- 420k
- 1k
- 870
Supply Chain là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, liên quan đến việc quản lý các hoạt động và luồng thông tin từ nguồn cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Ms Uptalent sẽ giúp các bạn làm rõ tất tần tật các thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng việt nam và toàn cầu. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM:
1. Supply Chain là gì?
1.1. Supply Chain là gì?
1.2. Ngành Supply Chain là gì?
2- Công việc của Supply Chain
3- Vai trò của Supply Chain
4- Mô hình hoạt động Chuỗi cung ứng
5. Phòng Supply Chain gồm các vị trí nào?
5.1. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager)
5.2. Quản lý vận chuyển (Transportation Manager)
5.3. Quản lý kho (Warehouse Manager)
5.4. Quản lý kế hoạch sản xuất (Production Planning Manager)
5.5. Chuyên viên quản lý đơn hàng (Order Staff)
5.6. Các vị trí khác
6. Mức lương ngành Supply Chain tại Việt Nam
7. Học ngành gì để làm Supply Chain?
7.1 Ngành học và bằng cấp
7.2. Chứng chỉ ngành liên quan
8. Xu hướng phát triển ngành Supply Chain tại Việt Nam
9. Cơ hội nghề nghiệp
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Supply Chain còn được biết đến với tên gọi “Chuỗi cung ứng”, là một hệ thống các hoạt động liên quan để đưa sản phẩm/dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình Sản xuất - Vận chuyển - Lưu trữ - Phân phối hàng hóa.
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng có liên quan mật thiết với nhau nhằm chuyển đổi và dịch chuyển nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng và được giao đến tay người dùng. Trong chuỗi cung ứng, phần giá trị còn lại (mà có thể tái chế) của các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập tại bất cứ điểm nào của chuỗi cung ứng.
Ngành Supply Chain (chuỗi cung ứng) là một trong những lĩnh vực quản lý kinh doanh liên quan đến quản lý và điều phối các hoạt động từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Ngành này bao gồm các hoạt động như dự đoán nhu cầu, mua hàng, quản lý kho, sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hoá. Mục tiêu của ngành này là tối ưu hóa quy trình để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp và sự thoả mãn của khách hàng cuối cùng.
>>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Supply Chain và Logistics
Dựa trên khái niệm ở trên, chúng ta có thể thấy các nhà quản trị chuỗi cung ứng sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu, sản xuất và phân phối hàng hoá đến tay khách hàng.
Với mục tiêu đảm bảo tất cả hàng hoá luôn giữ được chất lượng như ban đầu và được giao đúng thời gian, địa điểm yêu cầu.
Nhà quản trị chuỗi cung ứng có trách nhiệm hoạch định nhu cầu, dự báo nhu cầu hàng bán và lên kế hoạch thu mua vật tư, sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý.
Bên cạnh đó, họ cũng cần thu thập, phân tích, đánh giá các xu hướng và nhu cầu sản xuất. Từ đó tiến hành thiết lập và điều chỉnh quy trình, kế hoạch cung ứng để đáp ứng tốt nhất kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Tìm kiếm và thu mua các nguyên liệu, hàng hoá với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp.
Để làm được như vậy, các nhà quản trị sẽ phải xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp. Đồng thời họ còn phải phối hợp cùng các bộ phận liên quan để có phương án phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí trên toàn chuỗi cung ứng.
Yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tác động từ môi trường và giữ sự an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mình là sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, với giá thành cạnh tranh.
Chính vì vậy, công việc này là phải hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra với hiệu quả tối ưu và ổn định.
Ưu tiên số một của chuỗi cung ứng là đảm bảo hàng hóa luôn có trên kệ. Nói cách khác họ cần đảm bảo tính sẵn có của hàng hoá và quản lý đơn hàng hiệu quả.
>>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp ngành Supply Chain
Vai trò của supply chain đối với khả năng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp rất lớn. Nếu có thể quản lý tốt chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tạo dựng vị thế trên thị trường, gia tăng độ phủ thương hiệu, phát triển các chiến lược marketing và ngày càng vươn xa hơn.
Cụ thể, có các vai trò sau:
+ Thứ nhất, chuỗi cung ứng có mặt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ hoạch định, tìm nguồn hàng, sản xuất, hậu cần cho đến việc phối hợp với các nhà cung ứng, đối tác, kênh trung gian và các bên liên quan khác. Nên chỉ cần quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cải thiện được doanh thu và nâng cao vị thế cạnh tranh.
+ Thứ hai, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự hiệu quả của các hoạt động cung ứng đầu vào và phân phối đầu ra. Cụ thể, supply chain sẽ giúp doanh nghiệp dự báo được chính xác nhu cầu của thị trường, từ đó làm giảm mức độ rủi ro và điều tiết lượng hàng hoá tồn kho hợp lý. Về đầu ra, có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết và mang về lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
+ Thứ ba, đảm bảo hiệu quả tối ưu cho các hoạt động logistics. Nhờ vậy hàng hoá được phân phối với tốc độ nhanh nhất, chi phí thấp nhất và doanh nghiệp sẽ nhận được mức lợi nhuận cao hơn.
+ Thứ tư, thông qua các hoạt động trong chuỗi cugn ứng toàn cầu doanh nghiệp có thể giành được ưu thế cạnh tranh, mở rộng các chiến lược phát triển, có được chỗ đứng trên thị trường và gia tăng cơ hội vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Nói về mô hình vận hành chuỗi cung ứng, trên thế giới có rất nhiều loại mô hình vận hành, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, và sẽ phù hợp với từng loại hình, quy mô và mục tiêu của từng doanh nghiệp cụ thể. Sau đây là tên một vài mô hình vận hành chuỗi cung ứng:
- Mô hình Plan - Do - Check - Act gọi tắt là PDCA, còn được gọi là mô hình Deming hay vòng Deming - loại này tập trung vào quản lý chất lượng và cải tiến liên tục
- Mô hình Six Sigma - đây là mô hình chú trọng cải tiến chất lượng, tập trung vào việc giảm thiểu sai số và sự biến động trong toàn bộ chuỗi.
- Mô hình Lean - mô hình tập trung loại bỏ lãng phí và tăng cường hiệu suất
- Mô hình Agile - là loại mô hình ban đầu áp dụng trong lĩnh vực phần mềm và nó tập trung vào sự linh hoạt, tương tác và phản hồi nhanh chóng trong quy trình cung ứng.
- Mô hình SCOR - mô hình được sử dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mô hình vận hành chuỗi cung ứng được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Đó là mô hình SCOR (Supply Chain Operations Reference). Mô hình này có tên tiếng Việt là “mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng”.
Mô hình SCOR sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất toàn chuỗi cung ứng. Trong mô hình SCOR, doanh nghiệp có thể quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến nhà cung cấp và khách hàng như giao nhận hàng hoá, thực hiện đơn hàng, bảo hành, gửi trả hàng hoá,…
Mô hình SCOR hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc chính, bao gồm: mô hình hóa quá trình / tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất.
Quy trình hoạt động của mô hình SCOR bao gồm 5 yếu tố:
+ Thứ nhất, lên kế hoạch (Plan): bao gồm việc cân đối các nguồn lực, thiết lập các quy tắc, tiêu chuẩn và lập kế hoạch chuỗi cung cầu phù hợp với kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
+ Thứ hai, nguồn (Source): liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, thỏa thuận và thanh toán với nhà cung cấp.
+ Thứ ba, thực hiện (Make): bao gồm các công việc sản xuất, đóng gói và phát hành sản phẩm theo yêu cầu của các đơn đặt hàng. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác như quản lý mạng lưới sản xuất, thiết bị, cơ sở vật chất và vận chuyển.
+ Thứ tư, giao hàng (Deliver): bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm ra thị trường như quản lý đơn hàng, nhập kho, phân phối, vận chuyển. Đồng thời bước này cũng liên quan đến vấn đề quản lý tổng thể vòng đời sản phẩm, hàng tồn kho, yêu cầu nhập, xuất hàng và dịch vụ khách hàng.
+ Thứ năm, trả lại (Return): bước này tập trung xử lý các sản phẩm bị trả lại, vì bất cứ lý do nào. Mỗi doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn các kịch bản xử lý trong trường hợp sản phẩm bị trả lại. Việc hoàn trả cần được thực hiện theo các quy tắc kinh doanh, quy tắc quản lý hàng tồn kho và theo các quy định khác. Bên cạnh đó, bước này cũng liên quan mật thiết đến công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Mô hình SCOR không cố gắng giải thích tất cả quy trình hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, mô hình này tập trung vào các khía cạnh: tương tác với khách hàng, giao dịch sản phẩm và tương tác với thị trường.
Đây là vị trí đảm nhận vai trò chủ đạo trong quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, điều phối và giám sát hoạt động. Có trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mức lương của vị trí này dao động từ 14.000.000 đồng - 45.000.000 đồng.
Quản lý vận chuyển có vai trò điều phối và quản lý các hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến. Có trách nhiệm đảm bảo thời gian giao hàng, tối ưu hóa chi phí vận chuyển và duy trì quan hệ với đối tác vận chuyển.
Mức lương của vị trí này dao động từ 10.000.000 đồng - 32.000.000 đồng.
Warehouse Manager có vai trò trong việc quản lý hoạt động lưu trữ, kiểm kê và quản lý kho hàng. Đảm bảo sự sắp xếp hợp lý, tối ưu hóa không gian và đảm bảo sự đáp ứng nhanh chóng cho yêu cầu hàng hóa.
Mức lương của vị trí này dao động từ 10.000.000 đồng - 32.000.000 đồng.
Quản lý kế hoạch sản xuất có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên nhu cầu dự báo và yêu cầu khách hàng. Đảm bảo lịch trình sản xuất hợp lý, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và đạt được mục tiêu hiệu suất.
Mức lương của vị trí này dao động từ 15.000.000 đồng - 43.000.000 đồng.
Nhân viên này sẽ là người xử lý đơn hàng, quản lý thông tin liên quan đến đơn hàng và đảm bảo sự đáp ứng chính xác và đúng thời hạn cho yêu cầu của khách hàng.
Mức lương của vị trí này dao động từ 6.000.000 đồng - 18.000.000 đồng.
Ngoài ra, để vận hành chuỗi cung ứng thì còn cần nhiều vị trí khác nhau nữa như:
- Chuyên viên quan hệ khách hàng
- Chuyên viên quản lý rủi ro
- Chuyên viên phân tích dữ liệu,
- Quản lý chất lượng
- Trưởng phòng thu mua (Purchasing Manager)
- Lái xe vận chuyển hàng hóa
......
Nhìn chung, phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng rất rộng. Các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng có cách vận hành và mô hình hoạt động rất khác nhau nên hình thành nhiều vị trí công việc với tên gọi và mô tả công việc của từng vị trí cũng rất khác nhau.
Theo Salaryexplore cho thấy mức lương của người làm trong lĩnh vực chuỗi cung ứng tại Việt Nam dao động từ 7,180,000 đồng - 20,100,000 đồng, mức trung bình là 13,300,000 đồng cao hơn so với mặt bằng chung. Tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm mà mức lương sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Đối với những vị trí cấp nhân viên, yêu cầu ít kinh nghiệm, thì mức lương dao động trong khoảng 5 – 9 triệu / tháng. Mặc dù mức lương này không quá “ấn tượng”, thế nhưng, có một ưu điểm nổi trội là cho dù bạn có học trái ngành, không được đào tạo chính quy thì vẫn dễ dàng kiếm được việc làm trong ngành này và vẫn có cơ hội thăng tiến tốt.
Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương cũng theo đó mà tăng lên. Tại các vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương của bạn sẽ tăng lên đáng kể, rơi vào khoảng 9 – 15 triệu / tháng.
Những vị trí thuộc cấp quản lý có mức lương bình quân khoảng 15 – 23 triệu / tháng. Tuy nhiên, theo Uptalent được biết, có những công ty chi trả cho những vị trí này mức lương lên tới 80 – 100 triệu / tháng. Đây là quả thực là một con số quá “khủng” phải không các bạn?
Tóm lại, làm việc trong ngành chuỗi cung ứng bạn sẽ nhận được mức thu nhập rất khả quan. Đặc biệt nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp và có kinh nghiệm thì mức lương có thể lên tới “ngàn đô” một tháng.
Con đường chính quy để các bạn theo đuổi ngành Supply Chain là theo học Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường Cao đẳng, Đại học. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết để làm việc và thăng tiến trong ngành.
Cụ thể, bạn sẽ được học những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản lý hệ thống kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải, marketing quốc tế và tài chính – kế toán trong vận tải đa phương thức.
Một vài ngành học hoặc các khóa hoạc để bạn tham khảo như:
Cử nhân hoặc Thạc sỹ Quản lý Chuỗi Cung Ứng: Đây là bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành. Nó cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh, quản lý sản xuất và quản lý dịch vụ. Ngành học này có tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
Cử nhân hoặc Thạc sỹ Khoa học về Quản lý: Đây là bằng cấp chuyên sâu về quản lý và cung cấp cho sinh viên các kỹ năng quản lý, tư duy phân tích và kỹ năng lãnh đạo.
Cử nhân hoặc Thạc sỹ Khoa học về Kinh tế: Bằng cấp này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kinh tế, tài chính, quản lý rủi ro và phân tích thị trường.
Chứng chỉ Quản lý Sản xuất và Quản lý Kho hàng: Đây là chứng chỉ quản lý sản xuất và kho hàng phổ biến nhất, giúp cá nhân nắm được các kỹ năng cần thiết để quản lý quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu kho hàng hóa.
Chứng chỉ Quản lý Chuỗi Cung Ứng: Đây là chứng chỉ chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các kỹ năng về lập kế hoạch, mua hàng, vận chuyển, quản lý kho và quản lý nhà cung cấp.
>>>> Tham khảo: Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Có nhiều chứng chỉ và khóa học được cung cấp để giúp cá nhân nâng cao kỹ năng và chuyên môn hóa nghề nghiệp. Sau đây là một số chứng chỉ phổ biến:
APICS Certified in Production and Inventory Management (CPIM): Đây là chứng chỉ quản lý sản xuất và quản lý kho hàng quốc tế phổ biến nhất trên thế giới.
Certified Supply Chain Professional (CSCP): Chứng chỉ này tập trung vào tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, bao gồm quản lý sản xuất, lập kế hoạch, mua hàng, vận chuyển, và quản lý kho.
Certified in Logistics, Transportation and Distribution (CLTD): Chứng chỉ này tập trung vào các hoạt động liên quan đến vận chuyển và phân phối hàng hóa.
Certified Professional in Supply Management (CPSM): Chứng chỉ này tập trung vào quản lý mua hàng và quản lý nhà cung cấp.
Six Sigma Green Belt: Chứng chỉ này tập trung vào cải tiến quy trình và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và vận hành trong chuỗi cung ứng.
Bên cạnh con đường chính quy, thì ngành học Supply-Chain cũng rất rộng mở chào đón nhân sự thuộc các ngành khác gia nhập và kiếm tiền. Nói cách khác, cho dù bạn theo học ngành gì đi nữa thì đều có thể kiếm được cơ hội việc làm tại những vị trí ban đầu trong ngành này.
Hiện tại, Việt Nam đang có những bước tiến theo xu thế “The new retail” của thế giới. Xu thế này được hiểu một cách đơn giản là một sự đổi mới trong cách bán lẻ truyền thống. Với "The new retail" doanh nghiệp sẽ dự đoán nhu cầu của khách hàng, sau đó làm những thứ họ muốn vào đúng lúc họ cần. Sự thành công của bán lẻ lúc này là sự kết hợp hoàn hảo giữa việc tối ưu hóa vận hành và tối ưu hóa trải nghiệm thông qua nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo.
Hai điển hình của xu thế The new retail tại Việt Nam là Seedcom và Scan and go của Vinmart. Trong đó Seedcom nổi tiếng bằng việc ứng dụng công nghệ vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng trong các chuỗi cửa hàng Coffee House, Cầu Đất Farm, Haravan, Juno, Eva De Eva, HNOSS, KingFood, Scommerce và TenRen’sTea. Còn Scan and Go được áp dụng vào chuỗi siêu thị của Vinmart bằng cách cho phép người dùng quét mã QR các sản phẩm muốn mua và ra về, phần việc còn lại sẽ được hệ thống xử lý và hàng hóa được giao tận nhà trong 2 giờ.
Bên cạnh The new retail, thì trong thời gian tới xu hướng “Green Supply Chain” sẽ là điểm nhấn quan trọng. Xu hướng này còn được biết đến với tên gọi “vận chuyển xanh” hay “vận chuyển bảo vệ môi trường”. Trước những ảnh hưởng từ thiên tai và dịch bệnh gần đây, nhất là trong năm 2020, đã cho thấy thế giới càng phải quyết liệt hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong khi đó, bên cạnh ngành sản xuất thì vận tải cũng là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nặng, nên sẽ bị thắt chặt hơn về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, với sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển bảo vệ môi trường, thì những nhà cung cấp không thân thiện với môi trường sẽ không được họ lựa chọn. Khi đó những đơn vị theo đuổi "Vận chuyển xanh" sẽ chiến thắng trong việc giữ chân khách hàng.
Trên thế giới Quản lý chuỗi cung ứng là ngành có đã phổ biến từ lâu. Thực tế đã cho thấy những doanh nghiệp chú trọng phát triển chuỗi cung ứng đều có lợi nhuận cao hơn đối thủ khoảng 6%.
Tại Việt Nam, Supply-Chain không phải là một ngành mới mà thực chất đã xuất hiện cách đây 10 năm. Tuy nhiên, trước đây các doanh nghiệp không nhận thức đúng tầm quan trọng của ngành này. Chỉ đến khi nước ta tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì ngành này mới thực sự có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, vai trò của chuỗi cung cứng đã được khẳng định trong việc đưa nền kinh tế hội nhập quốc tế.
Hiện nay, nước ta có trên 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Đồng thời dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2020 – 2025 cho thấy, tỷ lệ % việc làm mới ngành Supply Chain chiếm tới 5% tổng số việc làm mới.
Một điểm lợi thế khác là ngành không đòi hỏi nhiều về bằng cấp để thăng tiến. Để theo đuổi ngành này bạn chỉ cần tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan, có kinh nghiệm và giỏi ngoại ngữ thì cơ hội nghề nghiệp sẽ vô cùng rộng mở với bạn.
Như vậy, Uptalent đã giúp các bạn Tìm hiểu từ A-Z về chuỗi cung ứng ở Việt Nam rồi đó. Chắc rằng qua bài viết này các bạn cũng đã hiểu được cặn kẽ Supply Chain là gì rồi đúng không nào? Giờ thì các bạn hãy nỗ lực học hỏi kiến thức và rèn luyện thật tốt các kỹ năng cần thiết để trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu thôi nào!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet