maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Sự khác nhau giữa QC Manager và QA Manager

Sự khác nhau giữa QC Manager và QA Manager

QC Manager và QA Manager là hai vị trí giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Vậy QC Manager là gì? QA Manager là gì? Sự khác nhau giữa QC Manager và QA Manager là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HRchannels nhé!

QC Manager là gì?

QC manager hay Quality Control Manager là người chịu trách nhiệm giám sát nhân viên QC và giám sát quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời QC manager cũng có nhiệm vụ làm việc với khách hàng để đảm bảo các sản phẩm sau cùng thỏa mãn được các nhu cầu và yêu cầu của họ.

Vai trò của QC manager là kiểm soát và giám sát quy trình quản lý chất lượng. Đồng thời đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra đúng tiêu chuẩn chất lượng và xác định các sản phẩm bị lỗi.

Trong doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của QC manager thường bao gồm: 

- Thu thập và phân tích các thông tin, dữ liệu chi tiết về sản phẩm

- Tiến hành công tác kiểm tra, thử nghiệm để kịp thời phát hiện ra những sai sót và các lỗi của sản phẩm

- Tổng hợp các lỗi của sản phẩm và tìm kiếm phương án khắc phục các lỗi này hiệu quả nhất

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm

QA Manager là gì?

Những việc làm hấp dẫn

Sales Manager ( Korean Nationality)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Bán hàng kỹ thuật, Người nước ngoài/Việt Kiều, Kinh doanh / Bán hàng

Quản Lý Dự Án (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Trưởng Phòng/ Kỹ Sư Kỹ Thuật Sản Phẩm (Điện Tử)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Production Supervisor

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Project Management Staff (Production)

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Sản Xuất , Tự động hóa / Chế tạo

QA Manager hay Quality Assurance Manager là người phụ trách việc thiết lập các quy định, phương pháp và tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp. 

Vai trò của QA Manager là xây dựng các quy trình, phương pháp để đảm bảo các sản phẩm sau cùng không có lỗi và hoàn thành được các mục tiêu chất lượng đã được đặt ra.


>>>> Xem thêm: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của QC Manager

Công việc của QA Manager thường bao gồm:

- Điều hành và quản lý hoạt động của bộ phận quản lý chất lượng

- Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra chất lượng cho từng loại sản phẩm

- Kiểm soát và phê duyệt các tài liệu, biểu mẫu và các hướng dẫn liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng

- Kiểm tra, đôn đốc việc tuân thủ các quy trình đảm bảo chất lượng và đảm bảo các quy trình được thực hiện nghiêm túc và đúng với các quy định, hướng dẫn đã đặt ra

- Theo dõi phản hồi của khách hàng để khi có bất cứ thay đổi nào so với yêu cầu ban đầu có thể kịp thời điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp với từng sản phẩm. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm.

Sự khác nhau giữa QC Manager và QA Manager

Mặc dù QC Manager và QA Manager là hai vị trí đều có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng nhưng hai vị trí này hoàn toàn khác nhau.

1- Phạm vi quản lý

QA Manager có trách nhiệm quản lý tổng thể hệ thống quản lý chất lượng, công việc của họ có liên quan đến tất cả các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Còn QC Manager phụ trách việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành hoặc là kiểm tra từng công đoạn của quá trình sản xuất.

2- Mục tiêu công việc

Nếu như QA Manager tập trung vào việc phát triển các quy trình, phương pháp kiểm tra và các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì QC Manager tập trung vào việc đo lường, kiểm tra mức độ tuân thủ và mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hoàn thành. Bên cạnh đó, QA Manager còn quan tâm đến việc thiết kế sản phẩm và cải tiến các quy trình đảm bảo chất lượng.

3- Mục đích

Trong khi các QC Manager hướng đến việc phát hiện và sửa chữa các lỗi của sản phẩm thì QA Manager hướng đến việc ngăn chặn các vấn đề xảy ra.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng vị trí QC Manager

4- Nhiệm vụ công việc

QA Manager có nhiệm vụ xác định các quy trình để thực hiện việc kiểm soát chất lượng. Trong khi đó, nhiệm vụ của QC Manager là xác định các lỗi của quy trình kiểm soát chất lượng và cung cấp các thông tin cần thiết cho QA Manager để xác định các biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Chính vì vậy các kết quả đo lường của QC Manager là dữ liệu đầu vào quan trọng của các QA Manager.

5- Vai trò

QA Manager có vai trò xây dựng các quy trình và đảm bảo việc tuân thủ các quy trình đó để đảm bảo chất lượng. Còn vai trò của QC Manager là đo lường chất lượng chứ không phải kiểm soát chất lượng. 

Tóm lại QA Manager và QC Manager đều là hai vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Đồng thời giữa hai vị trí này có mối quan hệ tương quan mạnh mẽ, kết quả công việc của người này chính là dữ liệu đầu vào của người kia. Vì vậy, nhận thức rõ sự khác nhau giữa QC Manager và QA Manager sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của mỗi vị trí, cũng như có lựa chọn đúng đắn đối với con đường phát triển sự nghiệp.


 

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.