- 420k
- 1k
- 870
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, doanh nghiệp nào có thể quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giành được vị thế tốt hơn. Chính vì vậy vai trò và chức năng của Supply Chain Manager trong các doanh nghiệp hiện đại càng được đề cao hơn.
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các Supply Chain Manager có vai trò rất to lớn. Họ đảm bảo cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp luôn ổn định và đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì công việc của họ có tác động trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào, quá trình luân chuyển, sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.
Bằng cách quản lý tốt chuỗi cung ứng mà các Supply Chain Manager có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh so với công ty đối thủ. Trong hoạt động tiếp thị Supply Chain Manager đảm bảo các sản phẩm được giao đúng địa điểm và thời gian với chi phí thấp nhất và loại bỏ những khâu trung gian không cần thiết.
Vai trò của Supply Chain Manager còn được thể hiện ở việc họ điều phối tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, bắt đầu từ việc chuẩn bị, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Supply Chain Manager đảm bảo bộ máy sản xuất vận hành liên tục và ổn định. Họ lên kế hoạch và tối ưu hóa hệ thống sản xuất. Đồng thời phân tích nhu cầu khách hàng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ.
Tóm lại, Supply Chain Manager giữ vai trò quản lý tổng thể đối với toàn chuỗi cung ứng. Từ khâu nghiên cứu thị trường, cung cấp nguyên liệu sản xuất, vận hành quá trình sản xuất, lưu kho sản phẩm đến phân phối sản phẩm. Một Supply Chain Manager có thể làm tốt những việc trên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và giành được vị thế vững chắc trên thị trường.
>>>> Xem thêm: Supply Chain Manager là ai? Công việc của Trưởng phòng chuỗi cung ứng
Supply Chain Manager có các chức năng chính sau đây:
Supply Chain Manager có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Họ giúp cho chuỗi cung ứng vận hành liên tục và đạt hiệu quả tối đa.
Nhìn chung, Supply Chain Manager sẽ thực hiện những công việc cụ thể bao gồm thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu; tìm kiếm nhà cung cấp; quản lý hàng tồn kho; quản lý công tác luân chuyển và phân phối hàng hóa, thành phẩm. Trách nhiệm của họ là đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành an toàn, tiết kiệm chi phí và đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Bên cạnh đó, Supply Chain Manager còn đảm nhận trách nhiệm quản lý hoạt động của bộ phận cung ứng. Họ có trách nhiệm hướng dẫn, phân công công việc và đánh giá kết quả công việc của nhân viên trong bộ phận. Đồng thời, Supply Chain Manager còn hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Để nắm bắt được nhu cầu thị trường và biết cần phải thu mua những loại sản phẩm, hàng hóa nào, số lượng là bao nhiêu, thì Supply Chain Manager cần tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu về sản phẩm và khách hàng một cách kỹ lưỡng.
Thông qua việc phân tích dữ liệu Supply Chain Manager sẽ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó họ biết phải thu mua sản phẩm như thế nào, mua của nhà cung cấp nào cũng như phải phân phối sản phẩm ra sao để khiến khách hàng hài lòng nhất. Supply Chain Manager không đơn thuần là một người bán hàng mà họ là những người định hướng tiêu dùng chuyên nghiệp.
Để đảm bảo việc vận hành chuỗi cung ứng suôn sẻ và hiệu quả, Supply Chain Manager cần lập kế hoạch cụ thể sao cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Họ sẽ phân tích các dữ liệu về khách hàng và sản phẩm thu thập được, theo dõi các dự báo kinh tế để có những kế hoạch hoàn hảo nhất. Họ cũng xác định chiến lược để phát triển chuỗi cung ứng và hạn chế thấp nhất những nhân tố tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng.
Supply Chain Manager cần chủ động xây dựng và duy trì mối liên kết giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp cũng như khách hàng. Họ sẽ liên lạc, đàm phán với nhà cung cấp để có thể mua được hàng hóa với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Họ tiếp nhận những thông tin phản hồi từ khách hàng, thu thập những ý kiến, đóng góp của họ để có thể mang đến những sản phẩm khiến khách hàng hài lòng. Supply Chain Manager chính là khóa giúp duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và với khách hàng của họ.
Đừng bỏ lỡ >>>> 10 câu hỏi phỏng vấn vị trí Supply Chain Manager phổ biến nhất
Tóm lại vai trò, chức năng của Supply Chain Manager trong doanh nghiệp rất quan trọng. Họ là người kết nối doanh nghiệp với khách hàng, đồng thời họ cũng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp phát triển. Để có thể hoàn thành tốt nhất trọng trách của mình, Supply Chain Manager cần có chuyên môn nghiệp vụ tốt, đồng thời họ còn phải có kỹ năng giao tiếp và thương lượng xuất sắc.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet