- 420k
- 1k
- 870
Bạn quan tâm đến vị trí Tax Manager? Hay bạn muốn trở thành một Tax Manager trong tương lai? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để hiểu Tax Manager là gì và khám phá tất tần tật về vị trí Tax Manager.
MỤC LỤC:
1. Tax Manager là gì?
2. Vai trò của Tax Manager
3. Mô tả công việc Tax Manager
4. Kỹ năng cần có của một Tax Manager
5. Mức lương Tax Manager bao nhiêu?
6. Làm sao để trở thành Tax Manager
Tax Manager là người chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về thuế của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là người tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo và chủ doanh nghiệp về thuế cũng như đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định pháp luật về thuế.
Các Tax Manager có thể làm việc tại công ty chuyên cung cấp dịch vụ về thuế (ví dụ như Big4), hoặc làm việc cho một công ty, tổ chức nhất định và được gọi là Tax Manager in-house. Lựa chọn làm việc dưới hình thức nào sẽ phụ thuộc vào cá tính, định hướng nghề nghiệp và kế hoạch cá nhân của mỗi người.
Trong doanh nghiệp Tax Manager giữ các vai trò sau:
+ Tư vấn các vấn đề về thuế.
+ Thu thập thông tin và lập báo cáo định kỳ.
+ Cung cấp các dữ liệu thuế chính xác và đáng tin cậy.
+ Nắm bắt chính xác và kịp thời những thay đổi về luật thuế.
+ Lập kế hoạch quản lý thuế cho doanh nghiệp.
+ Làm việc với các chuyên gia thuộc bên thứ ba bao gồm luật sư, kiểm toán, cố vấn thuế, cố vấn tài chính.
+ Đánh giá các nguồn thuế.
+ Hỗ trợ quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào quy mô và địa điểm của mỗi doanh nghiệp mà Tax Manager sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên nhiệm vụ của họ luôn xoay quanh việc quản lý các vấn đề về thuế, đảm bảo sự tuân thủ luật thuế và cung cấp giải pháp thiết thực cho các vấn đề liên quan đến thuế.
Tax Manager có trách nhiệm thực hiện các công việc chính sau:
1- Đảm bảo bộ phận kế toán thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế.
2- Xây dựng các thủ tục, chính sách về thuế cần thiết để đáp ứng yêu cầu về quản lý thuế cho doanh nghiệp.
3- Xây dựng kế hoạch thuế hiệu quả.
4- Cập nhật và hướng dẫn đội ngũ kế toán của doanh nghiệp áp dụng các thay đổi của Luật thuế, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ Luật thuế.
5- Xây dựng hình ảnh “doanh nghiệp tuân thủ Luật thuế” cho công ty.
6- Phối hợp với bộ phận Kế toán lập hồ sơ khai thuế hàng tháng.
7- Thực hiện công tác kiểm tra thuế nội bộ khi cần thiết và có kế hoạch hành động để cải thiện công tác quản lý thuế tại doanh nghiệp.
8- Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan thuế tại địa phương.
9- Hợp tác, theo dõi và hỗ trợ Kế toán trưởng trong các đợt kiểm tra thuế.
10- Hỗ trợ CFO và Trưởng phòng Kế toán trong việc quản lý các hoạt động thuế hàng ngày trong toàn bộ công ty.
11- Quản lý quy trình, cơ sở dữ liệu thuế.
12- Cung cấp các báo cáo, hồ sơ thuế kịp thời và xử lý tất cả các yêu cầu dữ liệu thông tin về thuế trong doanh nghiệp.
13- Giám sát, hỗ trợ và xem xét công việc của các nhân viên, bộ phận có liên quan đến thuế.
14- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên và CFO.
>>>> Xem thêm: Mô tả công việc Phó phòng kế toán
Để có thể hoàn thành vai trò công việc và trở thành một nhà tư vấn đáng tin cậy, Tax Manager cần có các kỹ năng sau:
Tax Manager cần có kỹ năng toán học nâng cao và khả năng nắm bắt chi tiết tốt để hạn chế những sai sót có thể xảy ra.
Một Tax Manager giỏi sẽ phải phát triển các kỹ năng mềm quan trọng bao gồm giao tiếp, quản lý thời gian, tổ chức công việc và giải quyết vấn đề. Các kỹ năng này sẽ giúp họ thực hiện công việc hiệu quả và có thể chia sẻ, giải thích các thông tin phức tạp bằng ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu nhất.
Công việc của Tax Manager mang tính phân tích cao. Từ việc xem xét các tờ khai thuế đến đảm bảo việc tuân thủ luật thuế đều đòi hỏi họ phải có khả năng tư duy và phân tích.
Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích còn giúp Tax Manager kiểm tra các tờ khai thuế chính xác hơn, cũng như đảm bảo các khoản thuế được ghi chép đầy đủ và không có sai sót.
Ngoài việc nắm bắt vững vàng các quy định về thuế và những thay đổi mới nhất, Tax Manager còn phải giỏi kỹ năng công nghệ để có thể phân tích các giao dịch kinh doanh và các vấn đề thuế của giao dịch đó. Đồng thời họ cũng phải sử dụng thành thạo các phần mềm để xây dựng chiến lược thuế và thực hiện các nhiệm vụ về thuế một cách nhanh chóng.
Có hiểu biết về các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh rất cần thiết với Tax Manager. Vì vậy bạn nên thường xuyên kết nối với các bộ phận khác để đảm bảo luôn biết rõ mục tiêu kinh doanh của công ty. Từ đó bạn có thể cung cấp những thông tin và sự tư vấn hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp.
Luật thuế luôn được cập nhật và có những thay đổi theo thời gian. Vì vậy là một chuyên gia tư vấn về thuế, Tax Manager phải đảm bảo luôn cập nhật kịp thời những thay đổi mới nhất.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán là gì? Tìm hiểu A-Z ngành kế toán
Tại Việt Nam, mức lương trung bình của Tax Manager vào khoảng 24,8 triệu/tháng. Mức lương dao động trong khoảng 13,1 – 37,7 triệu/tháng.
Mức lương sẽ có thay đổi đáng kể dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng hoặc nơi làm việc. Sau đây là mức lương của Tax Manager dựa trên kinh nghiệm:
+ Dưới 2 năm kinh nghiệm, lương khoảng 15,1 triệu/tháng.
+ Từ 2 – 5 năm kinh nghiệm, lương khoảng 18,5 triệu/tháng.
+ Từ 5 – 10 năm kinh nghiệm, lương khoảng 26,3 triệu/tháng.
+ Từ 10 – 15 năm kinh nghiệm, lương khoảng 30,7 triệu/tháng.
+ Trên 15 năm kinh nghiệm, mức lương dự kiến khoảng 33,8 triệu/tháng.
+ Trên 20 năm kinh nghiệm, mức lương khoảng 35,7 triệu/tháng.
Để trở thành Tax Manager bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tax Manager là vị trí cấp quản lý, nên bạn cần có tối thiểu bằng cử nhân trở lên để đảm nhận chức vụ này. Bạn sẽ cần bằng cử nhân các chuyên ngành như Kế toán, Luật kinh doanh, Quản trị kinh doanh hoặc Kinh tế.
Bên cạnh đó bạn cũng nên xem xét lấy thêm chứng chỉ CPA. Nếu có điều kiện bạn hãy lấy bằng thạc sĩ để có thêm lợi thế khi ứng tuyển và có nhiều cơ hội thăng tiến tốt hơn.
Ngoài đáp ứng yêu cầu về bằng cấp bạn còn phải có kinh nghiệm thực tế về giám sát, quản lý các hoạt động thuế hoặc kinh nghiệm làm kế toán. Thông thường vị trí Tax Manager yêu cầu bạn phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.
Tax Manager cần hiểu sâu các khái niệm cơ bản như kế toán chi phí, thuế doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp. Đồng thời phải am hiểu sâu về luật thuế, môi trường thuế tại Việt Nam và có thể lập kế hoạch thuế thành thạo để đạt được hiệu quả thuế tối ưu cho doanh nghiệp.
>>>> Bạn xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn vị trí Tax Manager
Là một nhà quản lý nên Tax Manager cần có các kỹ năng quan trọng sau:
+ Kỹ năng lãnh đạo
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng đào tạo
+ Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch và phân tích
+ Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
+ Trung thực và tôn trọng các chính sách, quy trình làm việc
+ Chủ động và chịu được áp lực công việc
+ Có thể xử lý những công việc phức tạp
Theo đánh giá của các chuyên gia, Tax Manager là công việc có triển vọng việc làm khá tốt khi có mức tăng trưởng việc làm khoảng 7% trong hai năm. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng vị trí này khá cao. Khi mà các chính sách, quy định về thuế được chính phủ ban hành và thay đổi hàng ngày thì doanh nghiệp sẽ luôn cần đến Tax Manager.
Tóm lại Tax Manager là một công việc có triển vọng việc làm tốt. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn công việc này làm mục tiêu sự nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ Tax Manager là gì. Đồng thời cũng giúp bạn biết phải làm sao để trở thành Tax Manager trong tương lai. Bạn hãy vận dụng những thông tin Ms Uptalent cung cấp và chuẩn bị cho mình một bộ CV chuyên nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm Tax Manager nhé. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet