- 420k
- 1k
- 870
Country Manager và CEO đều là những vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về những thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy Country Manager và CEO có gì khác nhau? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HRchannels.
Country Manager là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Họ phụ trách việc quản lý sản xuất, phát triển sản phẩm cũng như quản lý hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường của quốc gia đó. Đồng thời đảm bảo việc xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tại quốc gia hay khu vực đó.
Country Manager chính là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường khu vực. Thông qua Country Manager mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường khu vực đó và xác định được mục tiêu kinh doanh và kế hoạch phát triển phù hợp nhất.
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, hay còn được gọi là Giám đốc điều hành. Họ là người lập ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Đồng thời hoàn thành các mục tiêu kinh doanh do Hội đồng quản trị đặt ra.
Tại Việt Nam CEO còn được biết đến với những cách gọi khác như Tổng giám đốc hay Giám đốc công ty. Trong doanh nghiệp, CEO nắm quyền điều hành cao nhất. Họ được xem là thuyền trưởng của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua những sóng gió trên thương trường để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
CEO chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, có trách nhiệm báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, có một số công ty CEO cũng chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Mặc dù Country Manager và CEO đều là những vị trí quản lý cấp cao và đều phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng giữa Country Manager và CEO có những khác biệt được thể hiện qua các điểm sau đây:
Vai trò của CEO là xác định tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp tại những giai đoạn hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó CEO cũng giữ vai trò của một người lập kế hoạch và điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Họ đảm bảo doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra và đảm bảo nguồn tài chính để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có thể nói rằng CEO chính là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Trong khi đó, vai trò của Country Manager là phải đảm bảo việc xây dựng thành công thương hiệu doanh nghiệp tại một quốc gia hay khu vực cụ thể. Họ là người đưa ra các mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp để doanh nghiệp tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường khu vực. Đồng thời họ cũng đảm đương vai trò của một nhà điều hành, nhà tiếp thị, bán hàng và là người kết nối doanh nghiệp với thị trường khu vực.
Có thể thấy rằng, vai trò của CEO thuộc phạm vi rộng hơn, chịu trách nhiệm đối với toàn bộ doanh nghiệp. Còn Country Manager chỉ giữ vai trò trong phạm vi quốc gia, khu vực do họ phụ trách.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc Giám Đốc Điều Hành Toàn Quốc (Country Manager)
Nhiệm vụ chính của CEO là tổ chức, điều hành và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ cũng như tìm kiếm cơ hội mở rộng, phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó họ cũng quản lý các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, chịu trách nhiệm kiểm soát, đánh giá hiệu quả các chính sách tài chính. Đồng thời CEO còn có trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp.
Còn đối với Country Manager, nhiệm vụ của họ là xây dựng và phát triển kinh doanh trong một quốc gia, khu vực cụ thể. Country Manager sẽ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một quốc gia, quản lý ngân sách hoạt động, quản lý nhân viên và báo cáo kết quả kinh doanh tại khu vực, quốc gia họ phụ trách cho CEO theo định kỳ.
CEO có quyền điều hành và ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoại trừ những quyết định quan trọng, cần được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì CEO có thể toàn quyền quyết định mọi việc dựa trên quyền hạn được giao. Đồng thời CEO được quyền thực thi các chính sách kinh doanh đã được Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trong khi đó, Country Manager chỉ có quyền điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi một quốc gia hoặc khu vực do họ quản lý. Đối với những vấn đề quan trọng, Country Manager cần nhận được sự chấp thuận từ CEO trước khi thực hiện.
Trên đây là những thông tin về CEO và Country Manager cũng như những điểm khác nhau giữa hai vị trí công việc này mà HRchannels muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ nhận ra sự khác nhau giữa Country Manager và CEO. Các bạn có thể thường xuyên truy cập vào HRchannels.com để theo dõi những bài viết mới nhất của HRchannels trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao. Đến với HRchannels chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và có thêm nhiều thông tin hữu ích.
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội |
Nguồn ảnh: internet