu đánh giá.
Liên tục kiểm tra, giám sát, tiếp nhận báo cáo từ các bộ phận liên quan, đảm bảo kết quả không đi chệch định hướng.
Dây chuyền sản xuất với hệ thống máy móc và nhân lực vận hành là 2 yếu tố chính mà Factory Manager cần quan tâm cho vai trò này
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc định kỳ
Đề xuất trang bị máy móc mới theo yêu cầu thị hiếu thực tế
Phối hợp cùng phòng tài vụ trong việc giải ngân ngân sách phục vụ hoạt động nhà máy
Bổ sung nhân lực đầy đủ, đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả.
Trực tiếp đào tạo, huấn luyện nhân viên kế thừa quy trình vận hành nhà máy.
Nhân lực là yếu tố hàng đầu cho mọi thành công trong doanh nghiệp, và ở quy mô nhà máy, Factory Manager cũng cần chú trọng yếu tố này:
Bố trí đúng người, đúng việc, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh.
Xây dựng điều lệ làm việc cho nhân viên nhà máy
Đề xuất, xây dựng hệ thống phúc lợi, phụ cấp phù hợp
Điều động nhân sự hợp lý, đảm bảo sức khỏe người lao động.
>>> Xem thêm: Kỹ năng cần có cho một vị trí Factory Manager
Factory Manager sẽ chịu trách nhiệm về thành phẩm do nhà máy sản xuất ra theo yêu cầu của khách hàng
Tiếp nhận yêu cầu chất lượng từ phòng kế hoạch - kinh doanh
Lên lịch trình sản xuất cụ thể
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào
Giám sát quy trình và chất lượng thành phẩm thường xuyên
Tối thiểu chi phí, tối đa doanh thu là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp đều hướng đến. Mục tiêu này quán triệt tại mọi phòng ban, trong đó có khu vực nhà máy.
Cập nhật quy trình sản xuất tiên tiến
Đề xuất cải tiến hệ thống máy móc nhà máy
Chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc sau khi cải tiến
Tùy theo ngành nghề hoạt động, quy mô doanh nghiệp mà số lượng nhiệm vụ Factory Manager phải thực hiện sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Trong bài viết này, HRchannels chỉ đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm nhất mà bất cứ trưởng phòng nhà máy nào cũng phải thực hiện:
Từ khối lượng đơn đặt hàng ngắn hạn và dài hạn, Factory Manager sẽ lên lịch trình vận hành nhà máy tương ứng.
Hiện nay, các phần mềm phân tích chuyên ngành hỗ trợ rất đắc lực cho nhu cầu phân tích số liệu. Thông qua đó, việc lên lịch trình sát thực tế tại nhà máy hơn. Và cũng vì vậy mà trưởng phòng nhà máy phải trau dồi, thuần thục phần mềm chuyên ngành mà doanh nghiệp mình sử dụng.
Để có thể kiểm tra được chất lượng thành phẩm đạt yêu cầu hay không, trưởng phòng nhà máy phải họp cùng phòng sản phẩm và phòng kinh doanh để thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá.
Đồng thời, phải cẩn trọng khi tiếp nhận nguyên vật liệu từ kho, vì đây là nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho chất lượng sản phẩm tạo ra.
Sản xuất thử mỗi khi khởi động lại quy trình vận hành nhà máy là điều vô cùng cần thiết, nếu có bất cứ sai sót gì có thể điều chỉnh sớm, hạn chế sản xuất hàng loạt mà bị sai sót sẽ rất hao tốn chi phí.
Bên cạnh việc bố trí đúng người, đúng việc, Factory Manager còn phải bố trí ca làm việc hợp lý vì tình trạng nhà máy sản xuất tăng ca là điều thường xuyên xảy ra.
>>> Bạn xem thêm: List câu hỏi phỏng vấn Factory Manager bạn nên biết
Nhân công có thể vì tiền làm ngoài giờ mà ráng sức làm việc nhưng người quản lý phải biết cách bố trí phù hợp, hạn chế nhân viên làm việc quá sức, nguy hiểm sức khỏe và làm giảm hiệu suất công việc.
Trực tiếp kiểm tra quy trình sản xuất thường xuyên sẽ giúp người quản lý kịp thời tiếp nhận những báo cáo bất thường liên quan đến dây chuyền nhà máy. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời là yêu cầu được đề cao đối với một Factory Manager.
Đồng thời thông qua quá trình kiểm tra có thể phát hiện những lỗ hổng yếu kém tại nhà máy và tìm ra hướng giải quyết khả thi, điều mà ban lãnh đạo luôn kỳ vọng ở Factory Manager.
Trực tiếp trưởng phòng nhà máy sẽ đề xuất bổ sung nhân sự đến phòng nhân sự. Việc tuyển dụng một nhân viên mới có phù hợp hay không đều cần sự phối hợp của trưởng phòng nhà máy trong quy trình tuyển dụng.
Nhân viên mới và cũ đều sẽ định kỳ được đào tạo nghiệp vụ, nhiệm vụ này sẽ do trưởng phòng nhà máy trực tiếp thực hiện hoặc thuê những chuyên gia về giảng dạy.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Factory Manager/ Trưởng phòng nhà máy đã được HRchannels tổng hợp một cách súc tích nhất. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu đặc thù riêng, nhưng chỉ cần định hướng nghề nghiệp dựa trên những thông tin này, ứng viên đã đủ cơ sở chuẩn bị cho mình hành trang ứng tuyển thành công.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet