- 420k
- 1k
- 870
Sứ mệnh doanh nghiệp là một tuyên bố ngắn gọn mô tả lý do tồn tại của một doanh nghiệp cũng như định hướng cho các hoạt động và quyết định hàng ngày. Việc xây dựng sứ mệnh hấp dẫn, rõ ràng sẽ tạo nên thành công và vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn sứ mệnh doanh nghiệp là gì và biết cách xây dựng sứ mệnh hiệu quả, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé.
Sứ mệnh doanh nghiệp là bản tuyên ngôn thể hiện lý do tồn tại của một doanh nghiệp và có giá trị lâu dài. Thông quá sứ mệnh doanh nghiệp, bạn có thể hiểu được niềm tin, mục đích và nguyên tắc kinh doanh của từng công ty.
Thông thường, sứ mệnh doanh nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên những giá trị nền tảng và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp định hướng, lên chiến lược, xác định những việc cần làm nhằm tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Có thể nói, sứ mệnh doanh nghiệp chính là kim chỉ nam của doanh nghiệp trong mọi hoạt động. Nó giúp doanh nghiệp luôn phát triển đúng hướng và hoàn thành tốt các mục tiêu chung của tổ chức.
Một sứ mệnh tốt cần rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn và chân thành. Nó phải cho thấy được sự cam kết của doanh nghiệp với nhân viên, khách hàng, xã hội và thể hiện được văn hóa, tinh thần đoàn kết cũng như góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững.
Mặt khác, bản chất của sứ mệnh phải là sự chân thành chứ không chỉ là một câu khẩu hiệu hay bài phát biểu nghe vui tai. Vì vậy, xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là việc rất quan trọng, không thể làm qua loa, cẩu thả.
Xem thêm >>>> Kaizen là gì? Bí quyết “cải tiến không ngừng” giúp doanh nghiệp vươn xa
Một bản sứ mệnh sẽ cần đảm bảo được các nội dung chính sau:
Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp hướng đến, là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung của sứ mệnh cần làm rõ ai là người doanh nghiệp sẽ phục vụ.
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng rất quan trọng bởi điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của họ và phát triển phù hợp.
Sản phẩm, dịch vụ là những thứ doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng. Bằng cách nêu rõ sản phẩm, dịch vụ trong sứ mệnh mà doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng và đối tác hiểu được lĩnh vực hoạt động cũng như mong muốn của mình.
Thị trường cho thấy phạm vi hoặc khu vực doanh nghiệp doanh nghiệp đang hoạt động. Khi nói đến thị trường bạn có thể hiểu đó là địa phương, quốc gia hoặc trên toàn thế giới.
Ý nghĩa hàng đầu khi xác định thị trường là giúp doanh nghiệp xác định chiến lược phù hợp cho nhóm khách hàng mục tiêu, khu vực kinh doanh và phân bổ nguồn lực đúng cách.
Sứ mệnh cần thể hiện rõ công nghệ doanh nghiệp sử dụng cũng như sự quan tâm của họ với công nghệ. Điều này sẽ cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng cam kết ứng dụng công nghệ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động.
Các vấn đề tồn tại, phát triển và khả năng sinh lời luôn là mục tiêu hàng đầu mỗi doanh nghiệp phải hướng tới. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm rõ những mục tiêu này trong sứ mệnh và phải đảm bảo được sự cân bằng giữa lợi nhuận với phát triển bền vững.
Triết lý bao gồm niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên mà doanh nghiệp theo đuổi. Nó giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động, xây dựng văn hóa và từ đó tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Sứ mệnh nên nêu rõ các thế mạnh, năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách và tạo dựng vị thế trên thị trường.
Nội dung của sứ mệnh phải thể hiện sự cam kết, quan tâm của doanh nghiệp đối với các vấn đề cộng đồng và cho thấy họ sẵn sàng đóng góp vì sự phát triển chung.
Một sứ mệnh tốt cần cho thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp với nhân viên. Hãy nêu rõ cách doanh nghiệp đối xử, phát triển nhân viên và tạo môi trường làm việc tích cực cho họ như thế nào. Đây là yếu tố có thể khiến doanh nghiệp thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng cũng như nhân sự tài năng.
Việc xác định sứ mệnh mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lớn như:
Sứ mệnh doanh nghiệp được ví như kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hướng và tập trung nguồn lực cho các mục tiêu dài hạn.
Với sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong được ra các quyết định, lên chiến lược cũng như xác định các hoạt động cần thực hiện hàng ngày. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt tới những giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi.
Bạn xem thêm >>>> Purpose-Driven Workforce: Khi sứ mệnh thúc đẩy hiệu suất làm việc
Một sứ mệnh ý nghĩa, rõ ràng có vai trò rất lớn trong việc khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Hơn nữa, nó còn giúp họ hiểu rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp và khơi dậy ý định muốn gắn bó lâu dài với công việc.
Những doanh nghiệp có sứ mệnh hoạt động rõ ràng thường được khách hàng và đối tác tin tưởng. Khách hàng sẽ ủng hộ những doanh nghiệp có giá trị tương đồng với mình. Trong khi đó, đối tác sẽ mong muốn hợp tác sâu hơn với những doanh nghiệp có mục tiêu phát triển rõ ràng.
Với sứ mệnh ý nghĩa và rõ ràng, doanh nghiệp có thể thành công thu hút được những ứng viên có cùng giá trị, mục tiêu phát triển. Đồng thời, những nhân sự này còn hào hứng và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Sứ mệnh doanh nghiệp tạo nên sự nhất quán trong các thông điệp truyền thông nội bộ và góp phần định hướng cho công tác truyền thông. Nhờ vậy, tất cả mọi người trong doanh nghiệp có thể thấu hiểu và cùng chung sức nỗ lực vị một mục tiêu chung.
Bên cạnh đó, sứ mệnh doanh nghiệp rõ ràng cũng góp phần thúc đẩy chất lượng giao tiếp và tinh thần hợp tác giữa các bộ phận, phòng ban. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Một sứ mệnh tốt, được mọi người chấp thuận là yếu tố hàng đầu giúp tạo nên môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ từng bước tạo nên nền tảng và củng cố nét đặc sắc văn hóa của riêng mình.
Bằng cách xác định sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp sẽ ung dung hơn nhiều khi được trước với những thách thức và biến động từ môi trường kinh doanh.
Mặt khác, doanh nghiệp còn có thể xem sứ mệnh như một khung tham chiếu cốt lõi để đưa ra quyết định và đình hình đường lối phát triển.
Một doanh nghiệp với sứ mệnh rõ ràng, tốt đẹp có thể tạo dựng được niềm tin và uy tín với khách hàng, đối tác cũng như cộng đồng xã hội. Từ đó, doanh nghiệp sẽ từng bước tạo dựng được hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trên thị trường.
Việc sứ mệnh doanh nghiệp cần có sự tham gia của nhiều người, nhiều bên liên quan. Sau đây là những chính giúp doanh nghiệp xây dựng sứ mệnh hiệu quả:
Các yếu tố cần có trong sứ mệnh bao gồm:
- Mục tiêu dài hạn
Đây là những gì doanh nghiệp muốn đạt được trong thời gian dài như sản phẩm, thị trường, giá trị mang lại cho khách hàng,…
- Giá trị cốt lõi
Là những nguyên tắc, niềm tin và giá trị doanh nghiệp cam kết sẽ thực hiện trong tất cả các hoạt động.
- Lợi ích xã hội
Là sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội.
Trong quá trình xây dựng sứ mệnh, doanh nghiệp sẽ phải thảo luận, thu thập ý kiến từ các bên liên quan như nhân viên, các cấp lãnh đạo và những đối tượng khác nhằm đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất cao nhất.
Toàn bộ ý kiến đã thu thập sẽ được phân tích kỹ lưỡng nhằm xác định những điểm chung, điểm quan trọng phải có trong sứ mệnh. Sau đó, bạn sẽ dựa trên những yếu tố đã xác định để tạo ra bản sứ mệnh nháp.
Dựa vào bản nháp, bạn sẽ hoàn chỉnh bản sứ mệnh chính thức. Khi soạn thảo sứ mệnh, bạn cần đảm bảo nó được viết bằng câu từ ngắn gọn, dễ hiểu và có tính truyền cảm hứng cao. Đồng thời, bạn nên tuyệt đối tránh xa những từ ngữ phức tạp, sáo rỗng để sứ mệnh có tính thực tế cao hơn.
Bản sứ mệnh cần được phát hành và lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan sau đó sẽ tiếp tục tiến hành sửa đổi để phù hợp hơn với tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Sau khi đã hoàn thành bản sứ mệnh, doanh nghiệp cần công bố rộng rãi tới nhân viên và các bên liên quan. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sứ mệnh được tích hợp vào tất cả các hoạt động hàng ngày và ra quyết định.
Việc xây dựng sứ mệnh doanh nghiệp không đơn giản chỉ là viết ra một câu khẩu hiệu đẹp mà đó là quá trình tạo ra kim chỉ nam cho mọi hoạt động và quyết định của một doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiêm túc và đầu tư thời gian cho việc này để ngày càng phát triển bền vững hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ hơn sứ mệnh doanh nghiệp là gì. Đồng thời, bạn cũng có thể vận dụng các bước Quân sư chia sẻ để góp phần xây dựng sứ mệnh cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet