maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Yêu cầu đối với Trưởng phòng kế hoạch

Yêu cầu đối với Trưởng phòng kế hoạch

Trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước thường có một vị trí có tên gọi “Trưởng phòng Kế hoạch”. Điều này khiến nhiều người bối rối bởi nhiều công ty, nhất là công ty nước ngoài không hề có vị trí này. Vậy Trưởng phòng Kế hoạch là ai? Họ có những công việc gì? Các yêu cầu đối với vị trí này là gì? Bài viết này của HRchannels sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

1. Khái quát về Trưởng phòng Kế hoạch

Planning Manager  là người đứng đầu phòng kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó lên kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng cần nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh. Lên kế hoạch và thực hiện chúng là những nhiệm vụ tối quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, vai trò của Trưởng phòng Kế hoạch đối với công ty là vô cùng to lớn. 

Planning Manager

2. Các công việc của Trưởng phòng Kế hoạch

Công việc của trưởng phòng kế hoạch bao gồm:

2.1. Phân tích và xây dựng tài liệu các quy trình hoạt động nghiệp vụ hiện tại của Phòng Kế hoạch - Đầu tư

  • Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện các biểu mẫu, phương pháp lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát số liệu, theo dõi thực hiện kế hoạch và hướng dẫn giám sát các bộ phận/ nhân sự liên quan để thực hiện đúng nhằm mục đích thống nhất phương pháp làm việc, thống nhất biểu mẫu để có số liệu chính xác, tiết kiệm thời gian.

  • Lập các kế hoạch sản xuất, đảm bảo các hoạch định, chỉ tiêu định mức tiêu hao được phổ biến, kiểm soát chi phí theo định mức và đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí

2.2. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty

  • Đánh giá các mục tiêu của công ty, nghiên cứu thị trường và xu hướng của ngành nghề kinh doanh.

  • Quản lý trực tiếp về chuyên môn đối với các bộ phận: Kế hoạch sản xuất, hệ thống kho nguyên vật liệu, thống kê kiểm soát chi phí định mức, tiêu hao sản xuất;

  • Tổ chức, quản lý phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng như lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực của sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa về mặt kinh tế các nguồn lực đầu vào;

  • Những việc làm hấp dẫn

    Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

    Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

    Trưởng phòng Phát triển Kế hoạch Kỹ thuật

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bất động sản, Kỹ thuật ứng dụng , Xây dựng

    Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

    Nghệ An, Sơn La, Thanh Hoá Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

    Trưởng phòng Kế Toán - Tài Chính (Tiếng Trung)

    Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Quản lý điều hành , Sản Xuất

    Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung, Điện Tử)

    Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

    Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát kế hoạch theo ngày, tuần, tháng… để có các hành động điều chỉnh, hỗ trợ, cảnh báo và thúc đẩy kịp thời nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất được duy trì hiệu quả, đúng tiến độ, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và thẩm duyệt các điều chỉnh nếu có.

  • Tổ chức thực hiện các công việc lập kế hoạch cho sản xuất, mua nguyên vật liệu và thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo, thông tin… theo kế hoạch sản xuất với từng mặt hàng;

  • Hướng dẫn và yêu cầu bộ phận kho trong công tác quản lý hàng tồn kho, xử lý hàng tồn kho, cân đối về mặt số lượng, giá trị và mức độ đồng bộ

2.3Tham mưu trong lĩnh vực đầu tư: thủ tục đầu tư, lĩnh vực đầu tư,…và trong tổ chức, vận hành hoạt động phòng Kế hoạch - Đầu tư đạt hiệu quả cao

  • Chuẩn bị các báo cáo về ý tưởng chiến lược và trình lên cho ban lãnh đạo

  • Cung cấp các báo cáo thống kê sản xuất, thống kê chi phí đã phân tích cho bộ phận liên quan và cho Ban Giám Đốc trong hoạt động cân đối và đáp ứng tối đa các nguồn lực.

  • Tham mưu cho Ban Lãnh Đạo trong xây dựng/ điều chỉnh các kế hoạch sản xuất.​​​​​


mo-ta-cong-viec-truong-phong-ke-hoach-3
>>> Xem thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kỹ thuật mới nhất

2.4. Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự

  • Tuyển dụng, tham gia tuyển dụng nhân sự cho bộ phận nhằm tìm được ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc;

  • Đào tạo, kèm cặp, hướng dẫn nhân viên để nhân viên có đủ kỹ năng, chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển nghề nghiệp;

  • Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong phòng để đưa ra đề xuất phù hợp nhằm phát triển nhân viên, đề xuất chính sách đãi ngộ và đào tạo phù hợp.

3. Các yêu cầu đối với vị trí Trưởng phòng Kế hoạch

Khi tuyển dụng vị trí Planning Manager, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những yêu cầu sau:

3.1. Kiến thức và học vấn

  • Bạn cần sở hữu bằng Đại học hoặc sau Đại học chuyên ngành kinh doanh, tài chính, tiếp thị hoặc một số lĩnh vực có liên quan.

  • Chuyên môn sâu rộng về hoạch định kế hoạch, phân tích kế hoạch, sắp xếp kế hoạch, chiến lược kinh doanh.

  • Ngoại ngữ tốt là một điểm cộng rất lớn cho ứng viên vị trí này. 

3.2. Kinh nghiệm 

Bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí hoạch định chiến lược hoặc phân tích kinh doanh.

3.3. Kỹ năng

  • Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

  • Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt để điều phối công việc nhóm, khách hàng

  • Kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn.

  • Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin

  • Có khả năng truyền đạt thông tin về số liệu một cách dễ hiểu.


mo-ta-cong-viec-truong-phong-ke-hoach-4
>>> Đọc thêm: Mô tả công việc của trưởng phòng kế hoạch

3.4. Một số yêu cầu khác

Bạn cần chuẩn bị tinh thần để có thể làm việc ngoài giờ khi có công việc phát sinh hoặc đi công tác xa. Vị trí này cũng yêu cầu sức khỏe tốt, chịu được áp lực và cường độ công việc cao. Bên cạnh đó, một số nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến tính cách của ứng viên. Một người quyết đoán, tích cực, hợp tác tốt, chuyên nghiệp sẽ có lợi thế rất lớn so với các ứng viên khác. Ôn hòa, điềm đạm; trung thực (đây là đức tính rất quan trọng ở bất cứ môi trường và công việc, đặc biệt đối với việc hoạch định kế hoạch sản xuất, thời gian, tiến độ… để không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong công ty và đối tác), nhạy bén và quyết đoán để giải quyết vấn đề hoặc những sự cố chậm trễ trong công việc; sáng tạo (giúp nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc).

Qua bài viết trên, có thể thấy được Trưởng phòng Kế hoạch là một vị trí cần “nhìn xa trông rộng”, sáng tạo và nhạy bén để đưa ra những kế hoạch, chiến lược “vàng” giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc. HRchannels hy vọng bài viết này sẽ giúp những ứng viên quan tâm đến vị trí Trưởng phòng Kế hoạch nhận ra những kỹ năng mình còn thiếu và trau dồi bản thân trên con đường sự nghiệp của mình. Và đừng ngại ngần liên lạc với chúng tôi để chạm tay vào công việc trong mơ của bạn nhé!


Dịch vụ headhunter- Săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.