- 420k
- 1k
- 870
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại, trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế đã khiến logistics trở thành ngành nghề “hot” hơn bao giờ hết. Rất nhiều các cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài đang chờ đón những bạn trẻ năng động, đam mê ngành Logistics. Vậy, trở thành một chuyên gia ngành Logistics có khó không? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé.
MỤC LỤC
1- Logistics là gì?
2- Mô tả công việc ngành Logistics
2.1- Nhân viên vận hành kho
2.2- Nhân viên kinh doanh
2.3- Nhân viên chứng từ
2.4- Nhân viên cảng
2.5- Nhân viên hải quan
2.6- Chuyên viên thanh toán quốc tế
2.7- Nhân viên chăm sóc khách hàng
3- Yếu tố cần có để trở thành một chuyên gia ngành Logistics
Logistics được hiểu đơn giản là hoạt động lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Nói cách khác, logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hoá tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng cụm từ “vận tải” để nói về logistics, tuy nhiên nó chưa thực sự thể hiện được toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực này.
Công việc trong ngành Logistics rất đa dạng và có nhiều vị trí công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, người làm về logistics sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch, điều phối, kiểm tra và kiểm soát sự di chuyển của hàng hoá hoặc các thông tin liên quan như thời gian vận chuyển, lịch trình vận chuyển và những thông tin về sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
Ngoài dịch vụ vận chuyển thì logistics còn bao gồm các nghiệp vụ khác như giao nhận, bao bì, đóng gói, lưu trữ, kho bãi, xử lý hàng hư hỏng,…
Những yếu tố quan trọng mà các công ty kinh doanh logistics cần lưu ý chính là chất lượng dịch vụ, thời gian và giá cả. Một công ty logistics chuyên nghiệp chắc chắn có thể giúp khách hàng của mình tiết kiệm chi phí, giảm giá thành từ đó gia tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận.
Các hoạt động logistics không chỉ giới hạn trong phạm vi vận tải đường bộ. Trên thực tế logistics còn xuất hiện trong vận tải đường thuỷ và đường hàng không. Tại nước ngoài, các công ty vận tải nổi tiếng phải kể đến như FedEx, UPS hay DHL. Còn tại Việt Nam thì Vietnam Post - Bưu Điện Việt Nam chính là công ty vận tải nổi tiếng nhất.
Mặc dù logistics và chuỗi cung ứng không quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng rất nhiều người còn nhầm lẫn về hai khái niệm này. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng là logistics chỉ tập trung vào vận chuyển hàng hoá, còn chuỗi cung bao gồm cả việc khảo sát thị trường và chiến lược bán hàng. Nói cách khác, logistics chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng.
Mỗi công ty logistics sẽ có phương thức hoạt động riêng. Có công ty chỉ phụ trách vận chuyển sản phẩm sau cùng, nhưng có những công ty đảm nhận việc vận chuyển từ khâu nguyên liệu đến khi sản phẩm hoàn thành.
Về cơ bản, ngành Logistics sẽ bao gồm các đầu mục công việc sau:
- Bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải.
- Lưu trữ hàng hoá tại các kho bãi.
- Giám sát, thực hiện các thủ tục liên quan như khai báo hải quan.
- Quản lý thông tin vận chuyển.
- Xử lý các vấn đề phát sinh, các khiếu nại của khách hàng.
- Giải quyết hàng hóa bị trả lại, hàng tồn kho, quá hạn sử dụng,….
Bạn có thể hiểu rõ hơn mô tả công việc ngành Logistics khi tìm hiểu công việc của các vị trí việc làm logistics phổ biến dưới đây:
Công việc của Nhân viên vận hành kho gồm có:
- Quản lý, điều hành việc bốc xếp, giao nhận hàng hoá.
- Giám sát, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho.
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, sắp xếp lịch chuyển hàng cho phù hợp và đảm bảo hàng hoá được vận chuyển trong thời gian sớm nhất.
Công việc của Nhân viên kinh doanh bao gồm:
- Cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
- Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc, duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ.
- Hỗ trợ, giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn được giao.
Nhân viên chứng từ thường thực hiện những công việc sau đây:
- Làm việc với khách hàng, phối hợp với nhân viên hiện trường để xử lý thủ tục thông quan hàng hoá.
- Chuẩn bị các chứng từ, hồ sơ hải quan, xin cấp các giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận hàng hoá và các tờ trình, công văn, giấy tờ có liên quan khác.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định.
Vị trí Nhân viên cảng thường phụ trách các công việc chính sau:
- Bố trí tàu ra vào sao cho hợp lý.
- Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp hàng hóa.
- Kiểm tra các công cụ bốc dỡ hàng hoá, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành và kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề về an toàn lao động.
- Lập biên bản nếu phát sinh các sự cố.
Công việc của Nhân viên hải quan thường bao gồm:
- Thực hiện nghiệp vụ khai báo hải quan qua phần mềm.
- Hướng dẫn nhân viên hiện trường.
- Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ.
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo tính hợp pháp của các loại hàng hoá.
- Thực hiện thủ tục thông quan.
Chuyên viên thanh toán quốc tế cần thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến giao dịch của khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
- Tiếp nhận chứng từ, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, hồ sơ khách hàng cung cấp, đảm bảo đúng mẫu và quy định của pháp luật.
Các công việc Nhân viên chăm sóc khách hàng thường phụ trách gồm có:
- Thông báo tình trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.
- Lưu thông tin và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng các thông tin, tài liệu cần thiết.
- Theo dõi các đơn đặt hàng và giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
- Xử lý các yêu cầu của khách hàng nhanh nhất có thể.
Ngoài những kiến thức chuyên môn thì yếu tố quan trọng nhất để trở thành một chuyên gia ngành Logistics chính là thành thạo kỹ năng. Sau đây là những kỹ năng cần có ở một chuyên gia ngành Logistics:
Đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với những chuyên gia ngành Logistics. Bởi vì, ngoài việc theo dõi và hỗ trợ các thủ tục, quy trình vận chuyển hàng hoá thì bạn phải tìm ra cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giá thành, từ đó nâng cao lợi nhuận, sức cạnh tranh.
Chính vì vậy, bạn cần có tầm nhìn chiến lược tốt để thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như nhạy bén nắm bắt được những xu hướng, biến động trên thị trường. Qua đó, bạn có thể thực hiện tốt vai trò công việc của mình.
Công việc trong ngành Logistics khá phức tạp và khối lượng công việc cũng rất lớn. Bởi vậy, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo tốt để có thể thực hiện việc quản lý kho bãi, vấn đề vận chuyển hay giao nhận một cách hiệu quả.
Việc thành thạo kỹ năng lãnh đạo còn giúp bạn nắm bắt các thông tin nhanh chóng hơn. Từ đó, bạn có thể chủ động trong công việc và có thể xây dựng cũng như quản lý các mối quan hệ một cách hiệu quả.
Hoạt động logistics có thể phát sinh nhiều rủi ro như:
- Rủi ro vận chuyển
- Rủi ro về hàng tồn kho
- Rủi ro về quản lý dịch vụ khách hàng
- Rủi ro quản trị logistics ngược
- Rủi ro khi xử lý đơn đặt hàng của khách hàng
- Rủi ro quản lý kho
- Rủi ro trong quản lý mua hàng
Nếu để phát sinh các rủi ro trong hoạt động logistics, doanh nghiệp có thể chịu thiệt hại vô cùng lớn. Chính vì vậy, một chuyên gia logistics cần có khả năng quản trị rủi ro nhằm hạn chế những tổn thất về tài chính, kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo nên lợi thế cạnh tranh và mang lại nhiều lợi ích khác.
Làm việc trong ngành Logistics đòi hỏi bạn phải làm việc, tương tác và phối hợp với nhiều người, nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, thành thạo kỹ năng giao tiếp chính là chìa khoá mang lại thành công cho bạn trong ngành này.
Giỏi kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao mà còn mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp. Đồng thời, bạn hãy chủ động kết nối và phối hợp với mọi người để tạo dựng uy tín và mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.
Mục tiêu hàng đầu của chuyên gia logistics là tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận hành các hoạt động logistics. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng lập kế hoạch tốt.
Trong một lĩnh vực có tính tổ chức cao như logistics thì bạn phải học được cách quản trị, kiểm soát tốt các hoạt động liên quan để đưa hàng hoá đến địa điểm yêu cầu bằng phương pháp tối ưu nhất. Nếu có phát sinh sự cố trong quá trình vận chuyển cần khắc phục nhanh chóng và đảm bảo điều đó không lặp lại trong tương lai.
Tóm lại, trở thành một chuyên gia ngành Logistics có khó không còn phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh của mỗi người. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực logistics thì hãy chăm chỉ trau dồi các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Ms Uptalent tin rằng, bằng sự kiên trì và nỗ lực không ngừng, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet