maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Thị trường là gì? Tất tần tật thông tin về thị trường

Thị trường là gì? Tất tần tật thông tin về thị trường

Chúng ta thường nhắc đến thị trường như là sự độc tôn dành cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nhưng thật ra thị trường hiện hữu trong cuộc sống của tất cả mọi thành phần xã hội, từ học sinh sinh viên, người nội trợ đến những ông bà cụ lớn tuổi. Bài viết hôm nay, Ms. Uptalent sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và hiểu sâu hơn thị trường là gì, vì sao nó trở thành yếu tố cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu thị trường là gì?
2. Những yếu tố không thể thiếu trên thị trường
3. Có mấy loại thị trường đang hiện hữu?

   3.1. Tiêu chuẩn không gian, địa lý
   3.2. Tiêu chuẩn thời gian, thời kỳ
   3.3. Tiêu chuẩn có sự quản lý

4. Vì sao thị trường trở nên quan trọng với xã hội loài người?
5. Làm thế nào để hiểu được thị trường?

   5.1. Tham khảo thị trường giá
   5.2. Quản trị rủi ro
   5.3. Sàng lọc giá trị thiết thực

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. Tìm hiểu thị trường là gì? 

Thị trường (Market) là môi trường nơi người mua và người bán gặp nhau, môi trường này mang đến điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ hữu hình cũng như vô hình giữa một bên có nhu cầu bán sản phẩm để thu lợi nhuận (bên bán) và một bên có nhu cầu sở hữu sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của riêng mình (bên mua).

Với sự phát triển của công nghệ trực tuyến, thị trường thời hiện đại không còn gói gọn trong hai chữ “hữu hình” như các khu chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ nữa mà đã được mở rộng sang “vô hình” thông qua cửa hàng trực tuyến, giao thương online… đa không gian, đa thời gian.

2. Những yếu tố không thể thiếu trên thị trường 

Thị trường chỉ có thể hình thành khi hội đủ các yếu tố sau:

2.1. Không gian trao đổi

Một địa điểm giao dịch để đôi bên cùng gặp gỡ, cùng thương lượng chính là yêu cầu đầu tiên khi hình thành thị trường. Và như đã đề cập ở trên, địa điểm này không nhất thiết phải là không gian hữu hình, có bàn, có ghế như thị trường truyền thống mà có thể là một địa điểm trực tuyến trên mạng xã hội hay các ứng dụng chat.

Thị trường là gì

2.2. Sản phẩm tiêu thụ

Sản phẩm ở đây có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ, có thể hữu hình (thực phẩm, bánh trái…) hoặc vô hình (dịch vụ du lịch, khóa đào tạo…). Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ tạo nên một thị trường khác nhau, ví dụ hàng điện máy sẽ tạo nên thị trường điện máy, hàng game online sẽ tạo ra thị trường game online.

2.3. Người mua và người bán

Thị trường là nơi vận hành hai chiều, do đó không thể chỉ toàn người bán hoặc chỉ toàn người mua được mà phải có mặt đủ cả hai nhóm đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng người mua hoặc người bán có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc thậm chí là tổ chức chính phủ vì thực tế, bất cứ cá thể nào cũng có nhu cầu tiêu thụ vì vậy đều phát sinh hoạt động mua / bán.

2.4. Người trung gian

Đại đa số thị trường đều có đội ngũ người trung gian tham gia, họ thường được gọi là những người môi giới. Ngoài việc nắm bắt thị trường một cách rõ ràng, sâu sắc thì người trung gian còn có nhiều mối quan hệ với cả người có nhu cầu mua và người có nhu cầu bán, giúp gắn kết đôi bên một cách nhanh chóng.

2.5. Quy định pháp luật

Những việc làm hấp dẫn

Nhân Viên Hỗ Trợ FAS (Tiếng Nhật)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Phiên Dịch Tiếng Nhật

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Sản Xuất

Trợ Lý Kế Toán Tiếng Nhật

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Dịch vụ khách hàng , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Phiên Dịch Tiếng Nhật

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Nhân Viên Hành Chính (Tiếng Nhật)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Vừa để kiểm soát tốt các thị trường, vừa nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thị trường, chính phủ của mỗi quốc gia sẽ ban hành những điều luật quy định các tiêu chuẩn giao thương trên thị trường tại mỗi thời điểm phát triển khác nhau. Ví dụ như thị trường bất động sản thì có luật đất đai, luật doanh nghiệp, quy định hành nghề môi giới bất động sản…

Các yếu tố thị trường

3. Có mấy loại thị trường đang hiện hữu? 

Tùy theo tiêu chuẩn xem xét mà thị trường có nhiều cách để phân định:

3.1. Tiêu chuẩn không gian, địa lý

Thị trường địa phương là thị trường ngay tại nơi bạn đang sinh sống, sở hữu nhiều tập quán, thói quen mang giá trị truyền thống của địa phương.

Thị trường khu vực đề cập đến phạm vi không gian rộng hơn, có thể là một tỉnh thành, tiểu bang hoặc một vùng miền.

Thị trường nội địa – hay còn gọi là thị trường quốc gia - muốn nói đến thị trường trong phạm vị biên giới của một đất nước

Thị trường quốc tế là nhóm thị trường đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, do đó phải tạm gác lại những xu hướng thị trường quen thuộc trong nước để chuyên tâm tìm hiểu tâm lý, xu hướng tiêu dùng của người dân ở các quốc gia đó.

3.2. Tiêu chuẩn thời gian, thời kỳ

Thị trường ngắn hạn thường là những thị trường tiêu thụ hàng hóa theo mùa (như trái cây, áo ấm…), có đặc điểm là hàng hóa cần thời gian dài để sản xuất nên nguồn cung khi tiêu thụ trên thị trường sẽ cố định, không thể nhất thời bổ sung ngay được.

Thị trường dài hạn thì thời gian không quá gấp, do đó, nguồn cung có thể thay đổi thông qua việc mở rộng sản xuất. Mức độ linh hoạt theo nhu cầu thị trường tốt hơn tuy nhiên mức giá thống nhất giữa người mua và người bán sẽ thay đổi theo từng thời điểm chứ không ổn định như thị trường ngắn hạn.

Phân loại thị trường

3.3. Tiêu chuẩn có sự quản lý

Thị trường có sự quản lý là thị trường mà nguồn cung và mức giá được quy định bởi chính phủ nhằm đảm bảo loại bỏ các hành vi thương mại không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua hoặc người bán, hoặc cả hai bên. Ví dụ như việc nhà nước quản lý giá cả các mặt hàng lương thực thiết yếu trên cả nước, đảm bảo dù là giai đoạn mất mùa, giá thực phẩm thiết yếu cũng không bị đội giá quá cao.

Thị trường không có sự quản lý – còn gọi là thị trường tự do, hay thị trường chợ đen - tên gọi là vậy nhưng thị trường này vẫn nằm trong sự quản lý điều phối của chính phủ, chỉ có điều chính phủ sẽ không can thiệp sâu về giá giao thương mà sẽ để cho thị trường tự quyết định giá dựa trên nguồn cung, cũng như sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.

4. Vì sao thị trường trở nên quan trọng với xã hội loài người? 

Sự phát triển của xã hội luôn phải có sự đồng hành của sự phát triển thị trường trong xã hội đó. Bởi lẽ, xã hội cần phải vận động liên tục để phát triển không ngừng, muốn vậy, cần phải có sợi dây gắn kết giữa sản xuất và tiêu dùng - thị trường chính là sợi dây đó:

4.1. Xác định nhu cầu tiêu thụ

Thị trường không vận hành một cách bị động mà ngược lại, thị trường chính là cơ sở để định hướng các yếu tố hợp thành thị trường. Như việc thu thập các dữ liệu về số lượng cần mua, khả năng sản xuất, mức giá dự kiến… sẽ giúp cho người bán (doanh nghiệp nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà vườn…) xác định sản lượng thích hợp và loại sản phẩm có khả năng tiêu thụ hiệu quả. Nhờ vậy, tình trạng sản xuất dư thừa gây ra tồn hàng, giảm giá bán… sẽ được giảm thiểu đáng kể.

4.2. Xác định giá trị sản phẩm

Dựa trên sự thống nhất giữa người mua và người bán trên thị trường mà mức giá và khả năng tiêu thụ của từng loại sản phẩm được xác định. Nếu đó là sản phẩm chất lượng, có nhu cầu tiêu thụ cao thì mức giá sẽ cao. Ngược lại nếu giá trị sản phẩm mang lại thấp thì lượng tiêu thụ cũng thấp và giá bán cũng không cao.

4.3. Xác định động lực cho sản xuất và tiêu dùng

Những thông tin từ thị trường ngoài việc giúp cho người bán nắm bắt nhu cầu để điều tiết, khích lệ việc sản xuất, nhập khẩu lượng hàng hoặc cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người mua thì cũng tạo nên động lực thôi thúc người mua lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn:

  • Vào dịp Lễ Tết nhu cầu hàng trang trí tăng cao, nhiều xưởng sản xuất sẽ thuê thêm lao động thời vụ để kịp đáp ứng đơn hàng.

  • Vào những đợt khuyến mãi hay ngày Black Friday là cơ hội mua hàng chất lượng cao với giá cả tiết kiệm nên hoạt động săn hàng của người mua diễn ra vô cùng sôi nổi.


Vì sao thị trường quan trọng

5. Làm thế nào để hiểu được thị trường? 

Dù là cá nhân hay doanh nghiệp thì việc hiểu được thị trường luôn là kim chỉ nam mang lại lợi ích kinh tế lớn lao. Vậy làm thế nào để hiểu được thị trường? Chỉ có một cách đó chính là Nghiên cứu thị trường.

Không phải vô cớ mà các doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư cho phòng Marketing hoặc thuê những đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp tiến hành các cuộc khảo sát trước khi định hướng chiến lược phát triển đâu. Tất cả đều nhằm mục tiêu hiểu được thị trường và điều hướng hành động theo thị trường. Ở vai trò cá nhân của một người tiêu dùng bình thường, chúng ta vẫn có thể hiểu được thị trường thông qua nhiều cách khác nhau:

5.1. Tham khảo thị trường giá 

Những sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… chính là nguồn cung thông tin giá cả thị trường sát thực tế nhất. Người bán sẽ dựa vào đó để định hình phân khúc khách hàng và chất lượng nguồn hàng mà mình cung cấp, còn người mua thông qua đó để sàng lọc nguồn cung sản phẩm mà mình đang có nhu cầu chi tiêu.

5.2. Quản trị rủi ro 

Thử nghiệm với lượng nhỏ số lượng hàng cung cấp hoặc số lượng hàng mua dùng. Cách làm này sẽ giúp chúng ta kiểm định được mức độ thu hút lợi ích theo định hướng thị trường mà mình nhận định. Sự cẩn trọng trong giai đoạn đầu luôn là điều cần thiết.

5.3. Sàng lọc giá trị thiết thực 

Chính những trải nghiệm thực tế khi tham gia vào thị trường ở giai đoạn đầu sẽ giúp chúng ta tích lũy nhiều bài học giá trị cho hoạt động giao thương sau này. Có thể sẽ tốn một vài khoản chi phí nhưng hãy xem đó như một khoản “học phí” đáng giá để:

  • Người bán không hành động một cách dàn trải, đại trà mà biết được đâu là sản phẩm thế mạnh tiêu thụ mình cần tập trung phát triển

  • Người mua không bị mua hớ, mua nhầm mà biết được đâu là nguồn cung hàng hóa chất lượng với mức giá phù hợp mình nên lựa chọn

Thị trường là nơi tiến hành các hoạt động giao thương giữa người mua và người bán, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin cần thiết giúp tối ưu lợi ích cho mỗi bên tham gia vào thị trường. Việc chủ động nắm bắt, sàng lọc và so sánh thông tin chính là cơ sở để mỗi cá thể trong xã hội như bạn, như Ms. Uptalent hay những doanh nghiệp sản xuất… hiểu rõ hơn về thị trường mà mình quan tâm và đang mong đợi thu được giá trị tích cực từ đó.   

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.