maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Kỹ Năng Làm Việc

Tố chất cần thiết để trở thành kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi

Tố chất cần thiết để trở thành kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi

Kinh doanh ngày nay đặc biệt chú trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm. Có sản phẩm chất lượng sẽ mang lại thành công cho công ty về nhiều mặt, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì thế vai trò của Kỹ sư đảm bảo chất lượng trong công ty rất quan trọng. 

Công việc chính của Kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA) là thiết lập và xây dựng các quy trình liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Họ chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Trong bài viết này HRchannels sẽ chia sẻ với bạn đọc những tố chất cần thiết để trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi.

Tuyển cấp cao

1. Có kiến thức chuyên môn vững

Trước tiên bạn cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công ty đang kinh doanh để trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi. Ví dụ như: Kỹ sư đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực phần mềm thì phải có kiến thức căn bản về code, lập trình... Có thể thấy rằng các ngành học ứng với mỗi lĩnh vực khác nhau đều cần QA-QC. Vì vậy dù bạn học ngành nào đều có cơ hội trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng. Quan trọng là bạn không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và có tính chuẩn xác cao.

Ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng nên trang bị thêm kiến thức liên quan đến các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO, TQM, Q-Base… Bạn cũng có thể tham gia các khóa học QA chuyên nghiệp để lấy các chứng chỉ, chứng nhận khi làm việc trong lĩnh vực QA / QC.

2. Biết đặt câu hỏi đúng lúc

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng không có hai dự án hay sản phẩm giống nhau. Vì vậy cho dù bạn có bao nhiêu kinh nghiệm từ các dự án trước đó thì bạn vẫn cần phải bắt đầu lại từ đầu khi tiến hành nghiên cứu các dự án, sản phẩm mới. 

Đặt câu hỏi đúng lúc để xác định tất cả các trường hợp có thể xảy ra sẽ giúp Kỹ sư đảm bảo chất lượng giảm thiểu các rủi ro và sai sót trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, dự án. 

Đặc biệt nếu bạn hiện giữ vai trò quản lý, các quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thì đặt câu hỏi đúng để biết khi nào cần mở rộng hay đi sâu vào chi tiết càng quan trọng hơn. Vì đây là một kỹ năng giao tiếp căn bản của người giữ vai trò quản lý.

to-chat-can-thiet-de-tro-thanh-ky-su-dam-bao-chat-luong-gioi-1
>>>> Xem thêm: Cẩm nang vượt qua vòng phỏng vấn kỹ sư đảm bảo chất lượng

3. Biết lắng nghe đúng cách

Những việc làm hấp dẫn

Senior Quality Engineer (Mechanical)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , QA/QC

QA Manager (Manufacturing)

Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

QA Staff (Manufacturing)

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Sản Xuất , QA/QC

QA Deputy Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Quality Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị Quản lý điều hành , Sản Xuất

Mọi người đều thích nói chuyện và mong muốn người khác nghe họ nói. Thậm chí là đưa ra giải pháp khi người khác chưa nói xong quan điểm của họ. Đây không phải là một hành động xấu nhưng đôi khi không phù hợp.

Lắng nghe là một kỹ năng không phải ai cũng có. Ở đây không chỉ là nghe mà không ngắt lời người khác mà là thực sự nghe và hiểu những gì người khác đang nói. Các Kỹ sư đảm bảo chất lượng có kỹ thuật chuyên sâu kết hợp với kỹ năng nghe hiệu quả sẽ có khả năng phát hiện các sai sót và rủi ro khi nghe người khác mô tả tình huống và biện pháp của họ. Một Kỹ sư đảm bảo chất lượng biết lắng nghe đúng cách thực sự là một chuyên gia kiểm tra chất lượng giỏi nhất.

4. Tập trung vào những điều mà chủ doanh nghiệp quan tâm

Chủ doanh nghiệp luôn muốn biết hiệu quả hoạt động kinh doanh đang tiến triển ra sao, các nỗ lực quản lý chất lượng sản phẩm có đạt kết quả như kỳ vọng hay không. Vì thế tại các cuộc họp báo cáo kết quả quản lý chất lượng với bộ phận QA, người quản lý doanh nghiệp không muốn nghe về các con số thống kê lỗi được phát hiện hay là phần trăm đáp ứng yêu cầu chất lượng. Những gì họ muốn nghe là các thông tin liên quan đến hiệu quả kinh doanh, các rủi ro có thể xảy ra, tiến độ sản xuất…Làm được như vậy Kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ khiến người quản lý hiểu được những gì họ nói và công nhận nỗ lực của họ và bộ phận QA.

5. Giao tiếp hiệu quả với các bộ phận có liên quan

Bất kỳ môi trường làm việc nào cũng đều đề cao mối quan hệ hợp tác giữa các nhóm, bộ phận có liên quan và trong nội bộ nhóm. Trong vai trò công việc của một Kỹ sư đảm bảo chất lượng, bạn sẽ phải tương tác làm việc với bộ phận sản xuất, bộ phận nghiên cứu – phát triển và với các thành viên trong bộ phận QA. Vì vậy để thúc đẩy hiệu quả công việc bạn nên linh hoạt, hòa đồng trong mối quan hệ giao tiếp với các thành viên khác. Bạn có thể phát triển mối quan hệ tương tác với các thành viên khác thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp, các cuộc họp ngắn, trò chuyện qua video hay là trò chuyện nhóm để chia sẻ thông tin và tương tác ngay lập tức với mọi người.

to-chat-can-thiet-de-tro-thanh-ky-su-dam-bao-chat-luong-gioi-2
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của Kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA Engineer)

6. Giữ vững lập trường và nâng cao kỹ năng đàm phán

Thực tế cho thấy bộ phận kinh doanh thường vô tình tạo ra những áp lực về thời gian hoàn thành, chức năng tốt hơn, mới hơn,… đối với Kỹ sư đảm bảo chất lượng, nhằm đáp ứng những yêu cầu không bao giờ có hồi kết của khách hàng. Trong khi bộ phận kinh doanh không hiểu rõ rằng mỗi quy trình đều tốn một khoảng thời gian nhất định mới đạt chất lượng như mong đợi. Nếu xảy ra chậm trễ thì ngay lập tức mọi lỗi lầm đều do Kỹ sư đảm bảo chất lượng gánh vác. Trong những trường hợp như vậy, đòi hỏi Kỹ sư đảm bảo chất lượng phải có lập trường vững vàng và biết cách đàm phán để tìm được tiếng nói chung giữa các bên liên quan.

7. Quản lý thời gian hiệu quả

Kỹ sư đảm bảo chất lượng thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch thực hiện rõ ràng sẽ giúp họ tận dụng tối đa thời gian có được. Đồng thời, quản lý thời gian hiệu quả cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn, tránh trường hợp bỏ sót các công việc cần làm khác.

8. Tin tưởng vào phán đoán và trực giác của bạn

Cho dù bạn có kỹ thuật và kỹ năng vô cùng tốt đi nữa thì trong một số trường hợp bạn vẫn phải ra quyết định dựa trên phán đoán và trực giác của bản thân. Có thể nói rằng, đôi khi không có gì có thể thay thế được trực giác của người làm công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, vì điều này gắn liền với những kinh nghiệm họ tích lũy trong nhiều năm làm nghề.

to-chat-can-thiet-de-tro-thanh-ky-su-dam-bao-chat-luong-gioi-3

Khi mà chất lượng sản phẩm ngày càng được đề cao trong hoạt động kinh doanh thì vai trò của Kỹ sư đảm bảo chất lượng cùng ngày càng được coi trọng hơn. Để trở thành một Kỹ sư đảm bảo chất lượng chuyên nghiệp, bạn cần trau dồi, rèn luyện bản thân các tố chất trên đây để có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bạn có thể truy cập vào hrchannels.com để nhanh tay nắm lấy cơ hội việc làm QA – QC phù hợp.

Quy trình headhunter

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.