- 420k
- 1k
- 870
Bất kể bạn đang chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn hoặc là vừa nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí CTO, thì bạn nên tham khảo tuyển tập 13 câu hỏi phỏng vấn CTO chuyên sâu được HRchannels tổng hợp dưới đây. Chắc chắn với những câu hỏi này bạn sẽ có thêm tự tin khi gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng và có thêm cơ hội dành được vị trí CTO bạn hằng yêu thích.
Nhà tuyển dụng muốn biết hiện tại bạn đang làm gì và bạn hiểu công việc của mình đến đâu. Bạn ko nên nói điều gì không hay về công ty cũ khi trả lời câu hỏi này. Thay vào đó hãy nói về những vai trò có liên quan đến vị trí CTO mà bạn đang đảm nhận. Hãy tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm bạn thấy rằng hoàn toàn phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.
>>> Đọc thêm: CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer
Đây là một cơ hội giúp bạn thể hiện những kinh nghiệm và kết quả đạt được từ các dự án trước đây. Bạn có thể trình bày một giải pháp hay chính sách công nghệ mới giúp nhà tuyển dụng cải thiện hiệu quả kinh doanh. Hãy nói đến những dự án mà bạn đã phát triển cùng đội ngũ lập trình nhằm mang lại sự tiết kiệm và hợp lý không gian công nghệ.
Là một nhà quản lý cấp cao, đôi lúc bạn sẽ phải đối mặt với những sự cố bất ngờ. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn luôn chuẩn bị sẵn biện pháp dự phòng để kịp thời đối phó nếu xảy ra các tình huống xấu trong quá trình triển khai dự án. Hãy thể hiện bạn là người năng động và có khả năng thích nghi cao khi phải đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống và công việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: 13 kỹ năng mà CTO nên rèn luyện và tích lũy
Bạn không cần phải đi sâu vào lý do chi tiết khiến bạn nghỉ việc. Thay vào đó hãy nói rằng bạn nhận thấy đây là bước tiến cần thiết cho sự nghiệp hoặc là bạn đang tìm kiếm một cơ hội được thử thách bản thân khi làm việc trong vai trò người điều hành.
Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu sâu hơn về những gì thu hút sự quan tâm của bạn. Vì vậy hãy cố gắng liên kết với những gì bạn đã thể hiện với họ trong buổi phỏng vấn từ đầu tới giờ. Hiển nhiên là các các CTO đều cực kỳ đam mê công nghệ, từ thiết kế đến triển khai thực hiện. Bạn cũng có thể chia sẻ cùng nhà tuyển dụng một số đam mê khác, như là sở thích hay thói quen hữu ích cho công việc của bạn.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn khám phá năng lực của bạn khi làm việc với nhóm phát triển phần mềm. Có một số tiêu chuẩn nhất định bạn cần phải biết như Agile, Scrum hoặc quản lý dự án theo mô hình thác nước. Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi công ty mà câu hỏi này sẽ có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn như, có công ty đặt nặng vấn đề phát triển, trong khi các công ty khác chọn cách thuê ngoài chức năng này.
Nhiệm vụ của một CTO là biến những điều không tưởng thành kế hoạch hành động cụ thể. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đã vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết về các yêu cầu kỹ thuật để có thể giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu cho nhóm kỹ thuật viên bạn phụ trách. Cung cấp cho đội nhóm của bạn sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết khi gặp khó khăn. Tích cực truyền cảm hứng cho họ, giúp họ thực hiện đúng như tầm nhìn của bạn.
Bạn nên chuẩn bị sẵn một vài ví dụ về những lần bạn tạo nên sự thay đổi công nghệ tại công ty cũ. Hãy mô tả chi tiết nhất có thể, quá trình thay đổi diễn ra thế nào, bạn đã xử lý dự án đó tốt ra sao, kết quả có như bạn mong đợi hay không? Bạn có thể có nhiều ví dụ, nhưng hãy chọn ví dụ tốt nhất để thu hút sự quan tâm của người phỏng vấn bạn
Bất kỳ dự án thay đổi công nghệ nào cũng có những tác động to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Với tư cách là một CTO, mọi người sẽ tìm đến bạn để được tư vấn và hướng dẫn. Bạn nên hướng dẫn họ bằng những ví dụ thực tế và sẵn sàng chịu trách nhiệm khi mọi thứ không tuân theo kế hoạch. Khi bắt đầu áp dụng hệ thống công nghệ mới bạn nên là người sử dụng nó đầu tiên. Điều này tạo động lực thúc đẩy người khác chấp nhận thay đổi theo.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá phong cách quản lý của bạn. Họ muốn biết đó có phải là phong cách phù hợp với mong đợi của họ hay không. Bởi vì phông phải CTO nào cũng có kiến thức làm việc với các dự án phát triển phần mềm và mỗi CTO lại có cách quản lý dự án khác nhau. Có người thích quản lý từ xa nhưng lại có người thích tham gia trực tiếp vào việc phát triển.
Bạn nên chuẩn bị sẵn một số dự án điển hình có liên quan đến nhà tuyển dụng để trình bày trong buổi phỏng vấn. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn đối với yêu cầu công việc của một CTO tại công ty của họ
Bạn nên chọn các ví dụ liên quan đến việc quản lý một doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Như bạn đã biết, công nghệ là lĩnh vực luôn có sự thay đổi, vì vậy thường xuyên cập nhật những kỹ thuật mới là vô cùng cần thiết. Đây cũng là một cách nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty họ hay không.
>>> Xem thêm: Điều gì làm nên một CTO thành công?
Để thích ứng với bối cảnh công nghệ luôn không ngừng thay đổi, các CTO phải là những người có khả năng tự học vĩnh viễn. Sở hữu thói quen đọc các chủ đề trong lĩnh vực công nghệ là tiền đề giúp đạt được mục tiêu này và cho thấy bạn là một ứng viên có thể tạo ra các ý tưởng tuyệt vời đối với tương lai lĩnh vực công nghệ.
Bạn hãy nhanh chóng bổ sung những thông tin trên đây vào kỹ năng phỏng vấn của mình. Với một số mẹo trả lời phỏng vấn CTO trong bài viết này, bạn có thể tạo ấn tượng tốt đẹp với người phỏng vấn và có thêm lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet