maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Tìm hiểu về công việc của Copywriter

Tìm hiểu về công việc của Copywriter

Copywriter hiện là xu hướng chủ đạo trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nghề mang lại thu nhập cao cho những bạn đam mê viết lách. Trong bài viết này, Ms Uptalent muốn cùng bạn đọc tìm hiểu về công việc của một copywriter. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về ngành nghề vô cùng thú vị này nhé.

MỤC LỤC
1- Copywriter là gì?
2- Công việc của một copywriter
    2.1- Xây dựng, phát triển nội dung
    2.2- Tìm hiểu, bắt kịp xu hướng mới
    2.3- Tối ưu bài viết chuẩn SEO
    2.4- Phát triển nội dung đa kênh
    2.5- Viết bài PR cho website, thương hiệu, sản phẩm và doanh nghiệp
3- KPI cho một copywriter


Tuyển cấp cao

1- Copywriter là gì? 

Copywriter là người phụ trách việc sản xuất ra các nội dung sáng tạo phục vụ cho mục đích xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo trong các các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Các sản phẩm nội dung do copywriter tạo ra gồm có văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…

Trong marketing, vai trò của nội dung luôn đứng hàng đầu. Nhiệm vụ của copywriter là phải tạo ra những nội dung mới mẻ, độc đáo để có thể thu hút công chúng và truyền đạt các thông điệp cần thiết vào đúng thời điểm. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và thúc đẩy khách hàng làm ra hành động cụ thể.

Không những thế, bằng cách vận dụng ngôn từ một cách hiệu quả, copywriter còn có thể giúp doanh nghiệp tương tác liên tục với khách hàng, tạo dựng tình cảm và gia tăng lòng trung thành của họ đối với sản phẩm cũng như thương hiệu.

Với nghề copywriter, bạn có thể làm việc tại một công ty cố định hoặc làm việc độc lập. Nếu làm việc độc lập bạn có thể tự làm cho chính mình hoặc làm việc đồng thời cho nhiều khách hàng khác nhau. Cho dù làm việc dưới hình thức nào thì trách nhiệm của bạn chính là tạo nên những sản phẩm nội dung có khả năng thu hút sự chú ý của người tiếp cận với chúng.

Hiện nay, copywriter được chia thành hai trường phái dựa trên những khác biệt về phong cách ngôn ngữ, hình thức sản phẩm và cách thức xây dựng nội dung. Đó là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.

Với copywriter truyền thống, bạn sẽ làm việc để tạo ra các ấn phẩm như bài quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, thư từ, biển quảng cáo,… Các copywriter truyền thống là những người rất giỏi sử dụng ngôn từ, nghiêm khắc về phương diện ngữ pháp và trình bày. Từ đó, họ có thể tạo ra các slogan, nội dung ấn tượng, có tính thuyết phục cao. Những copywriter này thường làm tại các toà soạn báo hoặc công ty quảng cáo.

Trong khi đó, copywriter hiện đại là những người tạo ra nội dung ở dạng media. Ví dụ như, các bài viết trên website, mạng xã hội, banner, video,… Copywriter hiện đại không quá đặt nặng vấn đề ngữ pháp như copywriter truyền thống. Thay vào đó, họ coi sự sáng tạo trong cách dùng từ và trình bày là yếu tố hàng đầu. Đồng thời, các từ ngữ giật tít, trending hay các icon, biểu tượng được sử dụng thường xuyên trong copywriter hiện đại. 

Những việc làm hấp dẫn

Cho dù phát triển theo trường phái nào, bạn cũng cần có đam mê, sự kiên trì và liên tục sáng tạo ra những nội dung hấp dẫn. Nếu làm được như vậy, bạn nhất định sẽ phát triển xa hơn trong sự nghiệp của một copywriter.

2- Công việc của một copywriter 

Công việc chính của một copywriter là viết. Bên cạnh đó, họ cũng phải đảm nhận nhiều công việc khác nhằm tạo ra những nội dung chất lượng và sáng tạo. Sau đây là những công việc mà copywriter sẽ phải thực hiện:

2.1- Xây dựng, phát triển nội dung 

Copywriter sẽ dựa trên các ý tưởng, chiến lược của doanh nghiệp để xây dựng, phát triển nội dung, câu chuyện truyền thông và các thông điệp liên quan đến sản phẩm. Có thể thấy, copywriter chính là người chịu trách nhiệm truyền đạt các thông tin, nội dung quảng cáo cần thiết đến khách hàng.

Để có thể xây dựng nên các nội dung phù hợp, hiệu quả, copywriter cần có khả năng thấu hiểu tâm lý và hành vi tiêu dùng của đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, họ cũng phải biết cách đồng cảm và tìm được biện pháp giải quyết các vấn đề của khách hàng. 

Nhìn chung, với nghề copywriter, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn khả năng sáng tạo, năng lực vận dụng ngôn ngữ, am hiểu cách trình bày vấn đề và thấu hiểu khách hàng để tạo ra những nội dung thực sự chất lượng.

Quá trình sáng tạo nội dung không thể thực hiện chỉ trong thời gian ngắn. Việc này thực sự đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình làm việc nghiêm túc và kiên trì. Nói cách khác, để xây dựng và phát triển nội dung bạn cần thực hiện tuần tự từng bước một. 

Cụ thể, bạn trước tiên cần hiểu được khách hàng, hiểu thị trường, chọn đúng khách hàng mục tiêu. Kế đó, bạn sẽ phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học, chi tiết. Từ đó, bạn mới đưa ra được các ý tưởng, kế hoạch nhằm xây dựng nên những nội dung phù hợp với chiến lược, mục tiêu của khách hàng.

2.2- Tìm hiểu, bắt kịp xu hướng mới 

Trong lĩnh vực marketing, yêu cầu sáng tạo đối với vấn đề nội dung luôn được đề cao. Hơn nữa, tốc độ thay đổi, phát triển của ngành cũng vô cùng nhanh chóng. Do đó, copywriter cần chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Họ phải luyện viết thật nhiều, nâng cao chất lượng bài viết cũng như sẵn sàng tiếp nhận và bắt kịp xu hướng mới.

Bằng cách không ngừng tìm kiếm, thu thập thông tin sản phẩm cũng như cập nhật xu hướng, copywriter sẽ xây dựng được các nội dung độc đáo và mới mẻ. Chính quá trình học tập, cập nhật và tiếp thu thông tin này sẽ giúp copywriter đa dạng hoá phong cách viết bài. Nói cách khác, họ sẽ không ngừng cải tiến phong cách viết để phù hợp với xu hướng, thị hiếu của khách hàng.

Thực tế, không có copywriter nào là số một. Tất cả mọi người đều đang trong quá trình tự học, tự rèn luyện khả năng copywriter. Bởi vậy, việc liên tục tìm hiểu, nắm bắt các xu hướng mới là nhiệm vụ trọng yếu giúp copywriter phát triển trong nghề. Đương nhiên, họ cần tiếp thu những cái hữu ích, đúng cách và phải luôn có lập trường của riêng mình khi làm copywriter.

2.3- Tối ưu bài viết chuẩn SEO  

Các nội dung do copywriter sáng tạo ra không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá mà còn hướng đến việc tối ưu tìm kiếm và đạt được các thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Nói đơn giản là copywriter cần đảm bảo tối ưu bài viết chuẩn SEO.

Để có được một bài viết chuẩn SEO, trước tiên copywriter cần chọn những chủ đề được nhiều người quan tâm và có liên quan đến đối tượng cần quảng bá. Điều này sẽ giúp copywriter duy trì được lượng traffic ổn định. 

Kế tiếp, copywriter sẽ tiến hành nghiên cứu và chọn từ khoá. Thông thường, copywriter sẽ không chọn các từ khoá quá ngắn vì người dùng sẽ không sử dụng các từ khoá ngắn khi cần tìm kiếm thông tin.

Sau cùng, copywriter cần biên tập bài viết theo chuẩn SEO. Cụ thể, họ sẽ làm những việc sau:

- Tối ưu hoá tiêu đề bài viết: đây là yếu tố quan trọng để Google ưu tiên bài viết trên trang kết quả tìm kiếm. Một tiêu đề bài viết tối ưu không nên quá dài và phải chứa từ khoá chính. Đặc biệt không được đặt tiêu đề bài viết trùng lặp trên trang và phải đảm bảo tiêu đề bài viết hấp dẫn, lôi cuốn.

- Tối ưu hoá mô tả bài viết: đây là phần nội dung khái quát sẽ hiện lên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy, copywriter sẽ phải viết phần này sao cho thu hút để khán giả click vào bài viết. Trong phần mô tả phải đảm bảo có chứa từ khoá của bài viết, bao gồm cả từ khoá chính và các từ khoá phụ.

- Tối ưu hoá nội dung bài viết: copywriter nên bôi đậm, in nghiêng các từ, cụm từ liên quan đến từ khoá hoặc tiêu đề bài viết. Họ cũng đặt thêm các link trong bài viết, bao gồm link trang chủ, link quay lại bài viết, các internal link nên dẫn tới bài viết khác và nên có thẻ title cho mỗi internal link. Nếu có ảnh trong bài viết nên đặt tên ảnh là từ khoá hoặc có liên quan đến từ khoá. Ngoài ra, copywriter cũng tối ưu các thẻ title, alt của file ảnh, đường dẫn bằng cách đặt từ khoá vào thẻ title, thẻ alt của ảnh, đường link.

Khi đã làm xong những việc trên, copywriter cần kiểm tra lại bài viết để có thể tối ưu hoá bài viết nên tốt hơn.

2.4- Phát triển nội dung đa kênh 

Hoạt động marketing bao gồm rất nhiều công việc khác nhau cần phải làm, nhất là những doanh nghiệp phát triển kinh doanh chủ yếu trên môi trường số. Với những doanh nghiệp này, các hoạt động marketing cần liên kết lại với nhau như một hệ sinh thái để có thể tiếp cận được lượng khán giả trên nhiều kênh khác nhau.

Nhiệm vụ của copywriter chính là đảm bảo xây dựng nội dung đa kênh cho doanh nghiệp, bao gồm website, fanpage, các diễn đàn, social media, email marketing, quảng cáo,… Đồng thời phải đảm bảo các nội dung sẽ được kết nối cùng một lúc và liên kết chặt chẽ với nhau.

2.5- Viết bài PR cho website, thương hiệu, sản phẩm và doanh nghiệp 

Một trong những công việc quan trọng khác của copywriter là viết các bài PR cho website, thương hiệu, sản phẩm và doanh nghiệp. Trong bài PR, copywriter sẽ sử dụng các hình ảnh, lời văn, câu từ để giới thiệu cho công chúng biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đưa hình ảnh của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu.

Không giống như các bài quảng cáo, bài PR giống như một bài báo, nó không quá tập trung vào ưu điểm của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng bài PR để tạo dựng niềm tin và lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình.

3- KPI cho một copywriter 

Để đánh giá hiệu quả công việc của copywriter, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số KPI dưới đây:

3.1- Lượng tương tác mỗi bài viết

Chỉ số này được đo lường bằng lượng người xem, người đọc, lượng comment, chia sẻ, lượt thích đối với mỗi bài viết được đăng tải. Nếu chỉ số này cao, tức là mức độ lan tỏa của nội dung, thông điệp càng lớn. Ngược lại, nếu lượng tương tác không đủ lớn, chứng tỏ nội dung đó không thú vị.

Lượng tương tác mỗi bài viết là dấu hiệu cho thấy các nội dung copywriter tạo ra có nhận được sự đồng cảm của đối tượng cần hướng tới hay không. Những thông tin này sẽ được sử dụng để điều chỉnh các chiến dịch marketing của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp luôn cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng.

3.2- Số lượng bài viết theo tháng

Chỉ số này đo lường số lượng bài viết trong một tháng và các yếu tố liên quan khác.

3.3- Số người đăng ký nhận bài một tháng

Đo lường số lượng người đăng ký nhận bài viết trong một tháng. Đây là KPI được một số doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc của copywriter.

3.4- Thứ hạng bài viết trên google

Chỉ số này đánh giá chất lượng bài viết thông qua thứ hạng đăng tải trên Google theo một từ khóa cụ thể nào đó.

Như vậy, Ms Uptalent đã cùng bạn đọc tìm hiểu về công việc của một copywriter. Mong rằng sau bài viết, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn nghề copywriter và những công việc mà copywriter sẽ làm mỗi ngày. Bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của Uptalent để có thêm nhiều thông tin hữu ích về nghề copywriter này nhé. Chúc bạn thành công!
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.