- 420k
- 1k
- 870
Trưởng phòng nhân sự một nhân sự quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, chuyên xử lý các vấn đề về nhân sự của tổ chức.
Để hiểu hơn về vị trí Trưởng phòng nhân sự, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về công việc của một "Trưởng phòng nhân sự là gì, mức lương và cơ hội phát triển của Trưởng phòng nhân sự" nhé.
Trưởng phòng nhân sự có tên gọi tiếng Anh là HR Manager, là một trong những chức danh quản lý cấp cao của Phòng nhân sự, chịu trách nhiệm quản lý Phòng nhân sự và tham mưu cho Ban Giám đốc giải quyết các công việc nội bộ.
Xét về quyền hạn và vai trò, trong các doanh nghiệp lớn, Trưởng phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm báo cáo và nhận chỉ thị của CHRO – Giám đốc nhân sự. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), HR Manager trực tiếp nhận nhiệm vụ triển khai chiến lược nhân sự từ CEO – Giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc.
Tựu chung lại, có thể thấy Trưởng phòng nhân sự hay HR Manager đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một ngày thiếu vắng Trưởng phòng nhân sự, doanh nghiệp sẽ thật thiếu quy củ, rời rạc, thiếu sức sống.
Quan trọng hơn, nhựa sống của một doanh nghiệp tiên phong, có thứ hạng cao trên thị trường bắt nguồn từ một hệ thống nhân sự giỏi “sống chân thành, làm kỷ luật”, một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, đề cao tính minh bạch. Tất cả đều được nhen nhóm từ cái tâm yêu nghề và tư duy lãnh đạo “vững như bàn thạch” của Trưởng phòng nhân sự.
>>> Xem thêm: Quy trình làm việc của một HR Manager ( Trưởng phòng nhân sự)
Hiểu được công việc của Trưởng phòng nhân sự, bạn có thể đảm trách tốt những nhiệm vụ được giao phó và luôn có những biện pháp chống chọi với những cơn căng thẳng kéo dài do không lường trước được những khó khăn về chuyên môn và nghiệp vụ.
Nhiệm vụ chính của Trưởng phòng nhân sự sẽ xoay quanh 4 vấn đề chính: hoạch định chính sách, lên kế hoạch nhân sự, quản trị đào tạo, quản trị tuyển dụng.
Dưới đây là một số công việc chủ yếu của một Trưởng phòng nhân sự mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp:
Trưởng phòng nhân sự làm việc dưới quyền kiểm soát của CHRO – Giám đốc nhân sự, bởi vậy, để công việc của Phòng nhân sự trở nên trơn tru, đúng định hướng, bạn cần bám sát kế hoạch nhân sự từ người quản lý trực tiếp của mình. Từ đó, Trưởng phòng nhân sự cũng dễ dàng đôn đốc, giám sát và đề ra phương hướng hỗ trợ việc triển khai KPI của nhân viên phòng nhân sự.
Trưởng phòng nhân sự cần phải quản lý bảng chấm công và việc thực hiện KPI của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp để phối hợp với bộ phận Kế toán thiết lập bảng lương cho nhân sự. Thêm vào đó, Trưởng phòng nhân sự giải thích cho nhân sự công ty về bảng lương, thưởng và chế độ phúc lợi cũng chính là góp phần vào công cuộc gia tăng sự minh bạch của tổ chức.
KPI của Trưởng phòng nhân sự chính là tỷ lệ 100% nhân viên của tổ chức thực hiện nội quy, quy định trong tổ chức được đặt ra bởi CEO và Ban giám đốc. Bạn biết không, điều tạo nên một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng chính là tính kỷ luật của nhân viên. Một nhân viên không kỷ luật sao có thể phục vụ và đáp ứng tận tình các nhu cầu của khách hàng – nhân tố làm nên câu chuyện doanh số và thương hiệu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không tuyển dụng được đội ngũ chất xám “chất như nước cất”? Vì thế, tuyển dụng nhân sự cấp cao khiến bạn luôn trong tư thế “ngẩng cao đầu” với ban lãnh đạo bởi đã góp phần sử dụng hiệu quả khoản đầu tư vào tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp.
Nhân tài là tế bào của doanh nghiệp. Trưởng phòng nhân sự cần phải là người nhạy cảm lắm, nhìn người chuẩn xác lắm mới có thể lấp đầy khoảng trống nhân sự bằng một nhân vật ưu tú và có khả năng thích nghi với tổ chức từ những ngày đầu tiên. Muốn vậy, nghiệp vụ “săn đầu người” của Trưởng phòng nhân sự phải thật “thần thánh” ở những hạng mục sau: sàng lọc CV, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và tiêu chí để chọn ứng viên xuất sắc vượt qua phỏng vấn,...
“Dạy con từ thuở còn thơ, dạy nhân viên mới từ thuở bơ vơ mới về”. Quả thật, việc đào tạo nhân viên là một trong những “điểm sáng” giúp nâng cao chuyên môn của quản lý của Trưởng phòng nhân sự trong tổ chức nói chung cũng như kỹ thuật nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống của nhân viên phòng nhân sự cùng công ty nói riêng.
Tựa như một sợi dây kết nối giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với sếp, Trưởng phòng nhân sự cần tham gia vào việc tổ chức các hoạt động teambuilding, du lịch, hội hè,... Điều đó vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa giúp nhân sự trong tổ chức gắn bó với nhau, từ đó tăng hiệu quả làm việc nhóm.
Mâu thuẫn nội bộ như một chất kịch độc, dễ dàng lây lan văn hóa độc hại trong doanh nghiệp. Mâu thuẫn nội bộ có nhiều bộ rễ, từ áp lực công việc, từ sự thiếu kiểm soát cảm xúc, sự lệch lạc về chuyên môn, nhận thức,... của nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp khi làm việc nhóm. Vì thế, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ sẽ giúp xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, “không tiếng quát, không lời mắng mỏ, châm biếm, đả kích, nói xấu lẫn nhau”.
>>> Xem thêm: 10 câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí Trưởng Phòng Nhân Sự
Trưởng phòng nhân sự cũng cần quản lý hồ sơ tài liệu thật tốt. Vì sao ư? Bạn biết đấy, giấy tờ, sổ sách là những bằng chứng sống của việc ký kết hợp đồng lao động, về quyền lợi của nhân viên trong tổ chức.
Khi những giấy tờ quan trọng bị rò rỉ ra bên ngoài, đặc biệt là mức lương của nhân viên thì điều đó thật là nguy hiểm. Nếu nhân viên biết hết bí mật về lương của nhau thì họ sẽ nảy sinh tâm lý đố kỵ và không tích cực cố gắng vì những điều tốt đẹp cùng tổ chức. Họ sẽ ra đi và để lại những gánh nặng cho chính bạn – Trưởng phòng nhân sự về việc tuyển thêm người mới.
Tùy thuộc vào xuất phát điểm của Trưởng phòng nhân sự tại doanh nghiệp cùng số năm kinh nghiệm và thành tích đạt được khi đảm nhiệm vị trí tương đương tại công ty cũ, mức lương của Trưởng phòng nhân sự dao động từ 17 – 21 triệu đồng/ tháng và có thể cán mốc 67,5 triệu đồng/tháng.
Trưởng phòng nhân sự nhận mức lương nghìn đô nếu chứng minh được năng lực chuyên môn và quản lý vượt trội, khả năng ngoại ngữ xuất chúng cùng các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, đàm phán – thuyết phục, quản lý thời gian,...
Bên cạnh mức lương cao lý tưởng so với một nhân viên nhân sự bình thường, Trưởng phòng nhân sự còn được hưởng những chế độ đãi ngộ tuyệt vời như thưởng Tết, thưởng tháng 13, hưởng các chế độ bảo hiểm: BHYT, BHXH,... đầy đủ theo quy định của pháp luật, các gói chăm sóc sức khỏe, các chuyến du lịch nghỉ dưỡng trong nước và nước ngoài cùng tổ chức từ 1 – 2 năm/lần,...
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc trưởng phòng nhân sự
Làm việc ở nơi có cơ hội phát triển giống như bạn có thể chinh phục được những ngọn núi lớn trên hành trình trưởng thành của chính mình.
Trưởng phòng nhân sự có thể thăng tiến thành Giám đốc nhân sự - vị trí mơ ước của bất cứ nhân viên nhân sự nào nếu chứng tỏ được khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược tuyệt vời. Lúc này, vai trò của họ đã nâng lên một tầm cao mới, tư vấn và thuyết phục CEO và Ban lãnh đạo trong việc quản lý nguồn ngân sách cho vấn đề nhân sự.
Trên đây là tất tần tật thông tin về Trưởng phòng nhân sự mà HRchannels muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho bạn đọc tự tin trên lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng nhân sự.
Nếu bạn đọc muốn sử dụng dịch vụ Headhunter của HRchannels thì bạn hãy nhanh tay gọi điện đến số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels để nhận về những tư vấn hữu ích trên hành trình ứng tuyển Trưởng phòng nhân sự nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet