- 420k
- 1k
- 870
Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào hiện nay cũng cần sự điều hành từ một giám đốc kinh doanh. Họ có nhiệm vụ phát triển doanh thu, xây dựng những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng sự phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer – CCO) là chức danh chỉ đứng sau vị trí Giám đốc điều hành (CEO). CEO với vai trò điều hành chung tất các công việc của doanh nghiệp từ quản lý nhân sự, quản lý chiến lược, các khâu sản xuất, quảng bá,... thì CCO là những người thực hiện các công việc liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, quan hệ khách hàng. Hiện nay, công việc giám đốc kinh doanh và vị thế của họ ngày càng được nâng tầm trong doanh nghiệp.
Thước đo đánh giá sự thành công hay thất bại của giám đốc kinh doanh thể hiện ở mức doanh thu, lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp. Công việc quan trọng nhất đặt ra cho các CCO chính là việc xây dựng những phương pháp kinh doanh mới bắt kịp xu thế thị trường. Ngoài ra, đảm bảo năng lực của đội ngũ bán hàng cần đảm bảo tốt nhất để cùng đạt được mục tiêu.
Bên cạnh đó, công việc giám đốc kinh doanh cũng là “đầu mối” quan hệ trực tiếp với khách hàng nên họ nắm chắc được tâm lý, mong muốn từ khách hàng. Qua đó, xây dựng những chính sách cạnh tranh phù hợp trên thị trường, thiết lập đội ngũ khách hàng thân thiết và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Trước hết, yêu cầu chung nhất với nghề giám đốc kinh doanh là cần kiến thức cụ thể trong quản lý thị trường. Kiến thức trước hết thể hiện ở kiến thức sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các kỹ năng nghiên cứu về thị trường sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh cũng hết sức cần thiết và quan trọng.
Người quản lý cần có chiến lược điều hành nhân viên của mình một cách phù hợp và khoa học nhất. Bên cạnh hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, nghề giám đốc kinh doanh cần có kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với từng vị trí, từng phòng ban.
Hơn bất kỳ vị trí nào, giám đốc kinh doanh là người thường xuyên tiếp xúc với đối tác, với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu được. Họ là người đầu tiên làm việc với các đối tác, thuyết phục khách hàng tiếp cận với các dịch vụ của mình. Do đó, những CCO trong doanh nghiệp cần hết sức chú trọng kỹ năng này.
Việc tận dụng công nghệ hiện đại cũng là cách để các giám đốc kinh doanh xây dựng chiến lược phát triển qua các đối thủ cạnh tranh. Công việc giám đốc kinh doanh cần là người đi đầu trong việc tận dụng những nền tảng phần mềm kinh doanh tự động có sẵn và lựa chọn những phần mềm phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Tiêu chuẩn tuyển dụng nghề giám đốc kinh doanh bao gồm: bằng cấp, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm,... và các tố chất cần thiết khác với nhà quản lý.
Vị trí giám đốc kinh doanh đòi hỏi các ứng viên cần tốt nghiệp cấp bậc đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế, Marketing, quản trị kinh doanh, thương mại hoặc các chuyên ngành tương đương khác.
Thông thường, vị trí giám đốc kinh doanh cần những ứng viên có ít nhất 5 năm trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong vị trí quản lý hoặc trường phòng kinh doanh.
- Kỹ năng quản lý nhóm, lập kế hoạch chiến lược dài hạn.
- Có khả năng phân tích, đánh giá thị trường chính xác và đưa ra phương hướng phát triển phù hợp.
- Khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt và có thể tổ chức làm việc nhóm hiệu quả.
- Chủ động, trách nhiệm trong công việc. Có thể làm việc với cường độ cao và thường xuyên công tác xa, công tác ngoài giờ.
Kinh doanh là công việc đỏi hỏi trải qua nhiều giai đoạn và kỹ năng nếu bạn muốn thành công. Nếu bạn không phải là một thiên tài kinh doanh thì một người bình thường để trở thành giám đốc kinh doanh thường khá gian nan.
Trước hết, hãy xây dựng cho mình nền tảng kiến thức thật tốt trong các trường đại học. Hãy tập trung vào các môn cần thiết là tài chính, kế toán cũng như phát triển kỹ năng mềm cần thiết phục vụ công việc trong tương lai.
Khi phấn đấu trong nghề giám đốc kinh doanh, bạn cần lộ trình từ nhân viên kinh doanh- trưởng phòng kinh doanh- giám đốc kinh doanh. Hãy nỗ lực phát triển mình khi còn làm nhân viên hoặc trưởng nhóm và tham gia các khóa học đào tạo cần thiết. Qúa trình này giúp bạn tích lũy được các kiến thức cần thiết và bạn có cơ hội được cất nhắc cho công việc giám đốc sau này.
Đừng ngần ngại công việc Sale bởi chúng chính là bước đầu của một leader rồi một sale manager. Công việc giám đốc kinh doanhđòi hỏi nếu muốn thành công, bạn cần có kỹ năng thuyết phục người khác cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường, kiến thức đời sống,... để đạt được mục tiêu cuối cùng là bán được hàng tới khách hàng.
Phấn đấu lên vị trí giám đốc kinh doanh là quá trình bền bỉ và lâu dài. Mong rằng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn hình dung rõ nhất công việc của một CCO.
Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo thêm những bài học định hướng nghề nghiệp do HRchannels chia sẻ tại đây Định hướng nghề nghiệp.