maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Tester là gì? Tất tần tật về nghề Kiểm thử

Tester là gì? Tất tần tật về nghề Kiểm thử

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe đến nghề Tester. Nhưng, bạn đã thật sự hiểu đầy đủ về nghề này hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá Tester là gì cũng như tất tần tật về nghề Kiểm thử - Test qua bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC:
1- Tester là gì?
2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tester
3- Các lĩnh vực cần vị trí Tester
4- Ưu - nhược điểm của nghề Test?
5- Nghề Test có cơ hội nghề nghiệp thế nào?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Tester

1- Tester là gì? 

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về vai trò, nhiệm của của Tester, chúng ta hãy cùng xem qua khái niệm Tester là gì nhé!

Về cơ bản, bạn có thể hiểu Tester là người làm công việc kiểm thử. Trách nhiệm chính của họ là kiểm tra, phát hiện các lỗi sai trên sản phẩm và thông báo cho team phát triển nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn hoàn hảo nhất trước khi giao đến tay khách hàng.

Tùy thuộc vào từng công ty, ngành nghề cụ thể mà công việc Tester sẽ được phân chia thành QA, QC, Manual Tester hay Automation Tester. 

2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tester 

2.1- Vai trò của Tester là gì?

Công việc của Tester tại mỗi công ty sẽ khác nhau do những khác biệt về ngành nghề và đặc điểm của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của những chuyên gia kiểm thử này thường bao gồm:

- Đảm bảo các phần mềm hoặc sản phẩm không có lỗi sai và có thể đáp ứng tốt nhất tất cả yêu cầu của khách hàng.

- Phối hợp với bộ phận phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được tối ưu.

- Tư vấn và đưa ra các đề xuất thích hợp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả quá trình kiểm thử.

2.2- Chức năng của Tester là gì?

Những việc làm hấp dẫn

IT Technician (Manufacturing)

Vũng Tàu, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

IT Specialist (Infrastructure & Security)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

Chuyên Viên Kinh Doanh Dự Án (Thiết bị IT)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Bán hàng IT

Chuyên Viên Kinh Doanh Dự Án (Thiết bị IT)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Viễn Thông / Điện tử, Bán hàng IT

Head of IT Solutions and Applications

Bình Định, Gia Lai, Phú Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Nông nghiệp/Lâm nghiệp

Các nỗ lực kiểm nghiệm của Tester có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được tối ưu. Từ đó, khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng và uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao.

Thực tế, công việc của Tester sẽ xoay quanh việc kiểm thử sản phẩm nhằm phát hiện các lỗi và báo lại cho nhóm phát triển để cải thiện, khắc phục.

Bởi vậy, chúng ta có thể thấy vị trí này thường có các chức năng sau:

- Xác định phương thức kiểm tra, chạy thử sản phẩm và các công cụ phục vụ cho công tác kiểm thử.

- Tiến hành việc kiểm thử và ghi chép các kết quả nhận được.

- Tạo lập hồ sơ cho từng kế hoạch chạy thử.

- Đề xuất phương án cải thiện chất lượng sản phẩm.

Tester là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Kỹ sư kiểm thử phần mềm là gì? Định hướng nghề Tester

2.3- Nhiệm vụ của Tester là gì?

Về cơ bản, một chuyên gia kiểm thử có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra, phát hiện các lỗi sai của sản phẩm.

- Thẩm định chất lượng sản phẩm xem đã đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như yêu cầu của khách hàng hay chưa.

- Hỗ trợ việc hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của khách hàng.

- Thiết kế, phát triển các kịch bản kiểm thử phù hợp với từng loại sản phẩm và thực hiện theo đúng danh sách test case đã lập.

- Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các công cụ, phương pháp kiểm thử thích hợp.

- Làm việc cùng bộ phận phát triển sản phẩm để có thể hiểu rõ các yêu cầu cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm.

- Ghi nhận tất cả các lỗi sai hoặc sự cố phát hiện trong quá trình kiểm thử và báo cáo lên cấp trên cùng các bộ phận liên quan.

- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm xử lý, khắc phục tối đa các lỗi đã phát hiện.

3- Các lĩnh vực cần vị trí Tester 

Khi tìm hiểu Tester là gì, bạn sẽ thấy vị trí này xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

3.1- Lĩnh vực công nghệ - phần mềm

Trong lĩnh vực công nghệ - phần mềm, vị trí Tester rất quan trọng. Người làm công việc này là những chuyên gia về IT. Họ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ quá trình phát triển phần mềm nhằm đảm bảo sản phẩm hoạt động mượt mà, đúng như kỳ vọng và không tồn tại bất cứ rủi ro nào.

3.2- Lĩnh vực công nghệ ô tô

Ngày nay, một nhân viên kiểm thử phần mềm là điều bắt buộc phải có trong ngành công nghiệp ô tô. Bởi, ô tô hiện không chỉ là một cỗ máy cơ khí mà nó còn kết hợp một loạt các thiết bị điện tử phức tạp nhằm điều khiển các chức năng bên trong chiếc xe.

Lúc này, một phần mềm được gọi là hệ thống nhúng được tạo ra để xử lý thông tin. Và trách nhiệm của Tester chính là kiểm tra, thử nghiệm hệ thống nhúng này.

Tester lĩnh vực ô tô

>>> Bạn có thể tham khảo: 06 Câu hỏi phỏng vấn Tester hay nhất

3.3- Lĩnh vực y tế

Hiện nay, hầu hết các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều sử dụng các phần mềm tích hợp để xử lý hiệu quả toàn bộ hoạt động trong hệ thống quản lý. 

Hệ thống phần mềm này có khả năng cung cấp tất cả thông tin trong một cơ sở dữ liệu duy nhất nhằm phục vụ cho công việc khám chữa bệnh hay chăm sóc, theo dõi sức khỏe.

Nhiệm vụ của Tester là phải kiểm tra nghiêm ngặt ứng dụng sức khỏe trên theo từng giai đoạn thử nghiệm khác nhau nhằm đảm bảo nó có thể hoạt động một cách hiệu quả.

3.4- Lĩnh vực Game - Trò chơi

Người làm công việc kiểm thử trong lĩnh vực Game được gọi là Game Tester. 

Trách nhiệm chính của vị trí này là chơi thử phiên bản beta của trò chơi để tìm hiểu, kiểm tra trải nghiệm của người dùng. Từ đó, họ sẽ phát hiện ra các lỗi kỹ thuật trước khi cho phát hành trò chơi chính thức ra thị trường.

3.5- Lĩnh vực điện tử, viễn thông

Kỹ sư thử nghiệm trong ngành điện tử, viễn thông có trách nhiệm kiểm tra, định tính sản phẩm theo một quy trình và thủ tục cụ thể của công ty. 

Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm thu thập, xác nhận dữ liệu thử nghiệm từ thiết bị và kỹ thuật viên; viết báo cáo thử nghiệm và hướng dẫn công việc thử nghiệm.

3.6- Lĩnh vực sản xuất

Tester trong ngành sản xuất chịu trách nhiệm lên kế hoạch, giám sát và thực hiện các hoạt động cần thiết để kiểm tra, xác nhận chất lượng sản phẩm. Đồng thời, họ cũng tham gia xây dựng hệ thống quản lý khách hàng và cung cấp những khuyến nghị cần thiết về mặt kỹ thuật.

4- Ưu - nhược điểm của nghề Test? 

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có những ưu, nhược điểm của riêng nó. Vậy, ưu - nhược điểm của nghề Tester là gì?

4.1- Ưu điểm của nghề Test

Nghề kiểm thử có các ưu điểm sau:

Thứ nhất, nó giúp bạn rèn luyện khả năng nhận diện vấn đề

Việc sử dụng phần mềm đối với khách hàng không am hiểu về nó quả thực rất khó. Bởi vậy, Tester mới phải trải nghiệm thử để có cái nhìn toàn diện về phần mềm và đưa ra các phương án hiệu qủa giúp khách hàng dễ dàng sử dụng phần mềm.

Thứ hai, nó giúp bạn nâng cao khả năng xử lý tình huống

Trong vai trò của một Tester, bạn phải có khả năng dự đoán câu trả lời của phần mềm khi có dữ liệu, thông tin, đầy đủ là gì và khi không có thì phải báo lỗi như thế nào.

Chính điều này sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng xử lý tình huống ngày càng nhanh nhạy cũng như nâng cao khả năng nhìn nhận vấn đề tổng quan.

Thứ ba, nghề Test giúp bạn có business domain (lập trình hướng đối tượng) đa dạng và cái nhìn tổng quan về hệ thống

Hiểu đơn giản là, công việc Tester có thể giúp bạn biết được khách hàng cần phần mềm đáp ứng được nhu cầu gì, thay vì chỉ tập trung vào việc phần mềm có những chức năng nào, mỗi chức năng được dùng để làm việc gì.

Nghề Tester

>>> Bạn có thể quan tâm: Chia sẻ của một Fresher Tester

4.2- Nhược điểm nghề Tester là gì?

Bên cạnh ưu điểm thì nghề Test cũng có những nhược điểm sau:

- Quá trình học tập rất vất vả, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức mới thành thục công việc.

- Tính chất công việc khô khan, lặp đi lặp lại các công việc viết code, test case, viết báo cáo nên dễ gây nhàm chán.

- Áp lực thời gian lớn bởi một dự án luôn có rất ít thời gian dành cho việc kiểm thử.

- Nhiều công ty chưa thật sự coi trọng nghề Test bởi họ cho rằng công tác kiểm định chất lượng phần mềm không quan trọng.

4.3- Cách xác định mình có phù hợp với nghề Test hay không

Khi đã hiểu được những ưu, nhược điểm của nghề Tester là gì thì nhiều bạn sẽ tự hỏi liệu mình có phù hợp với nghề này hay không.

Bạn biết đấy, nghề Test không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật mà còn yêu cầu người làm nghề sở hữu những tố chất nhất định.

Do đó, để biết bản thân có phù hợp với nghề Test hay không bạn hãy cân nhắc xem mình có các tố chất dưới đây không nhé.

- Am hiểu kỹ thuật kiểm thử.

- Thường xuyên đặt câu hỏi và biết cách đặt câu hỏi.

- Tích cực học hỏi không ngừng.

- Tư duy rộng mở, tích cực để vượt qua sự nhàm chán của công việc.

- Sẵn sàng làm những công việc ngoài phạm vi trách nhiệm để có sản phẩm chất lượng nhất.

- Giỏi giao tiếp.

- Thành thạo tiếng Anh.

Triển vọng nghề Tester

5- Nghề Test có cơ hội nghề nghiệp thế nào? 

5.1- Xu hướng phát triển của nghề Test

Sự phát triển của công nghệ tạo nên triển vọng việc làm cho cả ngành IT cũng như nghề Tester. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa thực sự coi trọng nghề này nên mức thu nhập của nghề Test thường thấp hơn so với lập trình viên.

Dù vậy, trong tương lai chắc chắn các Tester sẽ được coi trọng hơn và thu nhập cũng từ đó mà được nâng cao hơn.

5.2- Cơ hội việc làm

Nếu trước đây Tester còn là một nghề xa lạ tại Việt Nam thì hiện nay nó đã trở thành một trong những nghề hot với nhu cầu tuyển dụng rất cao.

Nghề này cũng thu hút đông đảo bạn trẻ bởi sự ổn định, lộ trình thăng tiến rõ ràng và cơ hội việc làm rộng mở.

Sở dĩ nghề Tester tại Việt Nam có cơ hội việc làm lớn nhất trong ngành IT là vì nguồn nhân lực cho nghề này hiện đang khan hiếm. 

Xu hướng thường thấy của những bạn tốt nghiệp ngành IT là sẽ chạy theo nghề lập trình viên. Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng “3 lập trình mới có một Tester”. Nên không khó hiểu khi các Tester ngày càng có “giá” hơn, đặc biệt là Tester có nhiều kinh nghiệm.

Trên đây là tất tần tật về nghề Kiểm thử - Test mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng sau bài biết bạn sẽ hiểu rõ Tester là gì và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.