maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Ưu-Nhược điểm khi Ứng dụng Blockchain vào hoạt động ngân hàng

Ưu-Nhược điểm khi Ứng dụng Blockchain vào hoạt động ngân hàng

Hiện nay, Blockchain là công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ vào ngành ngân hàng. Hãy cùng Ms Uptalent khám phá Blockchain là gì và trên thế giới đang áp dụng Blockchain vào ngân hàng như nào qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về xu hướng này.

MỤC LỤC
1- Ứng dụng của Blockchain vào ngân hàng
2- Ưu nhược điểm của Blockchain trong ngành ngân hàng

       2.1- Ưu điểm của blockchain là gì?
       2.2- Nhược điểm của blockchain là gì?

3- Trên thế giới đang áp dụng Blockchain vào ngân hàng như nào?

Tuyển dụng việc làm cấp cao

Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi khối. Theo đó, thông tin sẽ được lưu trữ trong các khối liên kết với nhau bởi hệ thống mã hoá và có thể mở rộng theo thời gian.

Bạn có thể hình dung Blockchain tương tự như cuốn sổ cái của doanh nghiệp. Nó có khả năng ghi nhận tất cả các giao dịch phát sinh theo thời gian thực.

Điểm đặc biệt của Blockchain là có thể truyền tải dữ liệu mà không cần đến các đơn vị trung gian xác nhận thông tin. Blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập là các máy tính cá nhân tham gia vào mạng lưới với khả năng xác thực thông tin mà không cần đến “dấu hiệu của niềm tin”.

Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Nhờ vậy mà tính bảo mật được nâng cao. Cho dù một phần của Blockchain sụp đổ, các nút còn lại vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới hoạt động.

Một điểm thú vị khác của Blockchain là nó mang đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp khi thực hiện các giao dịch. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng.

blockchain là gì
>>>> Xem thêm: Blockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ chuỗi khối

1- Ứng dụng của Blockchain vào ngân hàng 

Do một số tính chất đặc thù nên ngành ngân hàng rất dễ xảy ra tình trạng xâm phạm dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách áp dụng công nghệ Blockchain vào quá trình hoạt động của các ngân hàng.

Những việc làm hấp dẫn

IT Technician (Manufacturing)

Vũng Tàu, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

Chuyên Viên Kinh Doanh Dự Án (Thiết bị IT)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Bán hàng IT

Chuyên Viên Kinh Doanh Dự Án (Thiết bị IT)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Viễn Thông / Điện tử, Bán hàng IT

Head of IT Solutions and Applications

Bình Định, Gia Lai, Phú Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Nông nghiệp/Lâm nghiệp

IT Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

Vậy những ứng dụng trong ngành ngân hàng của Blockchain là gì?

Dưới đây là 10 ứng dụng nổi bật của Blockchain trong ngành ngân hàng bạn nên biết:

1.1- Đẩy nhanh tốc độ thanh toán

Nhờ vào công nghệ Blockchain, các ngân hàng có thể cắt giảm quy trình xác minh từ bên thứ ba. Qua đó cải thiện tốc độ xử lý các khoản thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.

Một ví dụ điển hình là ngân hàng có thể thiết lập một kênh phi tập trung, chẳng hạn tiền điện tử để thực hiện việc thanh toán. Điều này giúp họ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán nhanh hơn với chi phí thấp hơn.

Trên thế giới, New Zealand là quốc gia đầu tiên cho phép trả lương bằng tiền điện tử.

1.2- Giao dịch liên ngân hàng

Trước đây các giao dịch liên ngân hàng toàn cầu thường phải thông qua tổ chức SWIFT. Các giao dịch có thể mất vài ngày để giải quyết vì mỗi ngày các thành viên của SWIFT gửi 24 triệu tin nhắn đến khoảng 10.000 tổ chức khác nhau.

Giao thức SWIFT chỉ tập trung xử lý lệnh, còn tiền thực tế sẽ được xử lý qua một hệ thống trung gian. Mỗi một giai đoạn như vậy sẽ tốn một khoảng thời gian và chi phí nhất định.

Với công nghệ Blockchain, các ngân hàng sẽ không phải thông qua mạng lưới các dịch vụ lưu ký và các cơ quan quản lý như SWIFT để xử lý giao dịch. Họ có thể giải quyết các giao dịch một cách trực tiếp trên một Blockchain công khai.

1.3- Mua bán tài sản

Các hoạt động mua bán tài sản như cổ phiếu, hàng hóa,… thường phải thực hiện qua một mạng lưới phức tạp gồm các sàn giao dịch, môi giới, trung tâm thanh toán bù trừ, lưu ký an ninh trung tâm và ngân hàng giám sát.

Bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain, thị trường tài chính sẽ được cắt giảm các đơn vị trung gian và tạo ra một cơ sở dữ liệu phi tập trung để quản lý các tài sản được mã hoá (tài sản kỹ thuật số). Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh thời gian giao dịch.

1.4- Gây quỹ

Việc kêu gọi đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp với các sàn giao dịch và phải thực hiện vô số cuộc họp với đối tác về định giá và vốn chủ sở hữu.

Hiện nay, Blockchain có thể đẩy nhanh quá trình gây quỹ bằng các phương pháp Initial Exchange Offerings (IEOs), Equity Token Offerings (ETO) và Security Token Offerings (STOs).

Trong đó, STOs là lựa chọn phổ biến nhất. Vì nó được bảo vệ hợp pháp và có sự đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp.

1.5- Tín dụng và cho vay

Các quyết định cho vay được thực hiện dựa trên các yếu tố như điểm tín dụng, tình trạng sở hữu tài sản hoặc tỷ lệ nợ trên thu nhập. Những thông tin này sẽ do các cơ quan tín dụng cung cấp.

Nhưng việc tập trung dữ liệu như vậy có thể gây hại cho người tiêu dùng bởi những thông tin sai lệch. Hơn nữa còn có thể xảy ra việc rò rỏ, đánh cắp thông tin tín dụng của khách hàng.

Bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain, quy trình cho vay sẽ được xử lý nhanh chóng và an toàn hơn vì các khoản vay sẽ được lập trình phức tạp, ước tính cấu trúc và thế chấp cho vay hợp lý.

ứng dụng blockchain ngân hàng
>>>> Bạn xem thêm: Blockchain là gì? Ngành Blockchain có thực sự là một ngành HOT như lời đồn?

1.6- Tài chính thương mại

Công nghệ Blockchain sẽ tạo nên cuộc cách mạng hoá cho lĩnh vực tài chính thương mại. Cụ thể, Blockchain sẽ giúp loại bỏ các thủ tục giấy tờ theo cách thủ công gây tốn kém thời gian. Toàn bộ thông tin sẽ được tích hợp vào một tài liệu kỹ thuật số, được cập nhật theo thời gian thực và có thể truy cập bởi tất cả các thành viên.

1.7- Xác minh danh tính kỹ thuật số

Các ngân hàng sẽ phải thực hiện việc xác minh danh tính khách hàng để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nhưng quá trình này thường gồm nhiều bước, khá mất thời gian.

Với tính năng xác minh danh tính lại cho các dịch vụ khác một cách an toàn, Blockchain sẽ giúp người dùng và ngân hàng thực hiện các quy trình xác minh nhanh hơn.

Người dùng sẽ chỉ phải đăng nhập một lần qua các nhà cung cấp của Blockchain và họ có thể tuỳ ý chọn phương pháp nhận dạng cũng như đối tượng họ đồng ý chia sẻ danh tính.

1.8- Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán 

Công việc kế toán có liên quan đến nhiều quy tắc, quy định vì vậy nó được số hoá rất chậm. Nhưng với Blockchain, doanh nghiệp có thể thêm giao dịch trực tiếp vào sổ đăng ký chung, thay vì lưu giữ các hồ sơ riêng dựa trên biên lai giao dịch.

Khi đó, Blockchain sẽ đóng vai trò của một công chứng viên kỹ thuật số giúp doanh nghiệp xác minh tất cả các giao dịch. Do đó, các hồ sơ sẽ minh bạch và an toàn hơn.

1.9- Quỹ phòng hộ

Quỹ phòng hộ là loại hình hợp tác đầu tư có sự tham gia của người quản lý quỹ và một nhóm các nhà đầu tư tư nhân. Các quỹ này sẽ được kiểm soát bởi các nhà quản lý quỹ.

Với Blockchain, một quỹ phòng hộ tiền điện tử phi tập trung sẽ được mở ra và cho phép các nhà đầu tư, nhà chiến lược tham gia. Điều này tạo ra sự phân cấp trong việc ra quyết định và mang lại lợi ích lớn hơn cho nhà đầu tư.

1.10- Chuyển tiền ngang hàng (P2P)

Các dịch vụ chuyển tiền P2P cho phép bạn chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình đến tài khoản hoặc thẻ tín dụng của người khác qua nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể bị tính phí cao và không đủ an toàn trong việc bảo mật thông tin khách hàng.

Tất cả những hạn chế của dịch vụ P2P có thể được giải quyết với Blockchain. Công nghệ này sẽ giúp phân cấp các ứng dụng chuyển tiền P2P và cho phép chuyển tiền trên toàn cầu với thời gian thực, tức là người nhận không phải đợi vài ngày mới nhận được tiền.

2- Ưu nhược điểm của Blockchain trong ngành ngân hàng 

Tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của Blockchain trong ngành ngân hàng nhé.

2.1- Ưu điểm 

Trong ngành ngân hàng, Blockchain như một cuốn sổ ghi chép lại tất cả các giao dịch với những ưu điểm sau:

+ Tính chính xác: Blockchain được hoạt động bởi hệ thống máy tính lên đến hàng ngàn máy. Đồng thời nó còn loại bỏ hầu hết sự tham gia của con người khi xác minh giao dịch nên thông tin sẽ chính xác hơn và ít khi xảy ra sai số như thực hiện công việc theo cách thủ công.

ưu nhược điểm của blockchain ngân hàng
>>>> Có thể bạn quan tâm: Blockchain là gì? Những vị trí công việc ngành Blockchain

+ Giảm chi phí: Blockchain loại bỏ hoàn toàn sự tham gia của đơn vị trung gian trong việc xác minh giao dịch nên các chi phí liên quan đến xác minh sẽ bị loại bỏ.

+ Phân quyền: khi có thông tin được thêm vào Blockchain, toàn bộ hệ thống máy tính sẽ được cập nhật. Điều này sẽ giải quyết vấn đề giả mạo thông tin.

+ Thời gian giao dịch nhanh: các kênh tài chính truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để thực hiện giao dịch. Nhưng với Blockchain các giao dịch gần như được thực hiện ngay lập tức. Ưu điểm này mang lại giá trị rất lớn trong các giao dịch đa quốc gia.

+ Giao dịch an toàn: thông tin giao dịch trong Blockchain sẽ được mã hoá bởi một hệ thống rất phức tạp. Nhờ vậy thông tin sẽ được bảo vệ tốt hơn và tránh được các nguy cơ thay đổi thông tin nhằm mục đích xấu.

2.2- Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm, Blockchain cũng có những nhược điểm nhất định khi ứng dụng trong ngành ngân hàng:

+ Chi phí đầu tư lớn: để có thể triển khai và vận hành hệ thống Blockchain đòi hỏi phải có một hệ thống máy tính làm việc 24/24. Dĩ nhiên chi phí cần thiết để sở hữu hệ thống máy tính này sẽ rất lớn.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường: để một hệ thống máy tính có thể hoạt động liên tục 24/24 đòi hỏi phải tiêu tốn nguồn năng lượng lớn. Chưa kể máy tính còn phải chịu mức độ bào mòn lớn hơn bình thường rất nhiều.

3- Trên thế giới đang áp dụng Blockchain vào ngân hàng như nào? 

Khi đã hiểu rõ bản chất của Blockchain là gì và nhận ra tiềm năng ứng dụng to lớn của Blockchain trong ngành ngân hàng, các nhà phát triển trên thế giới đều đẩy mạnh nghiên cứu và tạo ra các giải pháp Blockchain trong thực tiễn. Cụ thể:

+ Tại Ba Lan: cơ quan xử lý tín dụng trực tuyến Bureau trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Ba Lan đã ghi lại lịch sử tín dụng của khoảng 150 triệu người châu Âu bằng cách tạo ra giải pháp blockchain để xử lý dữ liệu của khách hàng.

+ Tại Tây Ban Nha: Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha – Banco Santander đã xây dựng một hệ thống thanh toán One Pay FX trên nền tảng blockchain.

+ Tại Trung Quốc: 12 trong số 26 ngân hàng của nước này cho biết họ đã sử dụng các ứng dụng Blockchain trong hồ sơ hàng năm với các mục đích khác nhau.

+ Tại Canada: Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đang thử nghiệm việc ứng dụng Blockchain cho các khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và Canada. Điều này cho phép họ theo dõi các khoản thanh toán qua lại giữa Mỹ và Canada theo thời gian thực.

thế giới ứng dụng blockchain ngân hàng
>>>> Xem thêm: Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào?

+ Tại Đức: Daimler – hãng xe Đức sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz, đã hợp tác cùng Ngân hàng Landesbank Baden-Wurttemberg (LBBW) để sử dụng Blockchain cho một giao dịch tài chính trị giá 100 triệu euro vào năm 2018.

+ Tại Việt Nam: từ tháng 7/2018, NAPAS đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain.

+ Theo nguồn tin từ CNBC, hãng IBM đang xây dựng công nghệ blockchain dành riêng cho bảy ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Từ những ứng dụng thực tiễn kể trên trong ngành ngân hàng của rất nhiều quốc gia trên thế giới, có thể thấy được Blockchain thực sự mang đến một giải pháp hiệu quả với những lợi ích tuyệt vời cho lĩnh vực này.

Tóm lại, với những ưu điểm của Blockchain, khi ứng dụng vào ngành ngân hàng sẽ giải quyết được các vấn đề còn hạn chế và mang lại hiệu quả cách mạng hoá mạnh mẽ cho lĩnh vực này. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ Blockchain là gì và trên thế giới đang áp dụng Blockchain vào ngân hàng như nào. Bạn cũng có thể tìm đọc các bài viết khác về chủ đề “Blockchain là gì” của Uptalent để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.