- 420k
- 1k
- 870
Theo các nhà phân tích dự đoán, Công việc của Trưởng phòng chiến lược sẽ có nhiều phát triển hơn trong thời gian sắp tới. Vậy Trưởng phòng chiến lược là gì? Trưởng phòng chiến lược là làm gì trong doanh nghiệp? HRchannels sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về vị trí này.
Trưởng phòng chiến lược là người giúp Ban lãnh đạo thiết lập và xác định các mục tiêu kinh doanh, giúp công ty xác định các cơ hội và rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Họ sử dụng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề để xây dựng lộ trình dẫn dắt công ty đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, lâu dài.
Trưởng phòng chiến lược giữ vai trò nòng cốt trong việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn. Đồng thời xây dựng, quản lý các kế hoạch chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Trưởng phòng chiến lược cũng chịu trách nhiệm phát triển và giám sát các chiến lược kinh doanh cũng như thúc đẩy mối quan hệ hợp tác cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của toàn công ty.
Trưởng phòng chiến lược có nhiệm vụ tập hợp các thông tin như: hiệu suất hoạt động, đối thủ kinh doanh, xu hướng thay đổi, thị trường…từ tất cả các nguồn cả bên trong và bên ngoài công ty để đưa ra các nhận định, tầm nhìn chiến lược cho toàn công ty. Các thông tin được Trưởng phòng chiến lược thu thập là nguồn tài liệu quan trọng, để các Ban lãnh đạo cấp cao có cơ sở đánh giá chiến lược kinh doanh.
>>> Xem thêm: Những doanh nghiệp nào cần tuyển dụng Trưởng phòng chiến lược?
Trưởng phòng chiến lược chịu trách nhiệm thiết lập và xem xét các ưu tiên chiến lược quan trọng và chuyển chúng thành các kế hoạch hành động cụ thể. Họ cũng chịu trách nhiệm xây dựng quy trình lập kế hoạch hoạt động và đảm bảo việc áp dụng nó trong toàn công ty. Giữ vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động lập kế hoạch và ngân sách của công ty.
Bên cạnh đó, Trưởng phòng chiến lược cần đảm bảo quy trình lập kế hoạch diễn ra kịp thời, toàn diện và góp phần làm gia tăng giá trị công ty; đảm bảo rằng kế hoạch chiến lược giải quyết được các vấn đề hiện hữu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Trưởng phòng chiến lược chịu trách nhiệm quản lý và phát triển hệ thống KPI kinh doanh để tạo điều kiện phân tích và báo cáo hiệu suất thực hiện kế hoạch và sử dụng ngân sách cũng như các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Việc lập báo cáo được thực hiện theo tuần, tháng, quý và theo năm cho các nhà lãnh đạo công ty, cũng như tạo điều kiện đánh giá hiệu suất toàn công ty.
Trưởng phòng chiến lược được giao nhiệm vụ duy trì và phát triển các quy trình đánh giá và xác định mối đe dọa, rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược kinh doanh; cũng như giám sát việc áp dụng chúng trong toàn doanh nghiệp. Họ xây dựng một loạt các phương án đề phòng để có thể giảm thiểu rủi ro và đưa ra các chỉ dẫn triển khai các phương án này.
Ngoài ra Trưởng phòng chiến lược cũng có trách nhiệm lập báo cáo rủi ro theo định kỳ cho Ban lãnh đạo các cấp trong toàn công ty.
Trưởng phòng chiến lược đóng vai trò là người truyền tải, đào tạo tư duy chiến lược cho tất cả các lãnh đạo phòng ban trong công ty, cung cấp công cụ hỗ trợ cần thiết trong việc xây dựng các chiến lược của từng bộ phận. Họ lập ra kế hoạch chiến lược và đảm bảo thực hiện hiệu quả các chiến lược này.
Trưởng phòng chiến lược cũng có nhiệm vụ quản lý, phân tích và đưa ra đánh giá về các chiến lược kinh doanh để đem đến cái nhìn tổng quan nhất cho Ban lãnh đạo công ty. Hỗ trợ Ban lãnh đạo cấp cao và ban quản lý các bộ phận thúc đẩy và tối ưu hóa việc sử dụng các đòn bẩy giá trị nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: 8 Câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng chiến lược phổ biến
Trưởng phòng chiến lược có vai trò phân tích xu hướng thị trường dài hạn với mục đích đưa ra các tham mưu, đề xuất ý tưởng cho Ban lãnh đạo; cũng như cung cấp những thông tin, hiểu biết kịp thời cho các bộ phận khác trong công ty. Đồng thời thực hiện vai trò nhận diện, quản lý các cơ hội phát triển kinh doanh.
Trưởng phòng chiến lược đóng vai trò là cầu nối trong các mối quan hệ hợp tác giữa các lãnh đạo phòng ban trong việc lập kế hoạch hàng ngày nhằm xây dựng lộ trình hiện thực hóa tầm nhìn của công ty. Họ thường xuyên làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo cấp cao trong việc thiết lập tầm nhìn và chương trình hoạt động kinh doanh tổng thể. Ngoài ra họ cũng làm việc với khách hàng, đối tác để nhận diện các vấn đề kinh doanh đang tồn tại và xây dựng kế hoạch chiến lược, định hướng kinh doanh dựa trên những vấn đề đó.
Các Trưởng phòng chiến lược cần có kỹ năng phân tích, thuyết trình và giao tiếp tuyệt vời. Sự linh hoạt và giàu ý tưởng sáng tạo đem lại ưu thế cho người đảm nhận vị trí này khi trình bày các đề xuất, tham mưu cho Ban lãnh đạo và giúp nắm bắt tâm ý của Ban lãnh đạo.
Ứng viên cho vị trí Trưởng phòng chiến lược phải có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược; tối thiểu 3 năm trở lên. Hầu hết các công ty yêu cầu phải có bằng cử nhân, ứng viên có bằng thạc sĩ hoặc MBA sẽ được ưu tiên hơn.
Với những thông tin từ bài viết này, HRchannels hi vọng giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về việc Trưởng phòng chiến lược là làm gì trong doanh nghiệp.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet