maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TÌM VIỆC

Team Leader là gì? Tất tần tật thông tin về Trưởng nhóm

Team Leader là gì? Tất tần tật thông tin về Trưởng nhóm

Một Team leader xuất sắc có khả năng truyền cảm hứng cho người khác và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu chung. Đồng thời, họ cũng là nhân tố quan trọng làm nên thành công cho doanh nghiệp.

Vậy, bạn đã hiểu rõ leader là gì? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu tất tần tật thông tin về Team Leader qua bài viết dưới đây bạn nhé!

MỤC LỤC:
1- Team Leader là gì?

   1.1. Sales team leader
   1.2. Vice team leader
   1.3. Hub team leader
   1.4. Marketing Team Leader
   1.5. Seo Leader

2- Nhiệm vụ của Team Leader
3- Khó khăn, Cơ hội của Team Leader
4- Vai trò quan trọng của Team Leader
5- Công việc thường làm của Team Leader
6- Trở thành Team Leader cần rèn luyện gì?
7- Mức thu nhập của Team Leader
8- Phân biệt Team Leader & Manager


Việc làm lương cao

>>> Xem thêm: Việc làm lương cao các cấp Leader, Manager, C-Level

1- Team Leader là gì? 

Team Leader là từ được dùng để chỉ vị trí trưởng nhóm. Người đảm nhận vai trò này có trách nhiệm chỉ huy, kiểm soát một tập thể gồm nhiều người. Đồng thời, họ cũng cần xác định phương hướng, kế hoạch làm việc và truyền cảm hứng cho những thành viên khác trong nhóm.

Công việc chính của Trưởng nhóm là phân công công việc, đào tạo, hướng dẫn và đánh giá các thành viên trong nhóm. Bởi vì là người đứng đầu một nhóm nên leader luôn phải chịu trách nhiệm cao nhất với mọi kết quả công việc của nhóm. 

Từ khái niệm chung Team Leader, chúng ta có những khái niệm phân tách, phản ánh cụ thể từng vị trí Team Leader theo chuyên môn cụ thể:

1.1. Sales team leader

Sales Team Leader là vị trí Trưởng nhóm kinh doanh, chịu trách nhiệm thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh chi tiết. Trong kế hoạch đó bao gồm cả nội dung quản lý nhân sự, đối nội / đối ngoại, đề xuất chính sách, phân tích báo cáo hiệu quả kinh doanh định kỳ… Người đảm nhận vị trí này sẽ trực tiếp quản lý đội nhóm là các nhân viên Sales, báo cáo trực tiếp cho Trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc kinh doanh.

1.2. Vice team leader

Vice Team Leader là vị trí Phó nhóm, là người hỗ trợ Trưởng nhóm trong mọi hoạt động của đội nhóm. Về quyền hạn và trách nhiệm của Vice Team Leader có nhiều điểm tương đồng với Team Leader, chỉ khác ở một điểm đó chính là không đưa ra quyết định cuối cùng cho đội nhóm, trừ khi nhận được ủy quyền / trao quyền từ Team Leader. Vice Team Leader sẽ trực tiếp báo cáo cho Trưởng nhóm, hoặc thay mặt trưởng nhóm báo cáo với Trưởng / phó phòng khi trưởng nhóm vắng mặt.

1.3. Hub team leader

Những việc làm hấp dẫn

Production Team Leader

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất

Customs Team Leader

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Technical Team Leader (Cobol/Java)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

Sales Executive/ Sales Team Leader (Marine Coating, B2B)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Hóa chất

Sales Leader (Measuring Equipment)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác)

Hub Team Leader là vị trí Trưởng trạm điều phối sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Một Hub Team Leader sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chú trọng đến năng lực điều phối:

  • Quản lý, đào tạo, hướng dẫn đội ngũ phân phối sản phẩm / dịch vụ triển khai công việc theo đúng quy định của doanh nghiệp.

  • Linh hoạt xử lý sự cố phát sinh trong phạm vi quyền hạn tại trạm điều phối.

  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của trạm điều phối

  • Cập nhật, truyền đạt, trao đổi phổ biến thông tin liên quan đến quy trình, quy định làm việc đến từng thành viên trạm

  • Báo cáo hoạt động điều phối theo yêu cầu của Quản lý trực tiếp định kỳ ngày / tuần / tháng.


Team Leader

1.4. Marketing Team Leader

Marketing Team Leader là vị trí Trưởng nhóm tiếp thị, đảm nhận vai trò liên quan mật thiết đến doanh số và doanh thu tiêu thụ:

  • Xây dựng, triển khai, giám sát hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm…

  • Phát triển kênh phân phối

  • Phối hợp quản lý và kiểm soát công nợ của khách hàng.

  • Đào tạo nhân sự cho đội nhóm Marketing phụ trách

  • Đánh giá hiệu quả công việc từng nhân sự trong đội nhóm

  • Báo cáo trực tiếp cho Trưởng / phó phòng Marketing

1.5. Seo Leader

SEO Leader là vị trí dành cho các chuyên gia Marketing, vì các nhiệm vụ SEO là một phần không thể thiếu trong công tác Marketing. Khu vực làm việc của SEO Leader có thể ở các doanh nghiệp chuyên tư vấn giải pháp SEO (agency) hoặc tại phòng Marketing của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của SEO Leader thiên về hoạt động nghiên cứu, đề xuất chiến lược, chiến thuật và điều phối triển khai các hoạt động SEO như Content, Audit website, tối ưu Onpage… SEO Leader sẽ báo cáo công việc trực tiếp cho trưởng / phó phòng SEO hoặc phòng Marketing.

2- Nhiệm vụ của Team Leader 

Team Leader là vị trí trung gian gắn kết giữa năng lực chuyên môn giỏi và kỹ năng quản lý đội nhóm tốt. Vì vậy, nhiệm vụ của Team Leader sẽ phân bổ ở cả hai khía cạnh này:

2.1. Xây dựng đội nhóm làm việc hiệu quả

Những thành viên trong đội nhóm có thể do Team Leader chọn, hoặc được doanh nghiệp bố trí. Dù là hình thức nào thì Team Leader vẫn phải chịu trách nhiệm liên kết các thành viên trong đội về một mối, cùng nhau đoàn kết, cùng nhau nỗ lực hoàn thành mục tiêu chung đạt kỳ vọng cao nhất.

2.2. Đánh giá, phân bổ nhiệm vụ phù hợp

Mỗi nhân viên dưới quyền Team Leader đều có những sở trường, sở đoản khác nhau. Nhiệm vụ mà đội phải hoàn thành cũng muôn màu muôn vẻ, vì vậy, muốn gặt hái thành tích tốt, mấu chốt là phải phân bổ đúng người, đúng việc.

Muốn vậy, Team Leader phải chủ động thu thập thông tin năng lực, thành tích làm việc của từng thành viên, phân tích đánh giá mức độ tương thích với tính chất nhiệm vụ, sau đó, phân bổ phần việc phù hợp để nhân viên thử nghiệm. Dựa trên kết quả để có sự điều chỉnh hợp lý cho tương lai. 

Team Leader là gì

2.3. Kiểm soát hiệu quả triển khai công việc

Team Leader sẽ trao quyền cho nhân viên triển khai công việc theo cách của riêng họ. Nhưng về mặt chất lượng, tiến độ, mức độ ảnh hưởng đến đồng đội… đều phải được kiểm soát thường xuyên. Có như vậy, Team Leader mới kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ nhân viên xử lý nhanh những rủi ro, sự cố phát sinh, đảm bảo không ảnh hưởng tiến độ và chất lượng công việc.

2.4. Động viên, khích lệ tinh thần nhân viên

Nhiệm vụ nào cũng có khó khăn, thử thách, bản thân Team Leader không chỉ phải tự học cách kiên định, vững vàng trước sóng gió, mà còn phải quan tâm, động viên, giao tiếp để thấu hiểu nhau hơn, làm chỗ dựa đáng tin cậy cho toàn đội.

3- Khó khăn, Cơ hội của Team Leader

3.1. Khó khăn của người làm Team Leader

3.1.1. Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết

Mỗi thành viên trong đội nhóm là một tính cách, một kỳ vọng phát triển khác nhau. Khi tập hợp lại thành một đội, rất dễ phát sinh những xung đột do bất đồng quan điểm cá nhân, do không tin tưởng năng lực lẫn nhau… Team Leader cần dẹp yên những xung đột này, hướng mọi người đến mục tiêu chung trước khi triển khai công việc thực tế.

3.1.2. Tư duy khách quan

Mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng của mình, Team Leader cũng vậy. Nhưng với vai trò là người đầu tàu của cả đội, là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề của nhóm, Team Leader phải luôn giữ một cái đầu tỉnh táo, trung lập, nhìn nhận mọi thứ khách quan, đưa ra quyết định dựa trên phân tích tổng thể, tuyệt đối không để tư duy chủ quan áp đặt.

3.1.3. Thu phục lòng người

Để quản lý đội nhóm hoạt động hiệu quả thì Team Leader phải khiến mọi thành viên nể phục. Mỗi thành viên đều có năng lực chuyên môn giỏi khác nhau, và họ chỉ tập trung cho chuyên môn đó, nhưng Team Leader thì phải bao quát chuyên môn của mọi thành viên để có hướng sắp xếp phù hợp. Muốn vậy, kiến thức, kinh nghiệm của Team Leader phải rộng, quyết sách phải chuẩn xác, lập luận phải chặt chẽ.

3.1.4. Nhân viên ỷ lại vào đồng đội

Làm việc đội nhóm rất dễ xuất hiện tình trạng người này ỷ lại vào người kia, cho rằng thành tích là của cả nhóm, chẳng việc gì họ phải ráng để làm. Tư tưởng này chính là một rào cản trong quá trình quản lý và hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao phó của Team Leader.

3.1.5. Uyển chuyển trao đổi cùng nhân viên

Muốn hiểu nhau và hợp tác hiệu quả trong công việc, Team Leader cần dành nhiều thời gian trao đổi,nói chuyện với các thành viên. Tuy nhiên, do cuộc sống, hoàn cảnh, tính cách của mỗi người mỗi khác nên Team Leader không thể dùng một cách trao đổi áp dụng cho tất cả, mà phải linh hoạt, uyển chuyển kỹ năng giao tiếp theo từng đối tượng.

Team Leader làm gì

3.2. Cơ hội dành cho Team Leader

Khó khăn không hề ít, nhưng cơ hội dành cho Team Leader cũng rất nhiều

3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý

Kỹ năng quản lý là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Có rất nhiều trường đào tạo kỹ năng này nhưng hầu hết là lý thuyết, là thực hành trên hệ thống, còn trong mối quan hệ giữa người với người thì chỉ có trực tiếp trải nghiệm công việc mới tích lũy được. Và vị trí Team Leader sẽ trao cho bạn cơ hội trải nghiệm đó.

3.2.2. Mở rộng quan hệ công việc ở cấp lãnh đạo

Team Leader là vị trí quản lý khởi điềm, từ đây bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân sự quản lý cùng cấp và cấp cao hơn trong và ngoài doanh nghiệp. Thông tin về bạn sẽ được nhiều người biết đến, năng lực của bạn sẽ được quan tâm, và mối quan hệ công việc cũng được mở rộng hiệu quả.

3.2.3. Đề bạt lên vị trí quản lý cao hơn

Xu hướng tuyển dụng nội bộ đang được đại đa số doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, với những thành tích ỏ vị trí Team Leader, bạn sẽ dễ dàng có tên trong danh sách ứng cử cho vị trí Trưởng / phó phòng trong tương lai.

3.2.4. Học hỏi kinh nghiệm chuyên môn sâu từ các nhân viên

Team Leader là người quản lý bao quát mọi nhiệm vụ của từng thành viên, nhưng triển khai chi tiết nhiệm vụ thì chưa hẳn sẽ giỏi bằng các nhân viên. Vì vậy, thông qua quá trình quản lý, bạn sẽ có cơ hội học thêm nhiều kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, có thể là khác chuyên môn chính nhưng chắc chắn hữu ích cho công việc quản lý.

