- 420k
- 1k
- 870
Thứ nhất người lao động Việt Nam thiếu kỹ năng làm việc. Điều này diễn ra với cả lao động cấp cao lẫn lao động phổ thông, là nguyên nhân chính làm hiệu suất lao động không cao.
Thứ hai, nhận thức vai trò của mình đối với công việc phụ trách rất thấp, sự hời hợt bao giờ cũng cho một kết quả không mong đợi.
Thứ ba, người lao động hiện nay không vận dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn công việc, khâu thực hành không được chú trọng từ trường học đến khi đi làm.
Thứ tư, người lao động Việt Nam đại đa số sẵn sàng đi chuyển công việc mà không có lý do chính đáng, có thể nghe theo bạn bè, có thể bị tác động của những yếu tố ngắn hạn...
Chính vì thế rất cần sự chuẩn hoá trong đào tạo, nâng cao tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng cho người lao động, đào tạo thực tiễn không đơn thuần chỉ là lý thuyết mang tính minh họa, cần sự trải nghiệm trong thực hành, thực tế kết hợp với đào tạo lý thuyết ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời, cần có các văn bản pháp lý vừa bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng cũng phải cả các chế tài để buộc người lao động tuân thủ các nguyên tắc khi làm việc tại các doanh nghiệp như quy định về bồi thường chi phí đào tạo nếu hủy hợp đồng, quy định về thời những nguyên tắc khi người lao động tham gia thị trường lao động. Cần có luật quan hệ lao động rõ ràng hơn hiện nay.
Bên cạnh đó, cần có một trung tâm kết nối thông tin về người lao động, nơi mà các doanh nghiệp có thể yên tâm tham khảo lịch sử ứng viên để lựa chọn khâu đầu vào, đồng thời, việc công khai lịch sử ứng viên chính xác còn giúp cho các doanh nghiệp tránh được những ứng viên có gian dối khi đi xin việc, tạo ra sự ổn định cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Theo: Enternews.vn