maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Trở thành một copywriter có khó không?

Trở thành một copywriter có khó không?

Copywriter là gì hay trở thành một copywriter có khó không đều là những thắc mắc phổ biến của những bạn trẻ yêu thích ngành nghề này. Có nhiều người cho rằng, chỉ cần giỏi văn là có thể trở thành một copywriter. Nhưng, sự thật là như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

MỤC LỤC
1- Copywriter là gì?
2- Mô tả công việc của một copywriter
3- Yếu tố cần có để trở thành một copywriter
    3.1- Trình độ học vấn
    3.2- Kinh nghiệm
    3.3- Kỹ năng nghề nghiệp
4. Cơ hội việc làm copywriter


Tuyển cấp cao

1- Copywriter là gì? 

Copywriter thường được biết đến là những người chuyên viết quảng cáo. Công việc của họ là tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mục đích quảng cáo hoặc các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Về cơ bản, copywriter có trách nhiệm tạo ra các nội dung sáng tạo bao gồm slogan, văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Từ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thông thường, copywriter sẽ viết theo kế hoạch đã định sẵn của khách hàng. Đó có thể là kế hoạch quảng bá một sản phẩm nào đó hoặc cũng có thể là định hướng, thuyết phục người nghe, người đọc. 

Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phát triển content dưới mọi hình thức và trên mọi kênh. Đặc biệt trong inbound marketing, doanh nghiệp chỉ tập trung giao tiếp và chăm sóc khách hàng mà không hướng đến sản phẩm, dịch vụ. 

Để có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi copywriter phải linh hoạt, học hỏi nhanh và tuyệt đối không để cái tôi cá nhân hiện diện trong công việc. Bằng chứng là bạn sẽ không tìm thấy tên riêng của copywriter mà chỉ thấy tên của client.

Bên cạnh đó, copywriter còn phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của bộ phận marketing, quản lý pháp luật, bán hàng và bộ phận thương hiệu. Tuy rằng, copywriter không thể khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo nhưng chắc chắn họ sẽ tạo ra những sản phẩm nội dung chất lượng nhất.

Cho dù mỗi copywriter đều có cá tính, phong cách riêng đi nữa thì họ vẫn luôn biết cách điều chỉnh để phù hợp với từng khách hàng và đối tượng đang giao tiếp. Trong mọi trường hợp, các nguyên tắc, quy luật của khách hàng sẽ được đặt lên hàng đầu. Bởi vì mỗi khách hàng đều có nét đặc trưng riêng và nhiệm vụ của copywriter là làm nổi bật điều đó.

Những việc làm hấp dẫn

Nếu copywriter tạo ra nội dung không đúng với thương hiệu của khách hàng chắc chắn họ sẽ phản đối. Do đó, copywriter cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan để thực sự hiểu được thương hiệu và câu chuyện của khách hàng, từ đó viết nên những nội dung chất lượng nhất.

2- Mô tả công việc của một copywriter 

Mặc dù kết quả công việc của copywriter hầu hết là từ ngữ nhưng công việc của họ không chỉ là viết lách. Bên cạnh việc viết bài, họ còn phải làm rất nhiều công việc khác như lên kế hoạch, nghiên cứu, tìm kiếm ý tưởng, chỉnh sửa, trình bày bàn thảo và vô vàn các công việc lớn nhỏ khác.

Không giống như mọi người vẫn nghĩ, copywriter phải thực hiện nhiều công việc khác nhau chứ không chỉ viết bài. Thực tế, để tạo ra bản thảo cho một dự án, họ phải dành nửa thời gian cho việc nghiên cứu, 1/3 thời gian để chỉnh sửa và chỉ 1/6 thời gian để viết.

Về cơ bản, một copywriter sẽ thực hiện những công việc sau:

- Viết kịch bản, headline, nội dung, slogan, status,… theo yêu cầu của khách hàng.

- Biên tập các bản tin, bài viết.

- Nghiên cứu các thông tin, kiến thức cần thiết để tạo ra những nội dung chính xác và thu hút được người đọc.

- Phỏng vấn các cá nhân hoặc các bên liên quan để có tư liệu phục vụ cho việc sáng tạo nội dung.

- Đọc và chỉnh sửa các bài viết cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đối tượng muốn hướng đến.

- Tìm kiếm hình ảnh hoặc phối hợp với bộ phận thiết kế nhằm tạo ra các hình ảnh phù hợp cho bài viết.

- Xây dựng chiến lược, ý tưởng và phát triển nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị.

3- Yếu tố cần có để trở thành một copywriter 

Lộ trình phát triển nghề copywriter không hề dễ dàng. Bạn cũng không thể ngay lập tức chinh phục công việc này chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu bạn mong muốn trở thành một copywriter chuyên nghiệp thì hãy nỗ lực rèn luyện để đáp ứng được các yếu tố sau đây:

3.1- Trình độ học vấn 

Công việc của một copywriter không chỉ là viết lách. Thay vào đó, họ phải đảm nhận rất nhiều công việc khác như lên ý tưởng, phân tích, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược,…

Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết và phải nỗ lực trau dồi mỗi ngày. Việc trang bị trình độ học vấn chính là yếu tố chủ chốt giúp bạn thành công và phát triển với nghề copywriter.

3.2- Kinh nghiệm  

Nếu như kiến thức và những lý thuyết được học có thể giúp bạn nắm bắt được công việc cần làm thì kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Do đó, ngoài việc học lý thuyết, bạn cần tìm kiếm cơ hội thực hành thật nhiều. Quá trình làm việc thực tế sẽ giúp bạn ghi nhớ và hiểu rõ hơn các kiến thức đã học. Đồng thời, bạn còn có thể rút ra được nhiều bài học giá trị khi trực tiếp làm việc trong thực tế. 

3.3- Kỹ năng nghề nghiệp 

Để trở thành một copywriter, bạn cần làm chủ được các kỹ năng quan trọng sau:

- Khả năng viết lách: công việc cơ bản mà copywriter nào cũng phải làm đó là viết nội dung. Vì vậy, bạn cần có khả năng viết lách tốt để sáng tạo nên những nội dung mới mẻ, hấp dẫn. Hơn nữa, với kỹ năng viết tốt, bạn hoàn toàn có thể vận dụng hiệu quả sức mạnh của ngôn từ để tạo ra những bài viết với nội dung phong phú, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thêm nhiều thị trường tiềm năng.

- Khả năng tư duy sáng tạo: đối với copywriter, khả năng tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp họ tạo ra những nội dung thực sự ấn tượng và khác biệt. Sự sáng tạo khiến copywriter có thể phá vỡ các quy tắc truyền thống để tạo ra những nội dung mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp. Qua đó, họ có thể vận dụng thành công các hình ảnh, video để thu hút những đối tượng khách hàng tiềm năng.

- Kỹ năng quản lý thời gian: khối lượng công việc copywriter phải phụ trách tương đối lớn. Trong khi đó, họ chỉ có quỹ thời gian nhất định. Vậy phải làm sao để sử dụng hiệu quả quỹ thời gian sẵn có? Câu trả lời chính là thành thạo kỹ năng quản lý thời gian. Bằng cách quản lý thời gian tốt, copywriter có thể hoàn thành toàn bộ công việc với chất lượng tối ưu nhất.

- Kỹ năng tư duy thiết kế: công việc của copywriter không chỉ là viết nội dung. Trên thực tế, họ còn phải lên ý tưởng, sáng tạo các hình ảnh quảng bá sản phẩm. Do đó, bạn cần có khả năng tư duy thiết kế tốt để tạo nên những sản phẩm mới mẻ, độc đáo nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như gia tăng mức độ tương tác của bài viết.

- Khả năng nghe, đọc và hiểu: mục tiêu sau cùng của copywriter khi sáng tạo nội dung chính là thu hút được khách hàng. Muốn làm được như vậy bạn phải biết cách lắng nghe, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến, đánh giá của người khác về các nội dung mình tạo ra. Đồng thời, bạn nên thường xuyên đọc các tài liệu, kiến thức mới. Điều này sẽ giúp bạn dần tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết và dễ dàng chạm đến cảm xúc của khách hàng.

- Khả năng tối ưu hóa SEO onpage: nhiệm vụ của copywriter là tạo ra nội dung trên các nền tảng xã hội. Nếu muốn những nội dung này dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu, bạn cần thành thạo kỹ năng tối ưu hoá SEO onpage. Hãy tạo ra những nội dung dễ hiểu, gần gũi và đầy đủ thông tin để thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Digital Marketing: một trong những công việc của copywriter là thực hiện các chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm dựa vào các nền tảng internet kỹ thuật số. Do đó, bạn cần thành thạo các công cụ, am hiểu các kênh bán hàng và kênh hội tụ nhiều khách hàng tiềm năng để có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn và thu hút sự chú ý của họ.

4. Cơ hội việc làm copywriter 

Hiện nay, copywriter là vị trí rất cần thiết trong bất cứ lĩnh vực nào. Bởi vậy, khi theo đuổi nghề copywriter bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Chẳng hạn, bạn có thể làm việc trong một công ty thuộc bất kỳ lĩnh vực nào hoặc làm việc tại các agency chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo. 

Nếu làm việc tại các agency, bạn sẽ có cơ hội được làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, được tham gia nhiều dự án và được thoả sức phát triển đam mê. Trong khi đó, bạn sẽ chỉ tập trung vào việc lên ý tưởng, chiến lược và thiết kế hoạt động truyền thông nếu làm việc tại một công ty nhất định.

Bất kể bạn chọn làm việc tại môi trường nào đi nữa thì nghề copywriter cũng mang lại cho bạn mức thu nhập rất tốt cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Tuy nhiên, để thành công với nghề này, bạn cần chủ động học hỏi, tìm hiểu những kiến mới và cập nhật nhanh chóng các xu hướng của thời đại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần liên tục trau dồi khả năng viết lách để phát triển hơn nữa trong sự nghiệp.

Tóm lại, copywriter là một nghề hấp dẫn trong thời đại hiện nay nhưng cũng là nghề đầy khó khăn và thách thức. Việc trở thành một copywriter có khó không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và sự đam mê với nghề của mỗi người. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi nghề copywriter, hãy nhận định bản thân một cách kỹ lưỡng và xác định lộ trình phát triển phù hợp cho riêng mình để nâng cao năng lực mỗi ngày. Mong rằng bài viết này của Ms Uptalent đã mang đến cho bạn nhiều điều hữu ích, chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.