- 420k
- 1k
- 870
Nguồn ứng viên là yếu tố khởi nguồn cho mọi thành công trong công tác tuyển dụng nhân sự. Cạnh tranh tuyển dụng, cạnh tranh thu hút nhân tài đã thôi thúc đội ngũ HR của mọi doanh nghiệp không ngừng tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhiều công cụ hiện đại tối ưu nguồn cung ứng viên chất lượng. Talent Mapping mà Ms. Uptalent sắp chia sẻ sau đây chính là một trong những công cụ tuyệt vời đó.
MỤC LỤC:
1. Talent Mapping là gì?
2. Vì sao xu hướng tuyển dụng tương lai chú trọng đến công cụ Talent Mapping?
3. Tầm quan trọng của Talent Mapping đối với công tác tuyển dụng
4. Cách triển khai công cụ Talent Mapping chi tiết các bước
4.1. Xác định kỹ năng quan trọng mà doanh nghiệp tìm kiếm
4.2. Thu thập dữ liệu nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp
4.3. Thu thập dữ liệu cá nhân của nhân tài được xác định
4.4. Thiết lập Talent Mapping cho doanh nghiệp
Talent Mapping – tạm dịch Lập bản đồ nhân tài – là một công cụ kỹ thuật giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì một bản đồ chi tiết về các nhân tài hoặc các nhân sự giỏi đang làm việc trong tổ chức, hoặc đang làm việc trong một ngành nghề cụ thể.
Thông qua việc sử dụng Talent Mapping, phòng nhân sự của doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng về thị trường lao động, thị trường cạnh tranh nhân lực cả trong và ngoài doanh nghiệp. Qua đó hiểu rõ hơn về nhân lực của doanh nghiệp, về những tiêu chuẩn nhân lực cho từng vị trí để từ đó, xây dựng thành công các chiến lược tìm nguồn cung cấp ứng viên chất lượng cho nhu cầu tuyển dụng tương lai, đảm bảo tính chủ động và tiết kiệm cho công tác tuyển dụng.
Các phương pháp tuyển dụng truyền thống đa phần tập trung vào công việc hoặc vai trò, để hoàn thành một công việc / vai trò đó, nhân viên phải vận dụng rất nhiều kỹ năng nhưng trong số đó có kỹ năng là thế mạnh, có kỹ năng là thế yếu. Khi cần dùng kỹ năng thế mạnh thì rất tuyệt vời, nhưng đụng đến kỹ năng thế yếu thì họ vẫn phải gồng mình hoàn thành, làm giảm hiệu suất công việc nhưng không thể chuyển giao hay nhờ ai hỗ trợ được vì đó là một phần trong công việc / vai trò mà tuyển dụng truyền thống giao phó cho họ.
Trong công tác quản lý nhân sự hiện đại, tuyển dụng có một bước tiến mới khi hướng đến việc phân bổ công việc cho nhân sự dựa trên các kỹ năng. Với một kỹ năng sở trường, nhân sự đó sẽ đóng góp hiệu quả cho nhiều phần công việc ở nhiều vai trò khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp rất cần công cụ phân tích dữ liệu kỹ năng để lập kế hoạch nhân tài, và Talent Mapping là công cụ điển hình đang được áp dụng rộng rãi.
Talent Mapping giúp doanh nghiệp tìm ra những tiêu chuẩn kỹ năng mà guồng máy công việc trong tổ chức cần đến trong tương lai. Từ đó, bố trí nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ, trách nhiệm và hoạt động cần đến kỹ năng vượt trội mà nhân viên sở hữu. Nghe có vẻ như nhân viên sẽ bận rộn hơn, mệt mỏi hơn nhưng thực tế lại ngược lại, nhân viên đạt hiệu suất cao hơn, hoàn thành nhiệm vụ thuận lợi hơn vì những gì họ đảm nhận đều thuộc kỹ năng thế mạnh của mình.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nhân tài là gì? Cách thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp
Dựa vào công cụ Talent Mapping, dù tương lai tuyển dụng chuyên môn giỏi hoặc các vị trí quản lý cao cấp, công tác tuyển dụng nhân tài của doanh nghiệp đều đảm bảo:
Quá trình Talent Mapping đã chuẩn bị sẵn một hệ thống nguồn cung ứng viên chất lượng cho từng vị trí ngay trước khi nhu cầu tuyển dụng phát sinh. Vì vậy, khi tiếp nhận chỉ thị tuyển dụng từ phòng ban chuyên môn hay ban lãnh đạo, phòng nhân sự sẽ không phải bị động tiến hành từng bước tuyển dụng rườm rà, tốn kém nữa. Chỉ cần vào danh sách bản đồ nhân tài đã được phân loại, sắp xếp khoa học, tiến hành sàng lọc theo tiêu chuẩn tuyển dụng là có ngay loạt nhân sự với kỹ năng hoặc nhóm kỹ năng phù hợp, tiết kiệm lượng lớn thời gian và chi phí.
Thông tin Talent Mapping cung cấp ngay cho đội ngũ tuyển dụng rất nhiều thông tin hữu ích về bối cảnh thị trường nhân lực đối với vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng, như:
Tổng số ứng viên đang sở hữu các kỹ năng tiếng Anh giỏi, tiếng Nhật tốt…
Tổng số ứng viên đang công tác tại cùng vị trí ở doanh nghiệp sản xuất / doanh nghiệp dịch vụ…
Mặt bằng lương mà các ứng viên đang nhận …
Qua đó, phòng tuyển dụng sẽ biết được khả năng tuyển dụng thành công theo đúng tiêu chuẩn doanh nghiệp đặt ra có khó hay không? Cần điều chỉnh mức lương, phúc lợi, tiêu chuẩn tuyển dụng thế nào?... Nhờ vậy, việc thu hút nhân tài thuận lợi hơn mà giữ chân nhân tài cũng lâu bền hơn.
Một nhân tài sẽ có rất nhiều doanh nghiệp muốn chiêu mộ, để đối thủ cạnh tranh không thể giành được ứng viên với mình thì cần phải hiểu rõ họ trước khi ứng viên làm phép so sánh giữa hai bên.
Công cụ Talent Mapping hỗ trợ hiệu quả yếu tố này, giúp cho doanh nghiệp biết được:
Chính sách phúc lợi của đối thủ có gì vượt trội hơn?
Công nghệ hỗ trợ công việc mà họ đang sử dụng là gì?
Định hướng thị trường đối thủ khai thác của đối thủ ra sao?...
Tổng hợp nhiều thông tin giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện, hiểu được ưu nhược điểm của doanh nghiệp để có cách tiếp cận và thu hút ứng viên hiệu quả.
Hiểu được nhân sự ở cùng vị trí tại các đối thủ đang đảm nhận những nhiệm vụ gì, trình tự triển khai công việc ra sao, tiến hành so sánh mức độ tương đồng với cách thức vận hành tổ chức của doanh nghiệp. Qua đó xác định nguồn ứng viên phù hợp để tiếp cận.
Bản đồ nhân tài cung cấp ứng viên tài năng ở nhiều cấp độ khác nhau, dựa trên thông tin này, phòng tuyển dụng hoàn toàn chủ động xây dựng kết nối, trao đổi, giữ liên lạc liên tục với ứng viên để nắm bắt kịp tình trạng công việc của họ. Chủ động định hướng và tuyển dụng ứng viên về với doanh nghiệp ngay cả khi họ đang làm ở một doanh nghiệp khác, chưa có ý định chuyển việc.
Qua dữ liệu phân tích Talent Mapping, phòng tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ phát hiện rất nhiều yếu tố mới mà thời đại đặt ra cho từng vị trí công việc. Đó có thể là những vị trí chuyên môn lạ được tách ra từ chuyên môn khác, là những kỹ năng mới mà trước đây chưa từng được doanh nghiệp trong ngành đề cập… Đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp nhận diện nhanh xu thế, nắm bắt cơ hội sở hữu nguồn ứng viên chất lượng cao cho tương lai gần.
Xác định 10 - 15 kỹ năng mà chiến lược phát triển tương lai của doanh nghiệp rất cần đến. Tiến hành sắp xếp các kỹ năng quan trọng theo thứ tự ưu tiên thông qua 2 mảng:
Mảng đánh giá mức độ quan trọng (đánh giá bên trong doanh nghiệp)
Kỹ năng này đóng góp giá trị gì cho việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp?
Nếu không áp dụng kỹ năng này, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải gánh chịu những tác động tiêu cực nghiêm trọng ra sao?
Mảng đánh giá sự khan hiếm (đánh giá thị trường nhân lực bên ngoài doanh nghiệp)
Kỹ năng này có sẵn trên thị trường nhân lực không?
Kỹ năng này có nhu cầu tìm kiếm cao không?
Sử dụng ma trận phân khúc nhân tài để xác định kỹ năng quan trọng
Nhóm C: Quan trọng cao Khan hiếm thấp |
Nhóm A: Quan trọng cao Khan hiếm cao |
Nhóm D: Quan trọng thấp Khan hiếm thấp |
Nhóm B: Quan trọng thấp Khan hiếm cao |
Tập trung vào 2 nhóm A và C để hiểu mình (cái mình cần) và hiểu thị trường (cái thị trường đang cung cấp), từ đó điều chỉnh và “chốt” những tiêu chuẩn kỹ năng mà doanh nghiệp sẽ tìm kiếm ở nhân tài trong tương lai.
Xác định những nhân viên đang sở hữu những kỹ năng được “chốt” ở bước 4.1., sau đó đưa họ vào nhóm nhân tài trong Talent Mapping của doanh nghiệp. Sử dụng các câu hỏi sàng lọc để xác định:
Nhân viên đó có sở hữu những kỹ năng xác định trong ma trận phân khúc nhân tài không?
Nhân viên ở cùng cấp bậc có sở hữu kỹ năng liên quan đến kỹ năng xác định ở ma trận không?
Nhân viên cùng vị trí công việc có sở hữu kỹ năng liên quan đến kỹ năng xác định ở ma trận không?
Phân tách những nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn bản đồ nhân tài theo các nhóm kỹ năng khác nhau
>>> Xem thêm: Nhận diện và cách tuyển dụng nhân tài cho Doanh nghiệp
Những dữ liệu cá nhân sẽ mang đến nhiều gợi ý hữu ích cho doanh nghiệp về nguồn cung cấp nhân tài chất lượng:
Trình độ học vấn, các chuyên ngành tốt nghiệp…
Kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn, trái chuyên môn
Đánh giá hiệu suất làm việc trong quá khứ / hiện tại
Cấp độ thăng tiến chức vụ qua các vị trí công việc
Tham vọng nghề nghiệp, định hướng phát triển sự nghiệp…
Những thông tin này cần được cập nhật định kỳ để bổ sung dữ liệu gợi ý nguồn cung ứng viên nhân tài phù hợp nhất. Ví dụ, đại đa số nhân tài thuộc một nhóm kỹ năng quan trọng tốt nghiệp cùng trường đại học A, nên đại học A chính là nguồn cung tiềm năng cần ghi nhận.
Tổng hợp các dữ liệu nhân tài thu thập được ở các bước trên để thiết lập sẵn Talent Mapping với:
Các nguồn cung nhân tài (tốt nghiệp trường đào tạo nào, học các chuyên ngành gì, các chuyên môn trái ngành chấp nhận được…)
Mức độ sẵn sàng đáp ứng kỹ năng của nhân tài (tốc độ thành thạo kỹ năng hiện tại của họ trong quá khứ, khả năng thực hành các kỹ năng khác, tham vọng phát triển trong sự nghiệp…)
Một nhân viên có thể đáp ứng nhiều nhóm kỹ năng khác nhau, vì vậy, khi họ đủ sức đáp ứng mức độ tối thiểu của những kỹ năng quan trọng (theo tiêu chuẩn doanh nghiệp đã điều chỉnh sau khi so sánh với thị trường bên ngoài) thì họ vẫn được ghi nhận vào bản đồ nhân tài.
Talent Mapping - thiết lập bản đồ nhân tài - giúp doanh nghiệp hiểu rõ chất lượng nhân sự mà tổ chức đang có, cũng như chất lượng nhân sự trong nội bộ ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó, tiến hành so sánh với mục tiêu nhân lực trong tương lai, xây dựng sẵn nguồn cung ứng viên chất lượng để khi nhu cầu tuyển dụng nhân tài phát sinh là chủ động đáp ứng ngay. Đây chính là giá trị cao nhất của Talent Mapping mà Ms. Uptalent muốn chia sẻ cùng quý doanh nghiệp.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet