- 420k
- 1k
- 870
Xã hội vận động không ngừng, đồng hành cùng với sự vận động đó là những giá trị mới mẻ được tạo ra liên tục. Đó có thể là sự mới mẻ về âm nhạc, hội họa, thời trang, ngôn ngữ, giải pháp tăng hiệu suất làm việc… nhưng tất cả đều có một điểm chung, chính là được tạo ra từ nền tảng tư duy sáng tạo. Muốn biết tư duy sáng tạo là gì, chúng ta hãy cùng Ms. Uptalent cập nhật ngay thông tin mà bài viết sắp gửi đến nhé.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu khái niệm tư duy sáng tạo
2. Tư duy sáng tạo là tư duy cần được trau dồi nhất, vì sao?
3. Các cấp độ của tư duy sáng tạo
4. Hành trình rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả cho cả người không có thiên phú
4.1. Tin tưởng “luôn có cách tốt hơn”
4.2. Quan sát, lắng nghe và học hỏi
4.3. Tư duy trong nguồn lực hạn chế
4.4. Tìm lỗ hổng ở điều bình thường
4.5. Tham khảo nhiều góc nhìn
Sáng tạo là việc con người tạo ra những giá trị mới mẻ trong cuộc sống cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần. Và tư duy sáng tạo chính là quá trình vận động não bộ để có được thành quả sáng tạo đó.
Thật vậy, tư duy sáng tạo là một hình thái tư duy độc đáo, ở đó có sự liên kết chặt chẽ từ kiến thức chuyên môn, trải nghiệm thực tế, tính cách cá nhân và cả khả năng dự đoán mà tri thức cá nhân có được.
Nhờ có tư duy sáng tạo mà nhiều giải pháp mới đã ra đời, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề cho người sở hữu tư duy độc đáo này. Bất kể đó là vấn đề cũ hay vấn đề chưa từng gặp trong đời, chỉ cần có tư duy sáng tạo, tâm lý của bạn sẽ luôn giữ được sự ổn định vì năng lực tư duy sẽ nhanh chóng được phát huy, kiến tạo và sàng lọc nên giải pháp ứng phó tốt nhất trong những giải pháp khả thi nhất.
Năng lực tư duy sáng tạo luôn được đánh giá cao trong mọi mối quan hệ xã hội như bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn, hàng xóm láng giềng… Bởi lẽ, người sở hữu tư duy sáng tạo luốn biết cách tạo ra nhiều giá trị ấn tượng:
Cùng một vấn đề phát sinh mà mãi cứ áp dụng cách cũ hoài thì hiệu quả chỉ có thể giảm dần theo thời gian. Như việc muốn tăng doanh số rồi cứ hạ giá bán để cạnh tranh với đối thủ thì doanh nghiệp biết trụ được bao lâu, thay vào đó, người có tư duy sáng tạo sẽ biết cách khai thác nhu cầu của khách hàng (tính năng sản phẩm, giá trị lâu bền, an toàn sức khỏe…) để cải tiến sản phẩm không ngừng, tạo nên những giá trị mới cho khách hàng khám phá.
>>> Quan tâm thêm: Creative Director là gì? Tất tần tật về Giám Đốc Sáng Tạo tại Việt Nam
Một người dù may mắn cỡ nào thì cũng sẽ có lúc gặp thử thách trong cuộc đời. Không tránh được nhưng chúng ta có thể áp dụng tư duy sáng tạo để ứng phó được. Sự linh hoạt này sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại, đôi khi còn tạo ra hiệu ứng tốt hơn lúc bình thường nữa, ví dụ một ca sĩ - đang hát thì quên lời - đã linh hoạt hướng micro về phía khán giả, vừa không bị lộ sai sót của bản thân, vừa tạo cơ hội giao lưu gần gũi với fan hâm mộ.
Rất nhiều lĩnh vực công việc yêu cầu cao về năng lực sáng tạo, và khi bạn là người sở hữu tư duy sáng tạo vượt trội, tạo nên giá trị mới mẻ liên tục thì độ “hot” của bạn trong lĩnh vực đó sẽ luôn được duy trì, nâng cao giá trị thương hiệu, thúc đẩy giá trị lợi ích cá nhân. Điển hình như việc chúng ta thường trông ngóng các sản phẩm âm nhạc của Sơn Tùng MTP, của Trúc Nhân, hay phim của Trấn Thành, của Lý Hải vậy.
Xét theo cấp độ từ thấp đến cao, chúng ta có:
Họa lại một bức tranh do người khác vẽ cũng được xem là một cách sáng tạo vì có sự thêm thành phần mới mẻ đó chính là năng lực hội họa của người sao chép. Nhưng đây chỉ được xem là tư duy sáng tạo sơ khai, chỉ phục vụ mục tiêu rèn luyện và học hỏi, chưa thể tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu tư duy sáng tạo cá nhân.
Chủ yếu vẫn là sao chép lại cái cũ đã thành công, nhưng ở cấp độ này đã có một chút sự điều chỉnh một chút ở một vài chi tiết bề nổi để tạo sự thu hút, còn cốt lõi bên trong vẫn là giống cái cũ. Đơn cử như cùng một bộ khung robot di chuyển, nhà sản xuất đồ chơi có thể thay hình dáng lớp vỏ bọc thành nhiều chủng loại xe hơi khác nhau.
Cấp độ thứ ba kết hợp sự sao chép, điều chỉnh và có đầu tư công sức để cải tiến cho sản phẩm có được công năng tốt hơn, phù hợp điều kiện sử dụng và đối tượng sử dụng hơn. Ví dụ, cùng là xe máy dùng để di chuyển nhưng xe chạy đường núi, vỏ lốp sẽ yêu cầu cao hơn về độ dai, độ đàn hồi và độ ma sát.
Không còn ở giai đoạn sơ khai phải dựa vào sản phẩm của người khác nữa, lúc này, bạn đã đủ năng lực để trở thành nơi để người khác dựa vào. Bằng tư duy sáng tạo đỉnh cao, những sản phẩm do người có cấp độ tư duy sáng tạo này sẽ tạo được những dấu ấn riêng biệt, không đụng hàng, khai phá nhu cầu tiêu dùng ngay cả khi khách hàng chưa nghĩ đến. Điển hình dễ thấy nhất chính là dòng sản phẩm nước xả vải làm thơm quần áo sau khi giặt.
Đây là cấp bậc tư duy sáng tạo cao nhất, xây dựng nền tảng khơi gợi tiềm năng sáng tạo ở những thế hệ tiếp nối tương lai. Mức độ này rất khó, nhưng rất nhiều thiên tài đã đạt được. Pierre Michaux và Louis-Guillaume Perreaux (Pháp) với chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước mang tên Michaux-Perreaux đã tạo nên sự khởi điểm cho tư duy sáng tạo vượt bậc trong ngành công nghệ sản xuất xe máy ngày nay.
Thiên tài về tư duy sáng tạo rất nhiều nhưng rất ít trong số họ là do thiên phú. Phần lớn đều do trải nghiệm, kiên trì rèn luyện mà nên. Và đây là những kinh nghiệm nâng cao tư duy sáng tạo mà Ms. Uptalent đã tổng hợp được:
Yếu tố tâm lý chính là điều mà Ms. Uptalent muốn đề cập đầu tiên. Vì khi nhìn thấy thành công trong quá khứ, nhiều người sẽ cảm thấy vậy là đủ rồi, cứ thế áp dụng. Nhưng chúng ta là người sống trong thời đại công nghệ phát triển vũ bão, bản thân mỗi người cần ý thức rõ sự biến động của xã hội đang diễn ra từng phút, từng giờ.
Đừng để tâm lý “an phận” trở thành tảng đá chặn đứng tư duy sáng tạo của chính mình. Chúng ta phải luôn nhận thức giải pháp tốt của hôm nay sẽ luôn có giải pháp khác hiệu quả hơn. Nếu chờ đến khi giải pháp cũ trở nên “lỗi thời” một cách rõ ràng thì có lẽ đối thủ cạnh tranh đã vượt mặt chúng ta rồi.
