- 420k
- 1k
- 870
Copywriter hiện là nghề nghiệp còn khá mới tại Việt Nam. Tuy nhiên tiềm năng phát triển của nghề này vô cùng rộng mở. Đồng thời đây cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho những bạn yêu thích viết lách.
Vậy copywriter là ai? Thử thách của người theo đuổi nghề copywriter là gì? Làm sao để trở thành một copywriter chuyên nghiệp? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent khám phá tất cả qua bài viết sau đây.
Copywriter là những chuyên gia viết lách. Họ chịu trách nhiệm tạo ra nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo của các doanh nghiệp.
Trước đây công việc chính của copywriter là cung cấp các dịch vụ quảng cáo, marketing và thực hiện việc chỉnh sửa, hiệu đính, kiểm tra thực tế kết hợp với bố trí và thiết kế. Họ thường làm tại công ty quảng cáo, phòng quan hệ công chúng, đài truyền hình, nhà xuất bản,… Nhưng ngày nay sự phát triển của internet đã mở rộng hoạt động của copywriter sang mảng nội dung website, quảng cáo, email và các kênh truyền thông trực tuyến khác.
Nếu bạn nghĩ viết lách là năng khiếu bẩm sinh. Hoặc viết lách là việc ai cũng có thể làm. Vậy thì bạn đã lầm. Bởi vì copywriter là những chuyên gia viết lách tài ba. Họ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức mới có thể sáng tạo ra những nội dung xuất sắc. Dù công việc này không hề dễ dàng nhưng bạn hoàn toàn có thể học được.
Copywriter thường phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày. Thậm chí phải thức xuyên đêm khi cần triển khai các dự án lớn. Họ có thể làm việc fulltime, bán thời gian hoặc làm việc tự do.
Khi nói đến copywriter nhiều người sẽ nghĩ họ chỉ là người làm công việc viết lách đơn thuần, không đáng chú trọng. Thế nhưng vai trò của họ đối với danh tiếng và doanh thu của doanh nghiệp lại rất lớn.
Chính vì vậy copywriter phải tạo được những nội dung có chiều sâu, hấp dẫn và chạm tới cảm xúc của khách hàng. Từ đó, thúc đẩy họ hành động.
Vai trò của copywriter gắn liền với các trách nhiệm điển hình sau:
1- Sáng tạo nội dung quảng cáo, tiếp thị trên mạng xã hội.
2- Tạo ra các nội dung nhằm thu hút sự chú ý của công chúng tới thương hiệu hoặc để giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
3- Đảm bảo nội dung không mắc các lỗi về chính tả, cú pháp và phù hợp với phong cách của doanh nghiệp.
4- Phối hợp cùng bộ phận PR, Marketing hoặc Chăm sóc khách hàng để đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cho nội dung copywriting.
5- Chỉnh sửa nội dung các văn bản tiếp thị của doanh nghiệp sao cho thuyết phục và sáng tạo.
6- Đề xuất nội dung copywriting mới cho ban lãnh đạo và sắp xếp, tổ chức các dự án phát triển nội dung sao cho hợp lý, hiệu quả.
>>>> Xem thêm: SEO Leader là ai? Mô tả công việc của vị trí SEO Leader
Nghề copywriter mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho nhiều người, nhất là giới trẻ. Thế nhưng đi kèm với điều đó là những thách thức không hề nhỏ.
Mặc dù trước khi viết bài bạn sẽ nhận được bản mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng nhưng vẫn không có đủ thông tin để viết. Nguyên nhân có thể là do khách hàng cung cấp thông tin chưa đủ, hoặc do bạn không hỏi đủ, hỏi đúng.
Bởi vậy bạn cần biết cách đặt câu hỏi, biết cách khai thông tin. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ đối tượng cần viết và có thể tạo ra những nội dung sâu sắc hơn.
Không phải khách hàng nào cũng hiểu được tầm quan trọng của copywriting. Thậm chí có người còn xem nhẹ công việc này. Tất nhiên khi hai bên không hiểu nhau, không có tiếng nói chung và không nhượng bộ nhau thì kết quả công việc sẽ rất tệ hại.
Copywriter không chỉ đảm nhận một nhiệm vụ duy nhất. Trong cùng một khoảng thời gian họ phải xử lý đồng thời nhiều công việc khác nhau. Do đó họ luôn không có đủ thời gian để thực hiện công việc.
Đôi lúc copywriter khó gạt bỏ cái tôi quá lớn của bản thân nên xảy ra tranh luận với khách hàng. Hệ quả là họ không tìm thấy cảm hứng để viết và bài viết cũng khó được khách hàng chấp nhận.
Sau khi thực hiện xong một dự án, copywriter thường cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, mọi ý tưởng của họ dường như đều cạn kiệt. Áp lực công việc khiến nhiều người không muốn giao tiếp cùng những người xung quanh. Khi phải liên tục chịu căng thẳng trong thời gian dài, một số người đã chọn nghỉ việc.
Dù rất yêu nghề và say mê với công việc. Thế nhưng có người đã quyết định bỏ việc vì những bức xúc với sếp.
Các vị sếp người nước ngoài thường không hiểu rõ văn hóa của người Việt. Do đó họ đưa ra những yêu cầu rất “kỳ dị”. Lâu dần điều này trở thành nỗi ám ảnh lớn với copywriter và họ sẽ tìm cách “bỏ trốn” khỏi công việc này.
Độc thân gần như là tình trạng chung của dân copywriter. Không phải họ không muốn hay không có nhu cầu tìm bạn đời, mà là không thể làm việc đó. Nếu như cả ngày bạn phải chìm đắm trong các ý tưởng, slogan thì dám chắc bạn cũng chằng có thời gian để yêu đương, hẹn hò.
Nếu cứ ngồi một chỗ bạn sẽ chẳng “đẻ” ra được ý tưởng nào hay ho đâu. Những người làm nghề copywriter đều có những trải nghiệm vô cùng phong phú. Đôi khi họ phải lang thang cả ngày ngoài đường, đến tối lại phải tiếp tục nghiền ngẫm tìm ý tưởng. Không trải nghiệm đủ nhiều bạn sẽ không tạo được những nội dung chạm đến cảm xúc của người khác.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Marketing là gì? Làm việc trong ngành marketing cần tố chất gì?
Cho dù nghề copywriter có không ít khó khăn, thử thách, nhưng những tips sau đây sẽ giúp bạn thành công với nghề này.
Bạn cần có một kế hoạch học tập cụ thể để tích lũy cho mình những kiến thức copywriting cơ bản. Hãy dành thời gian xem xét các khóa học phù hợp với mình và đọc nhiều sách.
Sau đây là những cuốn sách mà copywriter nên đọc:
+ Ogilvy on Advertising – của David Ogilvy
+ Great Leads – của Michael Masterson and John Forde
+ The Copywriter’s Handbook – của Robert Bly
+ Sales Letters that Sizzle – của Herschell Gordon Lewis
Bên cạnh việc học tập bạn còn phải dành thời gian thực hành càng nhiều càng tốt. Đừng để kiến thức mãi chỉ là kiến thức. Bạn cần biến chúng thành kinh nghiệm thực tế và năng lực của bản thân.
Để thành công bạn cần tìm hiểu kỹ về nghề copywriter và thiết lập tư duy đúng đắn. Điều này sẽ giúp bạn kiên trì với nghề và đạt được thành công.
Nếu bắt đầu với một tư duy không đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc và thất bại. Hãy nhớ không có nghề nào có thể thành danh trong một sớm một chiều. Mọi thứ đều cần có thời gian, nỗ lực và sự tự tin.
Bạn nên chọn một niche thích hợp để theo đuổi, thay vì biết mọi thứ nhưng chỉ ở mức cơ bản. Hãy cân nhắc sở thích và nhu cầu để chọn niche phù hợp với mình. Khi đó bạn vừa được làm công việc mình yêu thích mà còn đúng sở trường.
Sau khi đã chọn được niche phù hợp bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Trong quá trình tìm hiểu hãy quan sát những quảng cáo bạn tiếp cận được. Điều này sẽ giúp bạn biết thêm về các loại copywriting khác nhau đang được sử dụng trong ngành bạn lựa chọn. Đồng thời đây cũng là những gì bạn sẽ viết sau này.
Bất kể bạn là một copywriter mới vào nghề hay là một người có kinh nghiệm lâu năm thì việc kết nối với những copywriter khác cùng lĩnh vực đều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức mới, nhận được những lời khuyên hữu ích và được hỗ trợ khi cần.
Bạn có thể đăng tải các bài viết của mình vào các nhóm để mọi người góp ý. Từ những nhận xét đó bạn có thể điều chỉnh và cải thiện kỹ năng viết của mình.
Nếu chọn đi một mình bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều quý giá. Để trở thành một copywriter chuyên nghiệp hãy chọn đồng hành cùng mọi người. Bạn chắc chắn sẽ nhận được giá trị lớn từ khoản đầu tư này.
Bạn hãy cân nhắc những kỹ năng bạn có mà các công ty đang tìm kiếm và những kỹ năng bạn đang rèn luyện. Sau đó hãy cân nhắc xem bạn có thể mang lại những lợi ích gì với vai trò là một copywriter.
Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu và lợi ích bạn có thể đem lại cho họ thì việc kế tiếp bạn cần làm là xác định loại hình marketing phù hợp với mình. Bạn cần cảm thấy thoải mái khi viết để có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn nhất.
Một copywriter thành công không hẳn phải là người giỏi nhất nhưng chắc chắn phải là người có thể quản lý thời gian tốt và làm việc nhanh chóng.
Bạn biết đấy, copywriter phải làm rất nhiều việc. Trong quá trình làm việc họ còn phải học thêm rất nhiều thứ khác. Rồi còn phải dành thời gian nghỉ ngơi và xử lý các công việc cá nhân.
Bởi vậy, nếu không thể sắp xếp công việc trong một ngày và quản lý thời gian tốt bạn sẽ khó trở thành một copywriter chuyên nghiệp.
Mặc dù theo đuổi nghề copywriter bạn sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách nhưng đây thực sự là công việc đầy tiềm năng cho những người yêu viết lách và sáng tạo nội dung. Uptalent tin rằng bạn sẽ đủ sức vượt qua mọi khó khăn nếu được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết và trau dồi kỹ năng viết. Hãy tự tin chinh phục công việc đầy thú vị này bạn nhé!
>>>> Bạn xem thêm: Sự khác biệt giữa Copywriter và Content Writer
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet