maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Có lẽ các bạn cũng biết lĩnh vực marketing rất rộng và có nhiều thuật ngữ khác nhau. Trong đó có hai thuật ngữ phổ biến, được rất nhiều người chú ý là brand marketing và trade marketing. 

Tuy nhiên nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy thì trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sự khác nhau giữa trade marketing và brand marketing. Các bạn hãy theo dõi để hiểu rõ brand marketing và trade marketing là gì nhé? 

việc làm marketing
Có thể bạn quan tâm >>>>  Việc làm Marketing lương cao

1- Hình thức Trade marketing

Trade marketing được hiểu là một chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trên hệ thống kênh phân phối. 

Mục tiêu của trade marketing là tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng. Do đó để thực hiện trade marketing thành công bạn cần thấu hiểu hành vi của shopper – người mua hàng và customer – khách hàng (cụ thể là các nhà bán sỉ, bán lẻ, đối tác phân phối,… của công ty).

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản trade marketing là những hoạt động doanh nghiệp triển khai tại điểm bán hàng trực tiếp nhằm thương mại hóa các chiến lược marketing. Nghĩa là bạn đầu tư tiền để tổ chức hoạt động marketing tại điểm bán hàng và thu về nguồn tiền ngay tại đó. Vì vậy các chiến thắng trong trade marketing được gọi là “win in store”.

Các hoạt động trade marketing hỗ trợ cho công tác bán hàng thường bao gồm các hoạt động như: tổ chương trình phát triển khách hàng, POSM, thiết kế không gian bán hàng, quầy trải nghiệm sản phẩm, promotion, trưng bày sản phẩm, tổ chức các chương trình biểu diễn, tư vấn,… 

trade marketing là gì
>>>> Xem thêm: Các hình thức Trade Marketing mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp

2- Hình thức Brand marketing

Brand marketing hay còn được biết đến với tên gọi marketing thương hiệu là những hoạt động nhằm củng cố niềm tin và xây dựng thế mạnh thương hiệu. Các hoạt động brand marketing điển hình thường bao gồm các hoạt động truyền thông quảng cáo trên ti vi, báo chí, radio, billboard, banner,…, các event và các bài PR trên mạng xã hội.

Nếu như marketing truyền thống chỉ tập trung vào sản phẩm và các chiến lược xoay quanh sản phẩm thì branding là xu hướng marketing hiện đại. Brand marketing lấy thương hiệu làm trung tâm và sử dụng sức mạnh truyền thông để tác động lên tâm trí của khách hàng. Bởi vậy chiến thắng trong brand marketing được gọi là “win in mind”.

brand marketing là gì
>>>> Bạn xem thêm: Mô tả công việc của Brand Manager / Quản lý thương hiệu

3- Sự khác nhau giữa brand marketing và trade marketing

Những việc làm hấp dẫn

Sales & Marketing Manager (Education)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tiếp thị/ Thương hiệu , Kinh doanh / Bán hàng

Brand Marketing Leader (Sports Games)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương CNTT-Phần mềm , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Brand Manager (Homecare)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager (Online Education)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tiếp thị/ Thương hiệu

Sau khi tìm hiểu các khái niệm brand marketing và trade marketing là gì bạn sẽ thấy sự khác nhau cơ bản giữa chúng nằm ở 2 điểm. Thứ nhất là đối tượng mục tiêu và thứ hai là các hoạt động triển khai.

+ Về đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu của brand marketing là người tiêu dùng (consumer), còn của trade marketing là người mua hàng (shopper) và các đối tác trong hệ thống phân phối của công ty như nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, hay khách hàng (customer). 

Điểm khác nhau cơ bản giữa người mua hàng và người tiêu dùng là người mua hàng là người ra quyết định tại điểm bán nhưng họ có thể không sử dụng sản phẩm. Trong khi đó, người tiêu dùng là người sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn. Chẳng hạn với sản phẩm sữa, người mua hàng là các bà mẹ nhưng người sử dụng lại là con của họ. Nghĩa là bà mẹ là shopper còn con của họ là consumer – người tiêu dùng.

+ Hoạt động triển khai

Vì hướng đến các đối tượng mục tiêu khác nhau nên brand marketing và trade marketing sẽ có cách tiếp cận khách hàng nhau. Bạn phải hiểu rằng tâm lý của khách hàng khi ở trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng rất khác nhau. Khi ở bên ngoài họ có thể chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động truyền thông. Nhưng khi vào trong cửa hàng thì các chương trình giảm giá, khuyến mãi sẽ khiến họ nhanh chóng thay đổi ý định.

Chính vì vậy mà brand marketing thường tập trung vào các hoạt động như quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện, PR, digital,… để tác động đến tâm trí người tiêu dùng. Trong khi đó trade marketing lại tập trung vào các hoạt động tại điểm bán hàng như các chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày sản phẩm, hoạt náo, hay các hoạt động phát triển ngành hàng tại điểm bán.

Nói cách khác, brand marketing sẽ hướng đến các chiến lược nhằm nắm được tâm trí người tiêu dùng, còn trade marketing sẽ triển khai các hoạt động để thúc đẩy người mua hàng ra quyết định tại điểm bán.

trade marketing vs brand marketing
>>>> Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa Brand Manager và Marketing Manager

Ngoài hai điểm kể trên, brand marketing và trade marketing còn có các điểm khác biệt sau:

+ Brand marketing giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin, định hình tư tưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. Trong khi đó, trade marketing tác động đến hành vi của người mua hàng tại điểm bán.

+ Brand marketing tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua các phương tiện truyền thông, còn trade marketing tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại điểm bán.

+ Brand marketing giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng khách hàng. Trong khi đó trade marketing giúp doanh nghiệp tăng số lượng hàng hóa được bán ra.

+ Brand marketing có tác động trong dài hạn, còn trade marketing có tác động tức thời.

Tóm lại, brand marketing sẽ giúp khách hàng yêu mến thương hiệu của doanh nghiệp thay vì các công ty khác. Còn trade marketing sẽ thúc đẩy khách hàng thể hiện tình yêu bằng hành động cụ thể. Tức là khách hàng sẽ mua hàng và tiếp tục quay lại mua hàng những lần sau đó.

Nói đến đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ brand marketing là gì, trade marketing là gì và sự khác nhau giữa chúng rồi đúng không nào? Khi đã nắm vững hai khái niệm này bạn sẽ dễ dàng nghiên cứu sâu hơn và có thể thực hiện thành công các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với các bạn. 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
>>>> Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp Trade Marketing
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.