maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TUYỂN DỤNG

Thực trạng "khát" nhân lực ngành phiên dịch

Thực trạng "khát" nhân lực ngành phiên dịch

Phiên dịch hiện là một trong những ngành tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Rất nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi nghề này. Tuy nhiên các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn phiên dịch viên chất lượng. Vậy bạn đã biết những gì về ngành phiên dịch đang phát triển bùng nổ này? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá thực trạng "khát" nhân lực ngành phiên dịch tại nước ta để hiểu hơn về ngành đang rất hot này nhé.

MỤC LỤC
1- Ngành phiên dịch là gì?
2- Mô tả công việc ngành phiên dịch
3- Những vị trí việc làm phiên dịch phổ biến

     3.1- Phiên dịch nói
    3.2- Phiên dịch viết

4- Tổng quan thị trường việc làm ngành phiên dịch
5- Cơ hội việc làm ngành phiên dịch


Việc làm lương cao
>>>> Tìm việc làm Tiếng Anh tại HRchannels.com

1- Ngành phiên dịch là gì? 

Bạn có thể hiểu ngành phiên dịch là công việc chuyển các văn bản hoặc thông tin trong các cuộc hội thoại từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của chúng.

Những người làm việc trong ngành này thường được gọi là phiên dịch viên. Do công việc của họ liên quan đến việc truyền tải thông tin giữa các loại ngôn ngữ khác nhau nên đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ thành thạo và sự tập trung cao độ.

Để theo nghề phiên dịch bạn sẽ phải có các bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với loại ngôn ngữ bạn sẽ làm việc. Ví dụ, nếu làm phiên dịch viên tiếng Anh bạn sẽ cần các chứng chỉ như IELTS, TOEIC,…, còn trong trường hợp làm phiên dịch viên tiếng Nhật bạn sẽ cần các chứng chỉ N2, N1,…

Bên cạnh trình độ ngoại ngữ, bạn còn phải trang bị cho mình các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, khả năng xây dựng quan hệ,… Các kỹ năng này sẽ rất hữu ích cho công việc phiên dịch và giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp thuận lợi hơn. 

Môi trường làm việc của phiên dịch viên cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, công ty du lịch, công ty dịch thuật,…, hoặc làm freelancer với mức thu nhập vô cùng tốt.

phiên dịch là gì
Quan tâm >>> Phiên dịch viên là ai? Công việc, mức lương và kỹ năng

2- Mô tả công việc ngành phiên dịch 

Như đã nói phiên dịch viên có thể làm việc tại các công ty, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhiệm vụ chính của họ là chuyển đổi các thông tin, tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. 

Trên thực tế công việc của phiên dịch viên sẽ không hoàn toàn giống nhau mà còn tuỳ thuộc vào công ty, tổ chức họ làm việc và vai trò công việc họ đảm nhận.

Những việc làm hấp dẫn

Phiên Dịch Tiếng Hàn (Điện Tử)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Phiên Dịch Viên Tiếng Hàn

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Quản lý điều hành

Phiên Dịch Tiếng Hàn (Sản Xuất)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Trợ Lý Kinh Doanh Tiếng Trung

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Sản Xuất

Phiên Dịch Tiếng Trung (Kinh Doanh)

Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký

Trong bài viết này, Uptalent sẽ chỉ đề cập đến mô tả công việc của phiên dịch viên tại các doanh nghiệp. Bởi đây là vị trí hiện được nhiều người quan tâm nhất.

Về cơ bản, phiên dịch viên tại các doanh nghiệp thường đảm nhận các công việc chính sau:

+ Phiên dịch trong các cuộc họp của công ty. Thông thường họp hành là việc diễn ra rất thường xuyên trong doanh nghiệp nhằm trao đổi công việc giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Nếu trong cuộc họp có sự tham gia của sếp hoặc nhân sự người nước ngoài, thì phiên dịch viên có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của từng thành viên và truyền tải lại bằng ngôn ngữ phù hợp để các thành viên đều hiểu được nội dung đang được thảo luận.

+ Phiên dịch trong các buổi gặp gỡ đối tác, khách hàng. Bên cạnh việc phiên dịch trong các cuộc họp nội bộ thì phiên dịch viên còn đi cùng sếp trong các buổi gặp gỡ khách hàng, đối tác. Vai trò của phiên dịch viên trong các buổi gặp gỡ này rất quan trọng. Họ luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đảm bảo buổi trao đổi đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Dịch các tài liệu, hồ sơ, văn bản, hợp đồng kinh doanh. Các doanh nghiệp thường có rất nhiều hồ sơ, tài liệu khác nhau. Do đó tại một số doanh nghiệp, phiên dịch viên còn đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý hồ sơ.

+ Ngoài những công việc nêu trên, phiên dịch viên còn thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao phó. Trong nhiều trường hợp họ đóng vai trò như một thư ký của Ban giám đốc nên công việc của họ khá đa dạng.

việc làm phiên dịch
Bạn xem thêm >>> 12 website dịch tiếng Anh online miễn phí, chính xác

3- Những vị trí việc làm phiên dịch phổ biến 

Có khá nhiều cách phân chia vị trí việc làm trong ngành phiên dịch. Trong đó cách thức phổ biến nhất là chia thành phiên dịch nói và phiên dịch viết.

3.1- Phiên dịch nói 

Phiên dịch nói là hình thức phiên dịch viên sẽ trực tiếp chuyển đổi ngôn ngữ mà không có nhiều thời gian suy nghĩ hay phân tích. Vì vậy, với vị trí việc làm này người giữ vai trò phiên dịch phải có trình độ và kỹ năng khá cao mới đảm nhận được.

Hiện nay có hai hình thức phiên dịch nói phổ biến là phiên dịch đồng thời và phiên dịch đuổi. Mỗi hình thức đều có tiêu chuẩn nhất định đối với phiên dịch viên.

+ Dịch đồng thời: hình thức này rất phổ biến tại các hội nghị, sự kiện song ngữ. Yêu cầu khi dịch đồng thời là phiên dịch viên phải thực hiện việc chuyển ngữ ngay lập tức. Để làm được như vậy họ cần tìm hiểu trước về chủ đề sẽ dịch cũng như các nội dung sẽ diễn ra trong sự kiện và phải nghe hiểu những gì người nói đang truyền đạt.

+ Dịch đuổi: hay còn gọi là dịch cabin. Người giữ vai trò dịch cabin thường được xem là “bậc thầy” trong ngành phiên dịch. Với hình thức này bạn phải vừa nghe, vừa tóm tắt ý chính của đoạn hội thoại hay đoạn phát biểu và phải ngay lập tức dịch qua loại ngôn ngữ khác.

3.2- Biên dịch viên

Biên dịch là vị trí chịu trách nhiệm chuyển ngữ các văn bản, giấy tờ, sách báo,… từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và ngược lại. Với biên dịch, bạn có thể phiên dịch nhiều thể loại khác nhau như tài liệu chuyên ngành, sách thiếu nhi, các tác phẩm văn học,… 

Khi làm công việc biên dịch bạn cần có khả năng dịch và đọc thành thạo. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn chuyển ngữ nhanh và chính xác hơn. Nếu có thể hoàn thành công việc nhanh chóng bạn sẽ có thêm nhiều thời gian cho gia đình và bản thân. Cuộc sống của bạn cũng được cân bằng tốt hơn.

Ngoài ra, để thành công với nghề biên dịch bạn còn phải trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích,… Đồng thời bạn cũng phải tìm hiểu các kiến thức về văn hoá quốc gia và rèn luyện khả năng tập trung trong công việc.

Nếu bạn muốn trở thành một biên dịch freelancer, thì hãy rèn luyện thêm các kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, quản lý và đàm phán.

tuyển dụng phiên dịch
>>> Định hướng nghề nghiệp nghề phiên dịch viên 

4- Tổng quan thị trường việc làm ngành phiên dịch 

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường việc làm Việt Nam hiện có nhu cầu rất lớn với nguồn nhân sự giỏi ngoại ngữ, được đào tạo bài bản về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.

Trong bối cảnh tình hình đầu tư và thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh, cơ hội việc làm ngành phiên dịch càng phong phú, đa dạng hơn. Nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên không chỉ phát triển mạnh tại khối doanh nghiệp mà còn mở rộng sang khối nhà nước và các tổ chức chính phủ.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong giai đoạn 2017 – 2025, mỗi năm thị trường cần thêm 1.000 biên, phiên dịch.

Nhu cầu phiên dịch viên tăng cao mỗi năm nguyên nhân là vì làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này cần tuyển phiên dịch làm việc cho văn phòng của họ tại Việt Nam. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt có quan hệ làm ăn với họ cũng cần tuyển phiên dịch.

Bên cạnh đó, nhu cầu phiên dịch viên các ngôn ngữ Nhật, Hàn, Trung cũng tăng trưởng rất mạnh, chứ không chỉ riêng phiên dịch viên tiếng Anh. 

Cụ thể, Samsung chỉ tìm được một nửa số lượng phiên dịch viên tiếng Hàn so với nhu cầu tuyển dụng. Còn các công ty sản xuất giày da, may mặc lại rất cần phiên dịch viên tiếng Hoa.

Các dữ liệu thống kê cũng cho thấy mức lương ngành phiên dịch hiện khá cao, trung bình từ 10 – 15 triệu/tháng. Với thông dịch viên tại các sự kiện, hội nghị cấp cao, mức lương có thể lên đến vài trăm USD/giờ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn khi tìm phiên dịch viên giỏi để dịch các văn bản, giấy tờ chuyên ngành. Đặc biệt, để tìm được phiên dịch viên chất lượng cho các buổi đàm phán kinh doanh hay hội thảo thì lại càng khó khăn gấp bội.

Thực trạng phổ biến là nhiều sinh viên ngành ngoại ngữ nhanh chóng bị đào thải sau một thời gian làm việc do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu. Thậm chí nhiều bạn không thể dịch hoàn chỉnh một văn bản hành chính đơn giản hoặc có khả năng giao tiếp ngoại ngữ rất kém.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân thiếu hụt nhân sự ngành phiên dịch là vì chỉ tiêu đào tạo ngoại ngữ của các trường đại học còn quá ít, chưa đa dạng các loại ngôn ngữ và chưa đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, nghề phiên dịch cần chuyên môn cao, kiến thức rộng và sâu về các lĩnh vực phụ trách biên, phiên dịch.

Ngoài ra, nghề phiên dịch còn đòi hỏi sự am hiểu về văn hóa, xã hội, tình hình thời sự… Nhất là phải giỏi Tiếng Việt để có thể chuyển ngữ một cách chính xác, uyển chuyển, linh hoạt.

Theo đề xuất của các chuyên gia, trong thời gian tới các trường Đại học cần định hướng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp và phải tập trung đào tạo nguồn cung cho các ngôn ngữ đang thiếu hụt nhân lực.

Đồng thời, ngoài kỹ năng ngôn ngữ, các trường cần tập trung đào tạo thêm kỹ năng mềm cho sinh viên và phải liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thực tế.

thực trạng ngành phiên dịch
Có thể bạn quan tâm >>> Biên phiên dịch Tiếng Hàn : Công việc, Kỹ năng và Mức lương

5- Cơ hội việc làm ngành phiên dịch 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành du lịch cũng thu hút lượng lớn khách nước ngoài đến Việt Nam.

Những điều này đã tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho ngành phiên dịch. Xu hướng tuyển dụng cũng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhân sự cho các vị trí phiên dịch viên tiếng Anh, phiên dịch viên tiếng Hoa, phiên dịch viên tiếng Nhật và phiên dịch viên tiếng Hàn.

Với tiềm năng phát triển mạnh và tầm quan trọng của của nghề phiên dịch nên thu nhập của nghề này cũng rất cao và ổn định. Cụ thể, mức lương trung bình nghề phiên dịch hiện dao động trong khoảng 60 USD – 300 USD/ngày, từ mức độ cơ bản cho đến cao cấp.

Ngoài thu nhập cao, nghề phiên dịch còn mang đến nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn kiến thức mới và các nền văn hoá đa dạng cũng như được trải nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Phiên dịch hiện tại vẫn là nghề hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Tuy nhiên, công việc này chịu sự sàng lọc, đào thải rất khắc nghiệt. Để có thể trụ lâu dài với nghề đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi các kiến thức mới và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành phiên dịch. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người
>>>> Bạn xem thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn biên phiên dịch

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.