>>> Xem thêm: Chuyên Viên Sáng Tạo Nội Dung là gì?
Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều như một tờ giấy trắng, trải qua hành trình phát triển và trưởng thành trong thế giới với nhiều mối quan hệ, nhiều sự kiện đan xen phức tạp, não bộ chúng ta mới dần dung nạp những dữ liệu về cuộc sống.
Một não bộ để có thể đủ sức tư duy sáng tạo thì cần phải có nhiều dữ liệu đa chiều, nhiều sự trải nghiệm hoặc tích lũy bài học thực tế từ cả thành công và thất bại của mình/ của người. Chính vì vậy, hãy hòa mình vào cuộc sống xung quanh để quan sát, lắng nghe và tích lũy dữ liệu hữu ích, nuôi dưỡng não bộ ngày càng trở nên linh hoạt.
Đặt bản thân vào một tình huống không có sự giới hạn những tưởng sẽ giúp tư duy sáng tạo thỏa sức bay nhảy với hàng nghìn ý tưởng nhưng trái lại, sự “không giới hạn này” sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và sức lực não bộ hơn để tìm ra một giải pháp hoàn hảo vì bạn không biết mình nên chọn nguồn lực nào, bỏ nguồn lực nào.
Vì vậy, với mỗi vấn đề phát sinh, bạn cần xác định giới hạn nguồn lực khả thi để bản thân không phải lan man đi hết dặm đường này đến dặm đường khác để tìm kho báu. Xác định trước những nguồn lực mà bạn chắc chắn cần đưa vào cách làm của mình (ví dụ: chọn 3 nguyên liệu để tạo nên món ăn, chọn 2 chất liệu vải muốn đưa vào thiết kế thời trang…), sau đó tiến hành sáng tạo “nháp” trước. Nếu cần thêm một ít nguồn lực phụ nào khác thì sẽ tìm vào bổ sung sau. Như vậy, hành trình tư duy sáng tạo sẽ rất có trọng tâm, đi đúng hướng, tránh lãng phí.
Những điều bình thường xung quanh ta không chắc đã là điều hoàn hảo, vì sẽ luôn có những lỗ hổng nhỏ với những thiếu sót (như Tốc độ chậm, Thời gian sử dụng ngắn, Sai số vẫn còn…). Chính những lỗ hổng này sẽ tạo nên cơ hội cho tư duy sáng tạo phát huy.
Không cần phải đợi ai hối thúc, bạn vẫn có thể xem đó như một bài tập rèn luyện của riêng bản thân mình. Tự chiêm nghiệm, phân tích để đánh giá lỗ hổng đó:
Nguyên nhân do đâu?
Có bao nhiêu cách có thể giải quyết?
Cần nguồn lực gì? Cách nào khả thi với nguồn lực hiện có?...
Tư duy sáng tạo mà ôm khư khư một mình thì rất dễ bị chủ quan, duy ý chí. Với những sáng tạo lớn, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia hoặc quản lý uy tín trong tổ chức. Điều này vừa giúp bạn có thêm nhiều thông tin giá trị, vừa hạn chế tình trạng bị “đánh cắp ý tưởng”. Còn với những sáng tạo nhỏ, bạn thoải mái tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh.
Có thêm ý kiến nhận định, chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về giải pháp cho lỗ hổng mà mình đang phân tích. Qua đó, những sáng tạo của bạn sẽ bám sát thực tế, mức độ khả thi nhiều hơn, khả năng thành công cũng cao hơn.
Tư duy sáng tạo mang đến cho con người khả năng phân tích, suy luận linh hoạt nhằm kiến tạo nên những giá trị mới mẻ, nâng cao giá trị cuộc sống cho bản thân và xã hội. Là chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, Ms. Uptalent đặc biệt khuyến khích bạn đọc nâng cao tư duy sáng tạo vì không chỉ nhà tuyển dụng đánh giá cao mà thành quả công việc của bạn cũng luôn được cải thiện nhờ kỹ năng mềm này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam