- 420k
- 1k
- 870
Supply Chain là thuật ngữ mô tả hoạt động phân phối và cung cấp hàng hoá của các doanh nghiệp. Hiện tại, thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến nhưng không có nhiều người hiểu rõ về nó. Vậy, Supply Chain gồm những hoạt động nào? Bạn đọc hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent.
MỤC LỤC
1- Hiều về Supply Chain - Chuỗi cung ứng
2- Tầm quan trọng của Supply Chain
3- Các hoạt động của Supply Chain
3.1- Hoạch định
3.2- Tìm kiếm nguồn hàng
3.3- Sản xuất
3.4- Phân phối
4- Những khó khăn mà Supply Chain phải đối mặt
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Supply Chain được biết đến với tên gọi Chuỗi cung ứng. Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả một mạng lưới liên kết giữa các công ty sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối sản phẩm. Mạng lưới này có sự tham gia của nhiều người, nhiều thông tin, tài nguyên, thực thể với các hoạt động khác nhau nhằm chuyển đổi và dịch chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm sau cùng và chuyển giao đến người tiêu dùng.
Một chuỗi cung ứng điển hình sẽ bắt đầu từ việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng. Các giai đoạn trong hệ thống Supply Chain sẽ liên kết với nhau thành một chuỗi các mắt xích. Trong đó, mắt xích trước sẽ là nhà cung cấp cho mắt xích phía sau và giá trị sản phẩm sẽ gia tăng mỗi khi nó đi qua một mắt xích. Nếu mắt xích không tạo ra giá trị sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi.
Đối với các Supply Chain phức tạp, những sản phẩm đã sử dụng có thể quay trở lại chuỗi tại bất cứ thời điểm nào nếu giá trị còn lại của chúng còn có thể tái chế.
Trong chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp sẽ được xếp hạng theo “cấp bậc”. Nhà cung cấp trực tiếp đưa sản phẩm đến cho khách hàng sẽ được gọi là cấp một. Kế tiếp, cấp hai sẽ là nhà cung cấp của cấp một, cấp ba sẽ là nhà cung cấp của cấp hai,…
Nhìn chung, các kết quả thu được trong một chuỗi Supply Chain chính là nỗ lực vận hành của các tổ chức, công ty tham gia trong chuỗi.
>>>> Xem thêm: Supply Chain là gì? Từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam
Bằng chứng là Supply Chain bao gồm từ việc hoạch định kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa, thu mua,… cho đến sản xuất thành phẩm, tìm kiếm đối tác, cung ứng sản phẩm qua các kênh trung gian đến tay người tiêu dùng,…
Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tầm quan trọng của Supply Chain lại càng thể hiện rõ. Nó có thể tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Nếu thực hiện việc quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp sẽ giành được lợi thế cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng chiến lược để ngày càng tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn.
Có thể thấy rằng, Supply Chain có tác động mạnh mẽ đến vấn đề quản lý lợi ích và toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày nay. Vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lớn lao, trong đó không thể không nhắc đến những lợi ích điển hình sau:
- Giảm thiểu sự chậm trễ, tối ưu hóa thời gian sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng hóa.
- Gia tăng hiệu quả thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Supply Chain giúp doanh nghiệp tạo ra quy trình hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chi phí và các lãng phí.
- Ngăn chặn các rủi ro và đảm bảo mọi việc vận hành trơn tru từ công đoạn sản xuất, lưu kho đến vận chuyển, quản lý hàng tồn kho và thực hiện đơn đặt hàng.
- Tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh các sản phẩm có tính chất mùa vụ và thời hạn sử dụng hạn chế.
- Góp phần nâng cao chất lượng vận hành hoạt động logistics, phân phối hàng hóa nhằm đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất các yêu cầu hàng hoá của khách hàng.
- Đảm bảo độ mới của hàng hóa, hạn chế việc tăng giá.
- Gia tăng lợi nhuận sau thuế.
Nhìn chung, với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp có thể đảm bảo số lượng hàng hoá được duy trì ổn định, hợp lý, số lượng giữa hàng tồn kho và hàng bán sẽ được cân bằng tốt nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được những điều này khi có nhưng dự báo chính xác về cung cầu hàng hoá nhằm xác định chính xác mức tồn kho hợp lý và không để xảy ra tình trạng lũng đoạn thị trường.
>>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa supply chain và logistics
Hoạt động này bao gồm tất cả các thao tác liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động còn lại. Đây cũng chính là hoạt động đầu tiên trong toàn chuỗi Supply Chain.
Khi thực hiện quá trình hoạch định, bạn cần chú ý các hoạt động chính sau:
- Dự báo lượng cầu: bạn sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nhu cầu đối với sản phẩm của người tiêu dùng trên thị trường, từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất cho phù hợp, tránh việc xảy ra dư thừa và tồn kho vượt mức.
- Định giá sản phẩm: giá cả là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Nếu định giá hợp lý, bạn có thể đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Do đó, bạn cần xem xét và đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm. Tốt nhất bạn nên dựa vào nhu cầu và độ khan hiếm của sản phẩm để quyết định giá cả.
- Quản lý việc lưu kho: mục đích chính của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động này là quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý. Bạn sẽ phải tìm ra phương án làm giảm chi phí lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ các chi phí không cần thiết trong giá thành sản phẩm sau cùng.
Các hoạt động tìm kiếm nguồn hàng có thể giúp doanh nghiệp so sánh năng lực, chất lượng các nhà cung cấp khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Có hai hoạt động chính bạn cần lưu ý khi tìm kiếm nguồn hàng là thu mua và bán chịu.
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn chuỗi cung ứng. Nó được ví như tinh hoa của hai hoạt động trước đó. Đồng thời đây còn là hoạt động thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn sản xuất, bạn cần lưu ý 3 hoạt động chính sau đây:
- Thứ nhất, thiết kế sản phẩm: bạn cần đảm bảo các đặc tính, tính chất, công năng,… của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Thứ hai, lập quy trình sản xuất: bạn sẽ phải tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
- Thứ ba, quản lý phương tiện.
Hoạt động sau cùng trong chuỗi cung ứng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lúc này, bạn sẽ phải tính toán sao cho việc lên đơn, giao hàng và trả hàng diễn ra một cách thuận lợi, đảm bảo hàng hóa được giao cho khách hàng nhanh nhất.
Các hoạt động trong quá trình phân phối gồm có:
- Quản lý đơn hàng: bạn sẽ phải quản lý các vấn đề về số lượng, thời gian, địa điểm,… của đơn hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Lập lịch trình giao hàng: bạn cần lên lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất và phải đảm bảo giao hàng theo đúng thời gian đã cam kết.
- Quy trình trả hàng: bố trí việc chuyên chở các sản phẩm bị hư hỏng về kho, sau đó tiến hành sửa chữa hoặc tiêu huỷ theo quy định.
>>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp ngành Supply Chain
Supply Chain có liên quan đến các hoạt động hậu cần và vận chuyển hàng hoá trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Trong khi đó, nền kinh tế luôn thay đổi một cách nhanh chóng theo xu hướng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng và thời gian giao hàng.
Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nỗ lực hết sức để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.
Chính sự giới hạn về thời gian trong chuỗi cung ứng đã khiến nguồn dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể chọn được bộ công cụ quản lý dữ liệu phù hợp là khó khăn không nhỏ khi vận hành Supply Chain.
Một thực tế rõ ràng trong chuỗi cung ứng là chi phí vận chuyển luôn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp phải chấp nhận chi phí cao để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian.
Đây là khó khăn luôn tồn tại trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng luôn tồn tại một lỗ hổng thông tin. Bởi vậy, yêu cầu bức thiết là phải nâng cao tính minh bạch trong hệ thống nhà cung cấp của doanh nghiệp và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro rõ ràng, cụ thể.
>>>> Xem thêm: Supply chain Management là gì? Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Các hoạt động trong Supply Chain luôn rất phức tạp. Bởi vậy, nhân sự làm việc trong lĩnh vực này cần có kiến thức, kỹ năng và tố chất phù hợp. Đây được xem là yếu tố có tính quyết định đối với hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Để phát triển trên thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các công ty bắt buộc phải tích hợp chuỗi cung ứng và tham gia vào các mối hợp tác. Tuy nhiên, giữa các bộ phận, đối tác tham gia vào Supply Chain lại có nhiều khác biệt về mục tiêu và những xung đột nhất định, nên việc thiết kế và thực thi một chuỗi cung ứng toàn diện gặp rất nhiều khó khăn.
Trên đây là một số thông tin về Supply Chain mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng những thông tin này đã giúp bạn hiểu được Supply Chain là gì và Supply Chain gồm những hoạt động nào. Từ đó, bạn có thể thực hiện việc quản trị Supply Chain đạt hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet