- 420k
- 1k
- 870
Trade Marketing là loại hình còn khá mới mẻ tại Việt Nam và thường chỉ phổ biến trong ngành hàng FMCG. Vì vậy không nhiều người hiểu rõ về Trade Marketing cũng như sự khác nhau giữa Trade Marketing và Marketing. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì bài viết sau đây của HRchannels sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về Trade Marketing.
Trade Marketing hay marketing tại điểm bán là hoạt động marketing được triển khai trực tiếp tại điểm bán hàng. Công việc chính của Trade Marketing là nghiên cứu và thực hiện các chiến lược để thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm và tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng tại các điểm bán hàng như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ và các đại lý. Trade Marketing tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của người mua hàng và nhà bán lẻ để gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Trade Marketing sẽ thực hiện các chương trình truyền thông tại các các điểm bán hàng để hỗ trợ trực tiếp cho việc bán hàng. Các chương trình truyền thông thường được thực hiện gồm có: trưng bày POSM; tổ chức các sự kiện quay số trúng thưởng, trình diễn nghệ thuật, tư vấn mua hàng; tiến hành khảo sát thị trường, ghi nhận nhu cầu của người mua hàng;…; và nhiều hoạt động khác nữa.
Nhiệm vụ chính của Trade Marketing là phải làm sao để các đại lý và nhà phân phối nhập hàng của doanh nghiệp còn người mua hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi đi mua sắm. Trade Marketing sẽ tập trung vào kênh phân phối và điểm bán hàng trực tiếp để mang sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất.
Nếu như các chiến lược tiếp thị thương hiệu có tác động đến nhận thức của khách hàng thì Trade Marketing tập trung vào việc phát triển các chiến lược phân phối và bán hàng. Vì vậy, để có thể đạt được mức doanh thu như mong đợi thì bên cạnh việc phát triển các chiến lược tiếp thị thương hiệu doanh nghiệp còn phải chú trọng đến việc phát triển các kênh phân phối.
>>>> Xem thêm: Mô tả công việc của vị trí chuyên viên Trade Marketing
Từ những kết quả phân tích của Trade Marketing về nhu cầu, mong muốn của người mua hàng và các đại lý, nhà phân phối mà doanh nghiệp có thể tìm ra chiến lược bán hàng hiệu quả nhất cho từng đối tượng.
Việc khách hàng có mua hàng hay không phụ thuộc lớn vào các yếu tố tại điểm bán hàng. Chẳng hạn như sản phẩm được trưng bày có thu hút hay không, có dễ lấy hay không. Hoặc là các poster, biển quảng cáo được treo như thế nào, có bắt mắt hay không, có khiến người mua hàng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sản phẩm của đối thủ hay không. Tất cả những điều này sẽ được các Trade Marketing xử lý ổn thỏa. Họ sẽ nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng điểm bán hàng để có chiến lược truyền thông và bán hàng sao cho hiệu quả nhất. Họ cũng đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng được bắt gặp và nổi bật hơn các sản phẩm của đối thủ.
Đặc biệt với ngành hàng FMCG thì Trade Marketing sẽ đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ luôn xuất hiện xung quanh người mua hàng. Điều này đảm bảo doanh nghiệp sẽ giành được chiến thắng trước các đối thủ cùng ngành.
Sau khi đã tìm hiểu về Trade Marketing, bạn sẽ thấy rằng cũng như marketing mục tiêu của Trade Marketing cũng là đảm bảo doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nhưng giữa Trade Marketing và Marketing có những điểm khác nhau nhất định:
Thứ nhất, Trade Marketing là một trong những hình thức marketing. Hiện nay có 7 loại hình marketing phổ biến: marketing truyền thống, marketing mix, trade marketing, digital marketing, viral marketing, marketing truyền miệng và truyền thông marketing. Tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức marketing phù hợp.
Thứ hai là về đối tượng. Nếu như marketing hướng đến toàn bộ khách hàng của doanh nghiệp thì Trade Marketing tập trung vào người mua hàng trực tiếp tại điểm bán và các nhà bán lẻ. Ở đây khái niệm khách hàng bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Khách hàng bao gồm người tiêu dùng – người sử dụng sản phẩm cuối cùng và người mua hàng. Còn người mua hàng là người đứng ra mua hàng nhưng chưa chắc họ đã là người sử dụng.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Trade marketing manager là ai?
Thứ ba là phạm vi hoạt động. Nếu như marketing bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu sản phẩm, phân tích thị trường, nghiên cứu chiến lược bán hàng, chăm sóc khách hàng,.. Nói chung là toàn bộ công việc liên quan đến bán hàng, quảng bá thương hiệu thì Trade Marketing chỉ tập trung vào việc phát triển các chiến lược bán hàng tại điểm bán trực tiếp. Trade Marketing sẽ thực hiện các hoạt động marketing tại điểm bán hàng để thúc đẩy người mua hàng ra quyết định mua hàng.
Tóm lại, Trade marketing hiện đang trở thành một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối và hoạt động bán hàng. Khi đã hiểu rõ Trade marketing là gì và sự khác nhau giữa Trade Marketing và Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và vận dụng hiệu quả công cụ Trade Marketing này để thu hút ngày càng nhiều người mua hàng để không ngừng nâng cao doanh số.
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |
Nguồn ảnh: internet