4- Vai trò quan trọng của Team Leader 

Ngày nay, vai trò của Team leader có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và thành công của các tổ chức, doanh nghiệp.

Trước tiên, Team leader giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và thúc đẩy hiệu quả làm việc trong các tập thể, đội nhóm. Họ có khả năng xác định tầm nhìn, mục tiêu, phương hướng hoạt động tổng thể cho nhóm của mình và truyền cảm hứng cũng như tạo động lực để các thành viên hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Vai trò của Team leader cũng được thể hiện ở việc họ có thể giải quyết ổn thoả những khó khăn, trở ngại mà nhóm của mình gặp phải. Đồng thời, họ còn đưa ra được những quyết định phù hợp nhằm đảm bảo khả năng vận hành trơn tru của cả nhóm.

Bên cạnh đó, Team leader còn giữ vai trò của một người hướng dẫn, đào tạo các thành viên trong nhóm nhằm giúp họ thực hiện công việc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc trước tiên Trưởng nhóm cần làm là phải thống nhất biện pháp, kế hoạch làm việc với ban lãnh đạo, sau đó họ sẽ truyền đạt những điều này cho nhóm của mình.

Nhờ có vai trò của Team leader mà các thành viên trong nhóm có một môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát huy khả năng và góp phần vào thành công của tổ chức. Đổi lại, nếu thiếu đi vị trí team leader, tổ chức sẽ gặp khó khăn lớn trong việc kiểm soát các hoạt động thường ngày.

Leader là gì?

>>> Bạn có thể quan tâm: Mô tả công việc Trưởng Nhóm Telesales (Telesales Leader)

5- Công việc thường làm của Team Leader 

Là một Trưởng nhóm, bạn sẽ phải thực hiện những công việc chính sau:

- Lựa chọn thành viên và xây dựng một đội nhóm xuất sắc. Để hoàn thành tốt công việc thì Team leader phải có khả năng xây dựng một nhóm với những thành viên xuất sắc, có thể phối hợp ăn ý với nhau. Team Leader cũng phải biết cách khai thác năng lực của từng nhân viên và mục tiêu công việc để có biện pháp thực hiện công việc hiệu quả nhất.

- Phân công công việc cho thành viên trong nhóm. Đây được xem là công việc quan trọng nhất của Team leader. Nếu có thể phân công nhiệm vụ, công việc phù hợp với từng thành viên, leader có thể đảm bảo kết quả, tiến độ công việc luôn như mong đợi, còn ngược lại sẽ rất khó khăn.

- Kiểm soát, giám sát công việc của các thành viên. Leader có trách nhiệm theo sát từng khâu trong quá trình làm việc của mỗi thành viên trong nhóm và kịp thời điều chỉnh để công việc luôn theo đúng tiến độ. Đồng thời, họ còn phải nhắc nhở và tạo động lực làm việc cho các thành viên.

- Tạo dựng mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm. Chỉ khi các thành viên trong nhóm có sự gắn kết, sẵn sàng hợp tác cùng nhau thì kết quả công việc mới được tối ưu. Bên cạnh đó,  team leader còn phải xử lý ổn thoả những mâu thuẫn trong nhóm nhằm đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên.

- Đảm bảo tinh thần làm việc cho cả nhóm. Cảm hứng và động lực làm việc là những yếu tố quan trọng tạo nên những kết quả công việc tốt và giúp quá trình làm việc luôn suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng không ai có thể liên tục duy trì trạng thái làm việc tốt nhất. Bởi vậy, team leader cần liên tục chia sẻ, hỗ trợ các thành viên để họ luôn tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng làm việc.

- Lên chiến lược, kế hoạch phát triển đội nhóm. Để một nhóm gồm nhiều thành viên luôn hoạt động ổn định và phát triển phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức, Team leader sẽ phải có kế hoạch, chiến lược làm việc, phát triển thật cụ thể. Các kế hoạch, chiến lược này cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

- Lập báo cáo. Team Leader có nhiệm vụ lập báo cáo công việc định kỳ theo quy định và theo yêu cầu của ban giám đốc.

Leader

>>> Bạn có thể tham khảo: SEO Leader là ai? Mô tả công việc của vị trí SEO Leader

6- Trở thành Team Leader cần rèn luyện gì? 

Để trở thành một leader, bạn cần rèn luyện, phát triển bản thân phù hợp với nhu cầu của tổ chức đang làm việc. Quan trọng hơn hết là bạn cần có các kỹ năng, tố chất sau:

6.1- Kỹ năng

Một Team leader giỏi cần sở hữu các kỹ năng dưới đây:

+ Kỹ năng lập kế hoạch:

Việc lập kế hoạch sẽ giúp thành viên trong nhóm nắm bắt tốt nhất công việc cần làm và có thể phối hợp hiệu quả với nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, không khó hiểu khi kỹ năng lập kế hoạch trở thành kỹ năng cần rèn luyện ở leader.

+ Kỹ năng giao tiếp:

Với một Team leader, giỏi giao tiếp chính là công cụ quan trọng giúp họ kết nối, tạo dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, Trưởng nhóm còn có thể nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ các thành viên nếu biết lắng nghe và giao tiếp tốt.

+ Kỹ năng ra quyết định:

Để đưa ra quyết định về vấn đề nào đó là việc không hề dễ dàng. Là một Team leader, việc ra quyết định trước các tình huống khó khăn lại càng là thử thách lớn. Để có quyết định tốt nhất, Trưởng nhóm sẽ phải thu thập đầy đủ thông tin, xem xét ý kiến từ người khác và dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

+ Kỹ năng đàm phán, thuyết phục:

Không phải cứ là Trưởng nhóm thì các thành viên khác sẽ nghe theo bạn. Vì vậy, bạn phải tìm cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả và có thể thuyết phục nhân viên tin tưởng, làm theo.

+ Kỹ năng quản lý:

Team Leader có trách nhiệm quản lý công việc và các thành viên trong nhóm. Bạn sẽ phải vận dụng kỹ năng quản lý để lãnh đạo, điều hành nhóm của mình hoàn thành công việc hiệu quả, đúng tiến độ. 

Kỹ năng của Leader

>>> Bạn có thể xem thêm: Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo tài ba

6.2- Tố chất cần có ở Team leader

Bên cạnh việc thành thạo các kỹ năng cần thiết thì Trưởng nhóm cũng cần có các tố chất nền tảng khác. Cụ thể:

+ Tầm nhìn xa:
Team Leader có tầm nhìn xa và biết chia sẻ cùng các thành viên khác sẽ dễ dàng lãnh đạo nhóm của mình thực hiện công việc và phát triển hơn. Chưa kể, với tầm nhìn tốt, Trưởng nhóm còn có thể dự đoán các tình huống có thể phát sinh, từ đó có biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại.

+ Biết cách tạo động lực, truyền cảm hứng:

Đây được xem là tố chất rất quan trọng ở Trưởng nhóm. Bằng cách tạo động lực và truyền cảm hứng, Team leader có thể thúc đẩy nhóm của mình hoàn thành tốt nhất công việc được giao và nâng cao hiệu quả làm việc. 

+ Biết thiết lập mục tiêu làm việc:

Để các thành viên trong nhóm hướng đến một đích chung, leader cần biết cách thiết lập mục tiêu tổng quát, sau đó tiếp tục xây dựng các mục tiêu chức năng. Ngoài ra, Trưởng nhóm cũng cần chú ý đến mục tiêu của từng cá nhân để giúp các thành viên thực sự kết nối với sứ mệnh chung của tổ chức.

+ Biết giao nhiệm vụ phù hợp:

Một leader giỏi cần am hiểu sở trường, năng lực của mỗi nhân viên và giao việc phù hợp cho họ. Đồng thời, Trưởng nhóm còn phải giỏi việc dẫn dắt để nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân trong quá trình thực hiện công việc.

+ Kịp thời hỗ trợ nhân viên:

Đây được xem là biểu hiện của người lãnh đạo giỏi. Người đảm nhận vai trò Trưởng nhóm phải đảm bảo có thể hỗ trợ nhóm của mình bất cứ khi nào, đặc biệt khi các thành viên gặp khó khăn. Nếu làm tốt, Team leader sẽ nhận được sự kính nể, tôn trọng từ nhân viên.

+ Biết cách đánh giá, công nhận và khen thưởng nhân viên:

Team Leader cần quan sát, đánh giá nhân viên một cách công tâm, khách quan nhất để tạo nên một nhóm có tổ chức, kỷ luật tốt. Trong khi đó, việc công nhận và khen thưởng nhân viên đúng mức sẽ là biện pháp hiệu quả giúp khích lệ tinh thần làm việc của cả nhóm.

7- Mức thu nhập của Team Leader 

Leader là vị trí giữ vai trò quản lý, lãnh đạo tầm trung trong các doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, mức thu nhập của họ khá tốt.

Theo ghi nhận, mức lương trung bình của Team leader có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm sẽ dao động từ 12 – 20 triệu/tháng. 

Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, phòng ban mà mức thu nhập của Trưởng nhóm sẽ khác nhau. Ví dụ:

-  Sales leader có thu nhập trung bình khoảng 35,5 triệu/tháng, khoảng lương phổ biến dao động từ 9,8 – 26,3 triệu/tháng.

- Marketing leader có thu nhập trung bình khoảng 22 triệu/tháng, khoảng lương phổ biến từ 19,6 – 23,4 triệu/tháng.

Nhìn chung, mức lương của Trưởng nhóm rất khác nhau. Sự thay đổi trong mức thu nhập của Team  leader đến từ những khác biệt về kinh nghiệm, đặc điểm của từng doanh nghiệp và số lượng thành viên trong nhóm.

Mức lương của Leader

>>> Quan tâm thêm: Mô tả công việc Telesales Leader

8- Phân biệt Team Leader & Manager 

Trong một số doanh nghiệp thường xảy ra tình trạng chồng chéo vai trò, nhiệm vụ của các vị trí. Đặc biệt giữa leader và manager thường có sự nhầm lẫn rất lớn.

Vậy phải làm sao để phân biệt Trưởng nhóm và manager?

Thực ra, không quá khó để phân biệt hai vị trí này. Để thấy rõ sự khác biệt giữa Team  leader và manager, bạn có thể dựa vào những điểm sau:

8.1 Chức năng

Team  Leader có trách nhiệm xác lập phương hướng, lên kế hoạch, truyền cảm hứng và tạo động lực hoạt động cho nhân viên.

Trong khi đó, manager chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều phối chung các dự án và công việc của tổ chức. Họ chỉ trực tiếp quản lý các khía cạnh quan trọng của dự án, công việc.

8.2 Nhiệm vụ

Team  Leader có nhiệm vụ đối mặt với những thách thức và tìm cách thay đổi hiện trạng. Còn manager giữ nhiệm vụ duy trì hoặc cố gắng đạt được hiện trạng.

8.3 Vai trò công việc

Team Leader giữ vai trò của người hướng dẫn, đào tạo nhân viên trong tổ chức nhằm giúp họ ngày một hoàn thiện hơn.

Trong khi đó, manager có vai trò chỉ đạo mọi người trong tổ chức đạt được các mục tiêu cụ thể.

8.4 Đối tượng hướng đến

Trưởng nhóm quan tâm đến tất cả những vấn đề về con người trong một tổ chức. Còn manager lại hướng đến đối tượng là những hệ thống, cấu trúc của tổ chức.

8.5 Mục tiêu

Team Leader tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ và chiến lược trong dài hạn. Trong khi đó manager lại tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn.

Nói cách khác, Trưởng nhóm là người hướng về tương lai còn manager là người thực hiện các ý tưởng của Team leader ở thời điểm hiện tại.

8.6 Cách thực hiện công việc

Trưởng nhóm  tìm câu trả lời cho câu hỏi cái gì, tại sao nhằm hiểu được nhân viên của mình và tìm kiếm biện pháp giải quyết.

Trong khi đó, manager đặt ra câu hỏi như thế nào và bao giờ, bởi họ quan tâm đến kết quả công việc hơn là tìm hiểu nguyên nhân và các khúc mắc.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.