maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Tiết lộ những tố chất trở thành kiểm toán

Tiết lộ những tố chất trở thành kiểm toán

Kiểm toán là ngành có lộ trình phát triển ổn định, thu nhập tốt và nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Do đó, ngành kiểm toán luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ đang trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin giúp bạn hiểu rõ được khái niệm kiểm toán là gì, phân biệt được các loại kiểm toán, cơ hội việc làm ngành kiểm toán, cũng như tiết lộ những tố chất trở thành kiểm toán. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

MỤC LỤC
1- Kiểm toán viên là ai?
2- Phân biệt các loại kiểm toán

   2.1- Phân biệt các loại kiểm toán theo chủ thể
   2.2- Phân biệt các loại kiểm toán theo đối tượng và lĩnh vực kiểm toán

3- Tố chất trở thành kiểm toán
4- Cơ hội việc làm kiểm toán


Tuyển dụng merchandise

1- Kiểm toán là gì? 

Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực tính chính xác, phù hợp của những con số trên báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về thực trạng tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. 

Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra, cung cấp bởi kế toán, nhằm xác định tính chính xác của các thông tin đó và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Kết quả kiểm toán phục vụ nhu cầu của rất nhiều đối tượng khác nhau. Thường thì những đối tượng này không am hiểu sâu về nghiệp vụ tài chính, kế toán. Bởi vậy, họ cần sử dụng báo cáo của kiểm toán viên để đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn nhất.

kiểm toán là gì
>>> Big4 kiểm toán là gì? Điều kiện để trở thành nhân viên tại Big4

2- Phân biệt các loại kiểm toán 

Có hai cách phân loại kiểm toán:

- Thứ nhất, theo loại hình kiểm toán, bao gồm kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.

- Thứ hai, theo đối tượng và lĩnh vực kiểm toán, bao gồm: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.

Những việc làm hấp dẫn

General Accountant (Construction)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Xây dựng

General Accountant

Hà nội, Hồ Chí Minh, Jakarta Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Accounting Supervisor (Manufacturing)

Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Chuyên Viên Kế Toán (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Accounting & Tax Advisory Service Senior

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Tiếp theo chúng ta hãy cùng phân biệt các loại kiểm toán để hiểu rõ hơn kiểm toán nhé.

2.1- Phân biệt các loại kiểm toán theo chủ thể 

+ Kiểm toán nội bộ

Là loại hình kiểm toán mà người thực hiện kiểm toán là nhân viên của chính doanh nghiệp, tổ chức. Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm toán nội bộ là đánh giá việc thực thi pháp luật và các quy chế nội bộ, cũng như kiểm tra hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác tài chính, kế toán trong doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ có các đặc điểm chính sau:

- Phạm vi kiểm toán bao gồm kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, kiểm toán sự tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Do kiểm toán viên trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện.

- Bộ phận kiểm toán có sự độc lập tương đối với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

- Kết quả kiểm toán không có độ tin cậy cao như kết quả do các đơn vị bên ngoài thực hiện.

- Báo cáo kiểm toán chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp, có tính pháp lý thấp.

+ Kiểm toán nhà nước

Là loại hình kiểm toán do các cơ quan nhà nước thực hiện. Nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước là kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các quy định trong lĩnh vực tài chính, ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách.

Đặc điểm của kiểm toán nhà nước:

- Kiểm toán các báo cáo tài chính, kiểm toán sự tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.

- Người thực hiện kiểm toán là các kiểm toán viên của cơ quan nhà nước.

- Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất theo cơ cấu tổ chức bao gồm: bộ máy điều hành, kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

kiểm toán  là gì
Có thể bạn quan tâm >>>Phân biệt giữa kiểm toán và kế toán

+ Kiểm toán độc lập

Là loại hình kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp. Các kiểm toán viên này làm việc một cách độc lập tại các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Họ sẽ thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng.

Đặc điểm của kiểm toán độc lập:

- Phạm vi kiểm toán bao gồm kiểm toán các báo cáo tài chính, kiểm toán sự tuân thủ, kiểm toán hoạt động và thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán khác.

- Đây là một loại hình dịch vụ, nên việc kiểm toán chỉ được thực hiện khi có khách hàng yêu cầu và đồng ý trả một khoản phí dịch vụ.

- Việc kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán chuyên nghiệp.

- Kiểm toán viên hoàn toàn độc lập.

- Kết quả kiểm toán có độ tin cậy và tính pháp lý cao.

2.2- Phân biệt các loại kiểm toán theo đối tượng và lĩnh vực kiểm toán 

+ Kiểm toán hoạt động

Là loại kiểm toán nhằm xem xét, đánh giá và đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán.

Đặc điểm:

- Có phạm vi kiểm toán rất đa dạng, bao gồm kiểm toán phương án SXKD, dự án; kiểm toán quy trình công nghệ; kiểm toán một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động; kiểm toán quy trình luân chuyển chứng từ; kiểm toán tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động; kiểm toán cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

- Thường do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, nhưng cũng có thể là kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.

- Không có chuẩn mực kiểm toán cụ thể. Các chuẩn mực dùng để đánh giá có tính chủ quan cao.

- Có tính chất như một hoạt động tư vấn quản trị hơn là một cuộc kiểm toán.

- Việc kiểm tra thường vượt khỏi công tác kế toán, tài chính và có liên quan tới nhiều lĩnh vực.

- Sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và các thao tác phân tích, đánh giá khác nhau.

- Báo cáo kết quả kiểm toán chủ yếu tập trung vào việc giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và đề xuất ý kiến cải tiến hoạt động.

việc làm kiểm toán
Tham khảo >>> Khó khăn của nghề kiểm toán

+ Kiểm toán tuân thủ

Là loại hình kiểm toán tập trung vào việc xem xét, đánh giá sự tuân thủ cũng như thực trạng chấp hành pháp luật, quy chế, quy định của các đơn vị được kiểm toán.

Đặc điểm:

- Đối tượng kiểm toán khá phong phú, nhưng có thể xác định được chính xác các chuẩn mực kiểm toán cũng như các quy tắc, thủ tục kiểm toán.

- Có thể được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ, độc lập hoặc kiểm toán nhà nước.

- Báo cáo kiểm toán tuân thủ được lập để phục vụ nhu cầu quản lý của các cấp thẩm quyền có liên quan.

+ Kiểm toán báo cáo tài chính

Là loại hình kiểm toán nhằm mục đích kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán.

Đặc điểm: 

- Việc kiểm toán được thực hiện dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực hay các chế độ, quy định đã được chấp nhận hoặc được Pháp luật quy định.

- Được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập làm việc tại các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp.

- Kết quả kiểm toán được lập thành báo cáo kiểm toán.

- Báo cáo kiểm toán phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư.

- Kiểm toán báo cáo tài chính là hình thức phổ biến và quan trọng nhất.

3- Tố chất để trở thành kiểm toán 

Bên cạnh tìm hiểu “Kiểm toán là gì?”, thì các tố chất cần có để trở thành kiểm toán viên cũng là điều được nhiều người quan tâm.

Để có thể theo nghề kiểm toán bạn cần có các tố chất quan trọng sau:

3.1- Giỏi tính toán

Kiểm toán là nghề phải thường xuyên làm việc với những con số và phép tính. Bạn sẽ thường xuyên phải thực hiện việc kiểm tra, tính toán chi phí, các khoản thu chi, rà soát thông tin,… Bởi vậy việc giỏi tính toán sẽ giúp bạn thực hiện công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3.2- Diễn đạt ngắn gọn và có tính thuyết phục cao

Một kiểm toán viên cần có khả năng diễn đạt và thuyết phục để có thể nhận được sự tín nhiệm từ những người làm việc với họ và những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. 

Thực tế cho thấy, dù kiểm toán viên có đưa ra được bằng chứng xác thực, cụ thể đi nữa cũng không dễ khiến người khác chấp nhận những nhận định, đánh giá của họ.

tuyển dụng kiểm toán
>>> Trở thành kế toán trưởng: 5 yếu tố nhất định phải có

3.3- Quản lý thời gian tốt và chịu được áp lực công việc

Nghề kiểm toán phải chịu áp lực làm việc lớn và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau. Bởi vậy, để theo nghề này bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh tinh thần tốt và có khả năng quản lý thời gian hiệu quả.

3.4- Có tư duy phân tích và óc quan sát

Công việc kiểm toán đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích và óc quan sát nhạy bén. Bạn phải có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh để có thể xử lý lượng lớn công việc trong khoảng thời gian nhất định.

3.5- Độc lập và khách quan

Đây là tố chất giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận một cách công bằng, không thiên vị và không chịu tác động từ bất cứ ai khác.

3.6- Thận trọng, trung thực

Nhiệm vụ của kiểm toán viên là kiểm tra và đánh giá tính chính xác của các số liệu do kế toán cung cấp. Bởi vậy, sự thận trọng và trung thực là điều rất cần thiết. 

Bạn cần đảm bảo chỉ đưa ra kết luận khi có các cơ sở cụ thể, đầy đủ. Đồng thời phải luôn tôn trọng pháp luật và đánh giá một cách khách quan, theo đúng thực tế bạn tìm hiểu được.

4- Cơ hội việc làm kiểm toán 

Tiếp theo đề tài “kiểm toán là gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cơ hội việc làm ngành kiểm toán bạn nhé.

Theo các số liệu thống kê cho thấy, hiện tại ở Việt Nam có khoảng hơn 100 công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động. Trong đó có chi nhánh của bốn công ty kiểm toán lớn (Big4) tại Việt Nam: Deloitte, Ernst & Young, PwC và KPMG. Với bề dày về lịch sử, quy mô và doanh thu, bốn công ty này là nơi mà kiểm toán viên nào cũng mong muốn được làm việc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc cho các công ty kiểm toán Việt Nam như: Công ty kiểm toán AASC, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C, Công ty TNHH Kiểm toán VACO,… 

Bên cạnh việc thực hiện các dịch vụ kiểm toán, bạn còn có thể đảm nhận các vị trí công việc khác tại các công ty kiểm toán như: tư vấn về thuế, tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro hoặc tư vấn các dịch vụ kế toán như hợp nhất báo cáo tài chính, ghi chép sổ kế toán, quản lý tài sản cố định,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành kiểm toán viên nội bộ tại các tổ chức, doanh nghiệp hoặc có thể thi công chức và trở thành kiểm toán viên nhà nước.

Trên đây chỉ là một số gợi ý vị trí công việc dành cho những bạn theo đuổi ngành kiểm toán. Có thể thấy rất nhiều cơ hội việc làm ngành kiểm toán rộng mở đang chờ đón những ai yêu thích sự thử thách và những con số.

Trên đây là những thông tin Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc về ngành kiểm toán. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu được kiểm toán là gì cũng như giúp bạn biết được những tố chất cần có ở kiểm toán viên. Chúc bạn có định hướng nghề nghiệp đúng đắn và đạt được thành công trong sự nghiệp.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  HRChannels - Tìm việc làm cấp cao 

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.