- 420k
- 1k
- 870
Bạn có thể gặp phải rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau khi tham gia phỏng vấn SEO Manager. Để có sự chuẩn bị tốt nhất và thành công chinh phục nhà tuyển dụng, bạn nên tham khảo trọn bộ câu hỏi phỏng vấn SEO Manager được Ms Uptalent tổng hợp trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC:
1- 15 Câu hỏi phỏng vấn SEO Manager phổ biến và gợi ý trả lời
2- Các câu hỏi phỏng vấn SEO Manager khác
3- Một số lưu ý để trả lời phỏng vấn SEO Manager thành công
>>> Xem thêm: Việc làm SEO Manager
Đây là câu hỏi rất dễ trả lời nếu bạn là một SEO Manager có nhiều kinh nghiệm.
Thông thường, các lỗi SEO phổ biến nhất có thể kể đến như sai từ khoá, không cập nhật kịp thời các thay đổi thuật toán của Google, không chú trọng Audit Website, bỏ qua việc tối ưu hoá nội dung trên điện thoại,…
RankBrain là một trong những thuật toán tìm kiếm của Google. Hiểu đơn giản thì nó là một hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng sàng lọc hàng tỷ website để đưa ra đề xuất phù hợp với tìm kiếm của người dùng. Điểm đặc biệt của RankBrain là nó không nhất định truy xuất dữ liệu qua từ khóa cụ thể.
Hiểu biết về RankBrain quan trọng trong SEO vì không có cách nào tối ưu nó ngoại trừ việc tập trung phát triển những nội dung chất lượng cho website.
PageRank là thuật toán của Google nhằm đánh giá giá trị của một trang web. Người ta sử dụng nó để xếp hạng các website.
Thông thường, mức độ tín nhiệm của một trang web sẽ được xác định bởi tuổi thọ của trang, số lượng, chất lượng nội dung và số lượng các liên kết trỏ đến trang đó.
Hiện tại, PageRank đã có ít tác động hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nó vẫn có vai trò quan trọng với việc thể hiện mức độ tin cậy của một website và tên miền cụ thể.
Trong quá trình SEO, content marketing rất quan trọng. Bởi vì, Google mong muốn có nhiều nội dung chất lượng được tạo ra. Nó cung cấp cho người làm SEO các điều kiện để tối ưu hoá SEO, đồng thời nó cũng tạo ra các nội dung để các trang web khác có thể dễ dàng liên kết tới website của bạn.
Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện content marketing, chẳng hạn qua blog, video, hình ảnh, ebooks,… Trong đó, thực hiện content marketing qua blog là phổ biến nhất.
Các nền tảng mạng xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy nhận thức về thương hiệu trong lòng công chúng cũng như gia tăng lượng truy cập cho website.
Nếu biết cách áp dụng social media marketing trong quá trình SEO, doanh nghiệp có thể truyền tải các nội dung chất lượng đến người dùng. Từ đó, Google sẽ đánh giá nội dung do doanh nghiệp tạo ra có mức độ phù hợp cao với mục tiêu tìm kiếm.
Bạn sẽ phải dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình để trả lời câu hỏi này tốt nhất. Hãy lấy một ví dụ thực tế về cách bạn kết hợp SEO và PPC để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đề cập đến những điểm sau trong câu trả lời của mình:
- Hãy nói về cách sử dụng PPC để thúc đẩy lưu lượng truy cập khi mà trang web của bạn đang chờ để được cải thiện xếp hạng.
- Nói về cách sử dụng PPC để kiểm tra chất lượng nội dung đã phù hợp với từ khóa hay chưa.
>>> Bạn có thể xem thêm: SEO Manager là gì? Mô tả công việc, kỹ năng của SEO Manager
Mỗi SEO Manager đều có biện pháp riêng để tối ưu hoá trang web. Bạn hãy trình bày các kinh nghiệm thực tế của mình trong việc xây dựng chiến lược SEO, kết quả đạt được cũng như bài học bạn rút ra được.
Ngoài ra, bạn cũng nên đề cập đến những điều sau trong câu trả lời, như là: mục tiêu SEO trong ngắn, dài hạn, phân tích người dùng, mức độ cạnh tranh,…
Hãy nói về những điều sau trong câu trả lời của mình:
- Cách sử dụng các công cụ phân tích trang web do Google cung cấp để đánh giá lượng truy cập trực tiếp và gián tiếp.
- Số lượt truy cập trong thời gian một tuần, một tháng hay khoảng thời gian bạn thực hiện đo lường.
- Tỷ lệ chuyển đổi trên trang.
- Thời gian lưu lại trên trang.
…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần mô tả cách bạn phân tích tất cả những dữ liệu nêu trên để đo lường hiệu quả các chiến lược SEO đã thực hiện.
Hummingbird được Google phát hành vào năm 2013. Thuật toán này được xem là bước điều chỉnh nhảy vọt đối với công cụ tìm kiếm Google.
Cụ thể, Hummingbird cho phép người dùng tìm kiếm nội dung theo ngữ cảnh thay vì tập trung nghiêm ngặt vào các từ khoá.
Liên kết nội bộ là những liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Các liên kết nội bộ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình thu thập và xếp hạng các nội dung trên website.
Domain Authority được hiểu là điểm xếp hạng của trang web. Nó được phát triển bởi Moz.
Mục đích chính của Domain Authority là dự đoán khả năng xếp hạng của một website trên trang kết quả tìm kiếm.
>>> Bạn có thể tham khảo: SEO là gì? SEO quan trọng như thế đối với website
Những câu hỏi dạng này có tính chất dự đoán và mang tính chủ quan khá cao. Thực tế không ai có thể trách móc gì bạn nếu dự đoán của bạn không đúng.
Tuy nhiên, nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời sát với diễn biến hiện tại trong ngành thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn.
Với câu hỏi này, bạn có thể nói về những thay đổi mới trong thuật toán của Google và tác động của việc đó, hoặc bạn cũng có thể nói về vấn đề trải nghiệm người dùng, Search Local hay Voice Search,…
Bạn nên tìm hiểu thêm về các dự đoán của các chuyên gia về SEO trong những năm tới để có câu trả lời ấn tượng.
Có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ thành công của SEO. Điều này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng công ty.
Vì vậy, bạn nên tìm hiểu công ty mình ứng tuyển và coi xem mục tiêu SEO họ hướng đến là gì để lựa chọn các chỉ số hiệu suất phù hợp. Quan trọng nhất là việc đo lường phải thông qua các kết quả cụ thể để biết cần thay đổi gì trong chiến lược SEO hay không.
Bạn có thể tham khảo các chỉ số như:
- Mức độ gia tăng lưu lượng truy cập.
- Tỷ lệ gia tăng chuyển đổi.
- Lượng truy cập tăng theo một từ khóa cụ thể.
- Mức gia tăng lưu lượng truy cập giới thiệu.
…
Đây là câu hỏi phỏng vấn SEO Manager rất thường gặp. Vì vậy, bạn cần chắt lọc sẵn những thông tin liên quan đến kinh nghiệm thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi này tốt nhất.
Lưu ý, bạn nên đề cập đến những số liệu chi tiết, cụ thể để gia tăng mức độ tin cậy cho câu trả lời của mình.
SEO Manager là một vị trí quản lý nên những câu hỏi về kinh nghiệm trước đây của bạn là điều rất phổ biến.
Để trả lời những câu hỏi loại này, bạn nên xem xét một lượt những kinh nghiệm quản lý SEO mình từng có, đối chiếu với mô tả công việc của vị trí ứng tuyển, sau đó chọn lọc những thông tin đáng giá nhất để chứng minh bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí SEO Manager tại công ty họ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 10 SEO Agency uy tín tại Việt Nam
Ngoài những câu hỏi ở trên thì khi phỏng vấn SEO Manager bạn còn có thể gặp một số các câu hỏi khác như:
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Vì sao bạn ứng tuyển SEO Manager tại công ty chúng tôi?
Khi làm quản lý nhóm SEO, bạn đánh giá nhân viên như thế nào?
Điểm mạnh và hạn chế của bạn là gì?
Theo bạn, SEO Manager cần có những kỹ năng nào?
Hãy mô tả sự khác biệt giữa làm SEO cho một website rất lớn và nhiều website nhỏ?
Nếu trang web bị tụt xếp hạng hay mất index thì bạn làm như thế nào?
Làm sao để phân biệt Whitehat, Blackhat, Greyhat? Giữa những khái niệm này có gì giống và khác nhau?
Bạn giải thích cho sếp của mình như thế nào về SEO và cách làm SEO hiệu quả?
Bạn dùng cách gì để kiểm tra chất lượng bài viết nếu mỗi ngày công ty của bạn thuê outsource để viết khoảng 100 bài?
Theo bạn, điều gì khiến trang web thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm?
Bạn học SEO như thế nào?
Bạn thường dùng những công cụ SEO nào?
Bạn nghiên cứu từ khóa như thế nào?
Link Building là gì?
Backlink là gì?
Bạn hiểu gì về tốc độ tải trang? Vì sao nó quan trọng?
Hãy mô tả phương pháp bạn sử dụng để chuyển hướng trang?
Bạn có biết làm SEO cho video không?
Theo bạn, thẻ meta nào quan trọng nhất?
Dofollow và nofollow khác nhau ra sao?
Những yếu tố SEO nào nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn?
SEO Onpage và SEO Offpage là gì?
SEO mũ đen cần tránh những biện pháp gì?
Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa SEO và SEM?
Bạn thường thực hiện loại phân tích SEO nào? Phân tích SEO nào thường bị bỏ qua?
Theo bạn, điều quan trọng nhất cần chú ý khi nghiên cứu từ khoá là gì?
Hãy trình bày cách sử dụng Canonical?
Bạn xử lý ra sao khi website bị đánh phạt các liên kết?
Những công cụ quản lý website bạn thường sử dụng là gì?
Hãy nói về phương pháp định cấu hình website di động ưa thích của Google?
Rich snippets là gì?
Vì sao SEO Manager cần phân tích backlink đến trang web của đối thủ cạnh tranh?
Audit Link là gì? Vì sao nên thực hiện Audit Link?
AMP là gì?
Những thay đổi thuật toán nào của Google đã ảnh hưởng lớn đến SEO?
Bạn dùng cách gì để cập nhật các thay đổi thuật toán từ Google?
Bên cạnh việc luyện tập trả lời các câu hỏi trên thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau để có buổi phỏng vấn thành công:
- Duy trì sự tự tin, bình tĩnh và giữ cho giọng nói luôn vừa phải, rõ ràng, dễ nghe.
- Có tư thế ngồi thẳng, luôn nhìn vào người phỏng vấn.
- Trả lời câu hỏi với thái độ lịch sự, tôn trọng.
- Khi gặp câu hỏi khó, hãy khéo léo hỏi thêm người phỏng vấn, đừng trả lời bạn không biết.
- Tìm hiểu thêm các kiến thức kiên quan đến SEO để trả lời phỏng vấn tốt nhất.
Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn trọn bộ câu hỏi phỏng vấn SEO Manager thường gặp nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn nhiều điều bổ ích và có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet