maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

ISO là gì? Các loại chứng chỉ ISO tiêu biểu tại Việt Nam

ISO là gì? Các loại chứng chỉ ISO tiêu biểu tại Việt Nam

Cụm từ ISO, Chứng chỉ ISO đang dần xuất hiện với mật độ dày hơn ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, điều này thôi thúc chúng ta phải tìm hiểu ngay và luôn ISO là gì, những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn ISO tại nước ta hiện nay ra sao. Phạm vi thông tin khá rộng nhưng đừng lo, Ms. Uptalent sẽ luôn đồng hành cùng chúng ta.

MỤC LỤC:
1. Tiêu chuẩn ISO là gì?
2. Chứng chỉ ISO là gì?
3. Làm thế nào để sở hữu chứng chỉ ISO?
4. Các loại chứng chỉ ISO tiêu biểu tại Việt Nam

   4.1. Hệ thống quản lý chất lượng - Chứng chỉ ISO 9001:2015
   4.2. Hệ thống quản lý môi trường - Chứng chỉ ISO 14001:2015
   4.3. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Chứng chỉ ISO 22000:2018
   4.4. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe – Chứng chỉ ISO 45001:2018
   4.5. Hệ thống quản lý an toàn thông tin – Chứng chỉ ISO 27001:2013
   4.6. Hệ thống quản lý thiết bị y tế - Chứng chỉ ISO 13485

5. Vì sao doanh nghiệp cần sở hữu Chứng chỉ ISO?

1. Tiêu chuẩn ISO là gì? 

Tiêu chuẩn ISO là danh sách các nội dung quy định về hoạt động quản lý, quy trình công nghệ và sản xuất mà mỗi ngành nghề - bất kể hoạt động kinh doanh tại quốc gia nào – đều cần đáp ứng để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho người sử dụng, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho con người.

ISO – viết tắt của International Organization for Standardization” – là tên gọi của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào năm 1947, ban đầu chỉ có 67 ủy ban kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia ban đầu, đây là một tổ chức thế giới, hoạt động vì lợi ích công bằng giữa các quốc gia trên khắp Châu Lục, phụ trách nghiên cứu, tổ chức thảo luận và phê duyệt các tiêu chuẩn ISO theo từng lĩnh vực kinh doanh sản xuất, áp dụng làm cơ sở đánh giá chất lượng trên phạm vị toàn cầu.

2. Chứng chỉ ISO là gì? 

Chứng chỉ ISO là một loại giấy tờ chứng minh doanh nghiệp sở hữu đáp ứng các tiêu chuẩn ISO, hay nói cách khác là tiêu chuẩn quản trị chất lượng theo tiêu chí đánh giá đặc thù dành riêng cho ngành nghề và dành riêng cho khía cạnh chất lượng mà doanh nghiệp hướng đến.

Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể cùng lúc sở hữu hai chứng chỉ ISO, một về tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001:2015), hai là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000). Thông qua Chứng chỉ ISO, khách hàng sẽ đánh giá được sự uy tín, tính chuyên nghiệp và độ tin cậy nơi doanh nghiệp sở hữu.

Các tiêu chuẩn ISO sẽ không ổn định mãi mãi mà luôn có sự cập nhật, thay đổi theo tình hình phát triển của ngành nghề, vì vậy, doanh nghiệp cũng phải cải tiến liên tục để đáp ứng các tiêu chuẩn mà Chứng chỉ ISO mới yêu cầu.

Tiêu chuẩn ISO

>>> Bạn có thể tham khảo: ISO 45001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 45001

3. Làm thế nào để sở hữu chứng chỉ ISO? 

3.1. Tự đánh giá và so sánh

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tự đánh giá hệ thống quản lý của mình hiện đang có những gì. Tiếp đến là lựa chọn chứng chỉ ISO phù hợp và liệt kê các tiêu chuẩn ISO mà chứng chỉ yêu cầu. So sánh giữa những gì mình đang có và những gì ISO yêu cầu sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác những tiêu chuẩn còn thiếu và tiến hành bổ sung.

