- 420k
- 1k
- 870
Tiếp theo chuỗi chủ đề về quản lý cấp cao, trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu xem trở thành quản lý cấp cao cần những gì. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC:
1- Lợi ích khi trở thành quản lý cấp cao
2- Khó khăn quản lý cấp cao phải đối mặt
3- Trở thành quản lý cấp cao cần gì?
4- Khóa học dành cho quản lý cấp cao
>>> Xem thêm: Việc làm quản lý cấp cao
Quản lý cấp cao là những người nắm giữ quyền quản lý hàng đầu trong doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đưa ra các quyết định và điều hành doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Khi trở thành quản lý cấp cao, bạn sẽ nhận được những lợi ích nhất định, như là:
Nếu như nhà quản lý cấp trung chỉ có thể đưa ra quyết định trong phạm vi nhất định thì quản lý cấp cao không như vậy.
Trong vai trò của người quản lý cấp cao, bạn có thể một mình tự đưa ra quyết định về nhiều vấn đề khác nhau. Bạn không còn phải tìm kiếm ý kiến từ người khác, không phải chờ đợi sự chấp thuận từ cấp trên và cũng không cần phải điều chỉnh cách bạn muốn thực hiện công việc.
Nói cách khác, khi là nhà quản lý cấp cao, bạn sẽ có quyền quyết định lớn hơn và có thể làm chủ các quyết định của mình mà không phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ người khác.
Là người giữ quyền quản lý hàng đầu nên nhà quản lý cấp cao cũng vì vậy mà có khả năng kiểm soát hiệu quả những hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp có phát sinh vấn đề hay xảy ra những sự cố, sai lầm nào đó thì nhà quản lý cấp cao cũng dễ dàng xác định xem việc gì đã xảy ra, thời điểm xảy ra sự việc và xảy ra như thế nào.
Bên cạnh đó, nhà quản lý cấp cao cũng gặp nhiều thuận lợi hơn khi tìm hiểu nguyên nhân phát sinh sự việc và đưa ra biện pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề.
Nhà quản lý cấp cao thường là những người thành lập ra doanh nghiệp. Nếu không họ cũng là những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và có chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó được chủ doanh nghiệp mời về đảm nhận vai trò quản lý, điều hành công ty của họ.
Vì vậy, mức thu nhập của quản lý cấp cao luôn là con số rất đáng ngưỡng mộ. Hơn nữa, trong trường hợp quản lý cấp cao cũng là chủ doanh nghiệp thì họ còn được nhận toàn bộ phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được.
Một lợi ích đáng kể khác khi trở thành quản lý cấp cao là bạn sẽ được gặp gỡ, làm việc cùng những nhân sự cấp cao, những chuyên gia thuộc đa dạng ngành nghề khác nhau.
Đây là cơ hội tốt để bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu ích từ họ. Đồng thời việc kết giao với nhiều người cũng mang đến cho bạn cơ hội mở rộng, phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn nữa trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ >>>> Quản lý cấp cao là gì? Tầm quan trọng, Quyền hạn và Công việc
Ngoài những lợi ích có thể nhận được khi trở thành quản lý cấp cao thì bạn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau. Những khó khăn điển hình phải kể đến như:
Giao tiếp được xem là kỹ năng cần có ở nhà quản lý cấp cao và nó cũng là thách thức đối với vị trí này.
Thực tế cho thấy, không một ai có khả năng giao tiếp xuất chúng mà không phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện tích cực.
Nếu có thể giao tiếp tốt, nhà quản lý cấp cao có thể trò chuyện hiệu quả với mọi người, đồng thời cũng có thể diễn đạt các suy nghĩ, ý kiến của bản thân tốt hơn. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp còn giúp họ hiểu rõ cái tôi cá nhân và khiến họ có sức ảnh hưởng với đám đông tốt hơn.
Tuy nhiên, hầu hết nhà quản lý cấp cao đều gặp khó khăn khi cố gắng giao tiếp và kết nối với nhân viên hay đội nhóm của họ. Do đó, họ phải tìm cách cải thiện kỹ năng giao tiếp để truyền đạt, dẫn dắt nhân viên hiệu quả.
Trách nhiệm của quản lý cấp cao thực rất lớn. Họ phải đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau như xác định phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển, quản lý nhân sự và giải quyết các vấn đề phát sinh. Vì thế, việc gặp áp lực là điều không thể tránh khỏi.
Để có thể giải toả áp lực công việc, nhà quản lý cần tìm kiếm cho mình những giải pháp phù hợp như trò chuyện cùng người khác, đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao, ngồi thiền,…
Giữ cho đội ngũ nhân viên luôn tràn đầy động lực, tinh thần làm việc là trách nhiệm của bất cứ nhà quản lý cấp cao nào. Thế nhưng, đây là việc rất khó thực hiện.
Để vượt qua khó khăn này, nhà quản lý cấp cao nên nỗ lực kiến tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên viên có thể phát huy năng lực của họ. Đồng thời, người quản lý còn phải chú ý xây dựng chính sách khen thưởng, phúc lợi phù hợp để không ngừng động viên, khích lệ nhân viên nỗ lực làm việc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nhân sự cấp cao C-Level, C-Suite họ là ai?
Mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân viên là điều luôn có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Nếu không được xử lý ổn thoả, những mâu thuẫn này sẽ khiến tinh thần đoàn kết của nhân viên sụp đổ, văn hoá doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và năng suất hoạt động cũng suy giảm.
Vì vậy, nhà quản lý cấp cao phải am hiểu và thực sự nghiêm túc trong việc quản lý các xung đột, mâu thuẫn nội bộ. Khi phát sinh xung đột phải tinh tế nhận ra vấn đề và nhanh chóng xử lý ổn thoả.
Trách nhiệm của quản lý cấp cao không chỉ là giám sát, quản lý nhân viên mà họ còn phải tạo cơ hội để nhân viên phát huy tài năng, thăng tiến trong sự nghiệp và đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực họ theo đuổi.
Tuy nhiên, điều này là thách thức rất lớn đối với nhà quản lý cấp cao. Để có thể bồi dưỡng nên những nhân viên giỏi và giúp họ phát triển vượt bậc, nhà quản lý cũng phải thật giỏi.
Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng về thế hệ, tính cách và tác phong làm việc. Bởi vậy, nhà quản lý cấp cao luôn phải có những cách khác nhau để tiếp cận, làm việc và đào tạo họ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lớp nhân sự trẻ với phần còn lại.
Nhà quản lý cấp cao thường bắt đầu sự nghiệp từ những vị trí nhân viên cấp thấp và dần thăng tiến trong quá trình làm việc.
Nếu bạn hướng đến việc trở thành quản lý cấp cao thì hãy nỗ lực thật tốt để đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thành thạo nhiều kỹ năng là yếu tố then chốt mang lại thành công trong vai trò lãnh đạo cho nhà quản lý cấp cao. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên nhà quản lý cấp cao phải làm được chính là thành thạo các kỹ năng quan trọng sau:
+ Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng giúp quản lý cấp cao điều hành, quản lý doanh nghiệp hiệu quả và đạt được năng suất hoạt động tối ưu.
+ Kỹ năng giao tiếp: Quản lý cấp cao phải làm việc cùng nhiều bộ phận, cá nhân và nhiều bên khác nhau. Do đó, giao tiếp hiệu quả chính là chìa khoá giúp họ quản lý và duy trì các mối quan hệ.
+ Kỹ năng ra quyết định: Ra quyết định về tất cả các vấn đề hoạt động của doanh nghiệp là trách nhiệm quan trọng của nhà quản lý cấp cao. Bởi vậy, rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh, chính xác là điều mà nhà quản lý cấp cao phải nỗ lực mỗi ngày.
+ Kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống: Những tình huống bất ngờ sẽ luôn xuất hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, nhà quản lý cấp cao phải có khả năng xử lý, ứng biến nhanh nhạy, linh hoạt nhằm đảm bảo sự thành công cho công ty.
+ Kỹ năng công nghệ: Giám sát hiệu suất làm việc bằng các phần mềm quản lý ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý cấp cao phải hiểu biết về công nghệ để doanh nghiệp luôn theo kịp xu thế thời đại.
Một nhà quản lý cấp cao tài giỏi cần sở hữu các tố chất như:
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Tư duy logic, sáng tạo.
- Thông minh nhạy bén.
- Chỉ số cảm xúc cao.
- Có bản lĩnh và quyết đoán.
- Chịu được áp lực.
Ngoài yêu cầu về kỹ năng, tố chất thì bạn cũng cần đáp ứng được những yêu cầu khác để trở thành nhà quản lý cấp cao. Đó là các yêu cầu sau:
- Sở hữu các bằng cấp phù hợp.
- Có kiến thức chuyên môn và kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác.
- Hiểu biết sâu về kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.
- Có khả năng thích nghi nhanh chóng trước những thay đổi của môi trường.
- Có nền tảng quản lý, lãnh đạo tốt.
- Có kinh nghiệm dày dạn và những kỹ năng cần thiết trong nghề.
- Có sức khoẻ tốt.
>>> Quan tâm thêm: CEO là gì? Công việc, Mức lương của Giám Đốc Điều Hành
Không phải ai cũng sở hữu đầy đủ các tiêu chí để trở thành nhà quản lý cấp cao ngay từ lúc đầu. Thực tế, mọi người đều phải nỗ lực rèn luyện rất nhiều mới có đủ năng lực đảm đương vai trò của người quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
Nếu trở thành quản lý cấp cao là mục tiêu phấn đấu của bạn thì những khoá học sau đây sẽ rất hữu ích:
+ Khóa Đào tạo Quản lý cấp cao
Đây là khoá học do Công ty Cổ phần VHRS, viết tắt của Vietnam Human Resource Solutions tổ chức.
Khóa học này giúp củng cố các kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và khả năng tư duy chiến lược cho những ai đang là quản lý cấp cao hoặc sắp thăng tiến lên quản lý cấp cao.
+ Khóa học Kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp cao
Khóa học này do SmartSkills tổ chức nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, kỹ năng quản lý, năng lực làm việc chuyên nghiệp,… cho các nhà quản lý cấp cao.
+ Chương trình Đào tạo cho Cán bộ Quản lý Cấp cao
Đây là chương trình đào tạo do Viện Nghiên cứu Kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Chương trình này rất phù hợp cho các CEO, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp và những người sắp trở thành quản lý cấp cao hay có ý định khởi nghiệp.
+ Khoá học Đào tạo doanh nhân và quản lý cấp cao
Khóa học này do Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (Viện VJCC) thuộc Trường Đại học Ngoại thương tổ chức.
Nội dung của khóa học hướng tới việc đào tạo nên những doanh nhân xuất chúng có khả năng làm chủ các ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn những lợi ích, khó khăn quản lý cấp cao phải đối mặt cũng như giúp bạn giải đáp câu hỏi “trở thành quản lý cấp cao cần những gì?”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet