- 420k
- 1k
- 870
Phòng nhân sự là bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Mỗi vị trí trong phòng nhân sự đều có những chỉ số KPI khác nhau để đảm bảo mỗi nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả. Vậy KPI cho trưởng phòng nhân sự người đứng đầu bộ phận này bao gồm những gì? Đánh giá ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của HRchannels để biết thêm thông tin về các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công việc của trưởng phòng nhân sự nhé.
Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng nhân sự
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là mức các ứng viên đáp ứng các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu = Số lượng các ứng viên tuyển đạt yêu cầu/ Tổng số ứng viên đã được tuyển
Chỉ tiêu này giúp Trưởng phòng nhân sự xác định được mức độ thành công của công tác tuyển dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ bộ phận tuyển dụng đã truyền thông những cốt lõi của doanh nghiệp đến các ứng viên, điều này giúp bộ phận nhân sự đỡ vất vả trong việc lọc hồ sơ ứng viên.
Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ Trưởng phòng nhân sự đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì (quan trọng là họ có thể hiểu được các thông điệp của doanh nghiệp).
Thực tế hiện nay, số hồ sơ không phù hợp về kinh nghiệm, kỹ năng, nội dung rất nhiều. Hồ sơ rác trên các website tuyển dụng cũng không ít. Điều này làm các nhà tuyển dụng mất nhiều thời gian để sàng lọc, hẹn gặp mà tỷ lệ tuyển dụng thành công rất thấp.
Xem thêm: KPI cho nhân viên HR là gì?
Tỷ lệ đồng ý đề nghị tuyển dụng là tỷ lệ giữa ứng viên nhận lời đề nghị tuyển dụng chia cho tổng số nhận được đề nghị tuyển dụng. Chỉ số này được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ đồng ý đề nghị tuyển dụng = Số lượng offer được đồng ý từ ứng viên/Tổng số offer được đưa ra.
Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp. Tỷ lệ đồng ý thấp thể hiện rằng doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn ở một hoặc vài khía cạnh nào đó. Cụ thể hơn, có thể phúc lợi (C&B) của doanh nghiệp chưa đủ cạnh tranh trên thị trường. Trưởng phòng Nhân sự có thể cải thiện tỷ lệ nhận lời đề nghị tuyển dụng bằng cách thảo luận về lương kỳ vọng trước khi đưa ra đề nghị tuyển dụng nhằm nâng cao tỷ lệ này lên. Hai giải pháp tối ưu cho vấn đề này là đưa ra mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn trong thông báo đăng tuyển, hoặc trao đổi thêm và thay đổi linh hoạt theo nguyện vọng của ứng viên.
KPI thời gian tuyển dụng là khoảng thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi bổ nhiệm nhân viên mới, có vai trò đo lường lượng thời gian kéo dài để tuyển dụng thành công một nhân viên. Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của Trưởng phòng Nhân sự trong việc điều phối tuyển dụng, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực.
Trung bình thời gian để tuyển dụng thành công một nhân sự ở cấp bậc nhân viên rơi vào khoảng 1 tháng, còn nhân sự cấp cao hơn (trưởng phòng, quản lý hay giám đốc) sẽ mất thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, ở một số tổ chức có thương hiệu tuyển dụng tốt, văn hoá doanh nghiệp mạnh thì thời gian tuyển dụng sẽ ngắn hơn, khoảng 1-2 tuần.
Xem thêm: Phòng tuyển dụng thuê ngoài - xu hướng của thời đại
Chỉ số này đo lường chi phí phải trả cho mỗi cơ hội tuyển dụng (tức hồ sơ ứng viên có được).
Cost per hire = Tổng chi phí tuyển dụng/ Tổng chi phí tuyển được
Hoặc Cost per hire = (Tổng chi phí vận hành nội bộ + Tổng chi phí bên ngoài)/ Tổng số lượng tuyển thành công.
Một vài chi phí nội bộ có thể được liệt kê như sau: Chi phí nhân sự thực hiện việc tuyển dụng, chi phí bên ngoài có thể là tiền bạc gọi điện, tiền đăng tin tuyển dụng, tiền phần mềm quản lý tuyển dụng. Chỉ số này giúp Trưởng phòng Nhân sự xác định chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho việc quảng cáo tại từng kênh cho mỗi CV thu được.
Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng là (Source of hire) là một trong những KPI cực kì phổ biến nhằm đánh giá nguồn tuyển dụng của doanh nghiệp. Chỉ số này cho phép Trưởng phòng nhân sự thu thập, so sánh, đánh giá chi phí và mức độ hiệu quả của các kênh tuyển dụng khác nhau, như các website đăng tuyển, các nền tảng mạng xã hội, hay trang tuyển dụng của chính doanh nghiệp mình. Trưởng phòng nhân sự cần so sánh chỉ số của từng kênh để xem xét kênh nào hiệu quả nhất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc Trưởng phòng nhân sự chỉ thực hiện triển khai quảng cáo trên kênh hiệu quả nhất bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển, độc giả của kênh quảng cáo đó là gì.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức đăng tin tuyển dụng. Mỗi tin tuyển dụng được đăng trong 1-2 tuần đến 1 tháng có thể tiêu tốn đến vài triệu đồng mà chỉ tìm được vài hồ sơ ứng viên phù hợp, thậm chí là không có. Khi đó, giá phải trả cho mỗi hồ sơ ứng viên có tiềm năng là vài triệu.
Xem thêm: 15 Câu hỏi phỏng vấn dành cho chuyên viên tuyển dụng
Đây là KPI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Trưởng phòng Nhân sự nắm được tình hình nhân viên đã áp dụng đào tạo vào công việc như thế nào, độ hiệu quả đến đâu, v..v...
Chỉ số hiệu quả đào tạo nhân viên được xác định bằng công thức sau:
Hiệu quả đào tạo = số nhân viên áp dụng kiến thức sau đào tạo / tổng số nhân viên được đào tạo (do quản lý bộ phận đánh giá).
Qua bài viết trên, HRchannels đã chia sẻ về các KPI cụ thể đối với vị trí Trưởng phòng Nhân sự. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vị trí đầy thách thức nhưng không kém phần thú vị này.
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội |
Nguồn ảnh: internet