3.2. Triển khai hệ thống quản lý chất lượng

Những việc làm hấp dẫn

Kiểm tra xem các quy trình hoạt động của hệ thống đã đáp ứng được những chỉ định tiêu chuẩn trong tài liệu ISO hay chưa. Chỉ khi hệ thống đã hoàn thiện trên lý thuyết thì việc thiết lập các quy trình, quy định quản lý chất lượng và đào tạo nhân viên triển khai hệ thống mới đạt hiệu quả.

3.3. Kiểm tra hiệu quả triển khai hệ thống quản lý chất lượng

Sau khi triển khai thử, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh để hệ thống triển khai một cách suông sẻ và đồng bộ. Qu á trình này có thể thông qua các bài kiểm tra kiến thức về quy trình vận hành hệ thống của nhân viên, trực tiếp giám sát và liệt kê những trở ngại khi thực hiện trên chuỗi dây chuyền. Sau đó tiến hành điều chỉnh để hệ thống hoạt động thuận lợi, nhịp nhàng mà vẫn đáp ứng các YÊU CẦU từ tiêu chuẩn ISO.

3.4. Nộp yêu cầu cấp chứng nhận

Khi toàn hệ thống đã được vận hành thuần thục, suôn sẻ, doanh nghiệp sẽ làm liên hệ cơ quan cấp chứng nhận ISO tại nơi doanh nghiệp hoạt động để yêu cầu được đánh giá và cấp chứng chỉ. Cơ quan sẽ cử đội ngũ xuống doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá và xác nhận. Khi mọi thứ đã đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được hẹn cấp chứng chỉ ISO ngay tại trụ sở doanh nghiệp.

Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO

4. Các loại chứng chỉ ISO tiêu biểu tại Việt Nam 

4.1. Hệ thống quản lý chất lượng - Chứng chỉ ISO 9001:2015 

Tập trung đánh giá các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp bao gồm việc thiết lập, triển khai và duy trì. Sở hữu chứng chỉ ISO 9001:2015 đồng nghĩa doanh nghiệp cam kết đáp ứng các nhu cầu khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm, cam kết quy trình kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn, đánh giá và cải tiến hiệu suất liên tục.

4.2. Hệ thống quản lý môi trường - Chứng chỉ ISO 14001:2015 

Chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường. Các doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO này hiểu rõ những tác động của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp của họ có ảnh hưởng đến môi trường thế nào và thực tế, họ đã đặt ra các mục tiêu và biện pháp cải thiện những tác động đó, đồng thời tiến hành theo dõi và báo cáo thường xuyên về hoạt động quản lý môi trường, cam kết tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường.

4.3. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Chứng chỉ ISO 22000:2018 

Các tiêu chuẩn ISO 22000 liệt kê những yếu tố doanh nghiệp cần đạt để đảm bảo rằng thực phẩm do doanh nghiệp sản xuất đáp ứng các yêu cầu an toàn và chất lượng. Chứng chỉ này chứng thực doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã có những hành động cụ thể trong việc kiểm soát nguy cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở cả khâu sản xuất, khâu vận chuyển và khâu lưu trữ.

4.4. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe – Chứng chỉ ISO 45001:2018 

Mục đích của chứng chỉ này là thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe của người lao động, đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc có độ rủi ro cao như xây dựng, cứu hộ, vệ sinh môi trường, y tế… Chứng chỉ yêu cầu doanh nghiệp xây dựng các quy trình đảm bảo an toàn, tiến hành đánh giá rủi ro lao động, thiết lập kế hoạch / phương pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đào tạo nhân viên cách thức bảo đảm an toàn lao động…

Các loại chứng chỉ ISO

>>> Bạn có thể quan tâm: ISO 14001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 14001

4.5. Hệ thống quản lý an toàn thông tin – Chứng chỉ ISO 27001:2013 

Các tiêu chuẩn của chứng chỉ này yêu cầu doanh nghiệp xác nhận các điểm yếu trong hệ thống thông tin nội bộ, xây dựng cách thức bảo mật vật lý và công nghệ, đào tạo nhân viên cách thức phòng ngừa và xử lý liên quan đến bảo mật thông tin. Mức độ công nghệ hiện diện trong đời sống càng cao thì vai trò của chứng chỉ ISO 27001:2013 tại các doanh nghiệp có lượng dữ liệu cần bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật như ngân hàng, viễn thông, hải quan, thủ tục hành chính… càng được khách hàng chú trọng.

4.6. Hệ thống quản lý thiết bị y tế - Chứng chỉ ISO 13485 

Đây là tiêu chuẩn quản lý sản phẩm phục vụ y tế có giá trị quốc tế, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ này sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng khi lựa chọn các thiết bị y khoa, dụng cụ y tế, máy chuẩn đoán… do doanh nghiệp cung cấp. Ngành y tế liên quan đến sức khỏe nên đây được xem là chứng chỉ đặc biệt quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế nào cũng cần sở hữu.

5. Vì sao doanh nghiệp cần sở hữu Chứng chỉ ISO? 

Chỉ cần thông qua chứng chỉ ISO mà doanh nghiệp sở hữu thì không cần phải chia sẻ hay quảng bá nhiều, doanh nghiệp vẫn sẽ sở hữu được:

5.1. Sự tin cậy từ khách hàng

Mỗi chứng chỉ ISO sẽ bao gồm nhiều tiêu chuẩn ISO cần đạt, vì vậy, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO luôn có sự hoàn thiện trong quy trình hoạt động và phục vụ người tiêu dùng lâu dài. Đây đều là các tiêu chuẩn quốc tế nên độ tin cậy về chất lượng, độ an toàn, độ bền sản phẩm trong lòng khách hàng, đối tác càng được khẳng định.

5.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động

Các nội dung trong chứng chỉ ISO sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một loạt các tiêu chuẩn cần đáp ứng để hoàn thiện chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Dựa trên đó, doanh nghiệp có thể từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý của mình một cách đúng hướng, không lo đầu tư lãng phí, hao tốn nguồn lực.

5.3. Thu hút thị phần mới

Cập nhật liên tục các chứng chỉ ISO cũng chính là cải tiến liên tục chất lượng sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Theo đó, khả năng tiếp cận khách hàng ở các thị trường mới tốt hơn, thuận lợi đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ sản phẩm tại nhiều quốc gia quản lý chất lượng nghiêm ngặt, góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao uy tín kinh doanh.

Thi chứng chỉ ISO ở đâu

5.4. Giảm rủi ro kinh doanh

Các tiêu chuẩn ISO là thước đo mà một hệ thống hoạt động chính trực, uy tín, minh bạch luôn hướng đến. Đáp ứng các tiêu chuẩn này đồng nghĩa doanh nghiệp đang dần hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực, xây dựng sẵn sàng nguồn lực để ứng phó những nhu cầu thay đổi của thị trường, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, giảm thiểu sự bị động khi đối mặt với những thách thức cạnh tranh trong tương lai.

5.5. Chủ động nắm bắt xu hướng phát triển bền vững

Phát triển kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường và sự phát triển của xã hội là xu hướng toàn cầu, các chứng chỉ ISO quản lý môi trường chính là sự cam kết mà doanh nghiệp gửi đến cộng đồng, và đây cũng là sự chuẩn bị hiệu quả cho những xu hướng lựa chọn gắn liền với sự phát triển của thế hệ tương lai mà người tiêu dùng sẽ đặt ra cho doanh nghiệp trong mọi ngành nghề.

5.6. Phạm vi áp dụng rộng

Hệ thống chứng chỉ ISO có đủ các loại hình tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu quản lý chất lượng theo từng ngành nghề khác nhau. So với những hệ thống tiêu chuẩn khác chỉ áp dụng cho một nhóm ngành nhất định thì ISO có phạm vi áp dụng rộng hơn, dễ tiếp cận với khách hàng hơn nên hiệu quả phản ánh chất lượng quản lý của doanh nghiệp cũng được ghi nhận nhanh chóng hơn.

ISO là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cấp. Qua thông tin Ms. Uptalent chia sẻ, chúng ta thấy rằng nhờ có chứng chỉ ISO mà uy tín doanh nghiệp được khẳng định hơn. Vì khách hàng không cần mất thời gian tìm hiểu nhiều thông tin, chỉ cần xem doanh nghiệp đang sở hữu những chứng chỉ ISO nào, phù hợp ngành nghề không, thời hạn cấp chứng chỉ bao lâu rồi là đã có thể an tâm lựa chọn đúng nguồn sản phẩm chất lượng.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.