- 420k
- 1k
- 870
Xét về khía cạnh phát triển nghề nghiệp, thuật ngữ Mentorship hay Coaching chắc hẳn không còn xa lạ. Tuy nhiên hiện tại rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai tên gọi này, hoặc cho rằng tên gọi khác đó nhưng cũng chỉ là một vai trò mà thôi. Thực chất sự khác nhau giữa Mentorship và Coaching trong phát triển nghề nghiệp khá là nhiều, cho thấy đây là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Lời giải thích cặn kẽ sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết Ms Upatalent sắp gửi đến chúng ta hôm nay.
Mentorship là tên gọi của một quá trình phát triển, không phải tên gọi cho một người hay một vị trí công việc. Tham gia vào Mentorship sẽ có hai đối tượng:
Một là Mentor – tạm dịch là Người hướng dẫn
Hai là Mentee – tạm dịch là Người được hướng dẫn
Ở quá trình Mentorship, Mentor với kinh nghiệm, kiến thức và sự trải nghiệm của bản thân sẽ trực tiếp hướng dẫn Mentee, truyền đạt cho Mentee những năng lực mà Mentor đã tích lũy được. Mục tiêu cuối cùng là giúp cho Mentee phát triển tốt ở khía cạnh đó, tiêu biểu như những kỹ năng, kiến thức trong phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
Coaching cũng là tên gọi của một quá trình phát triển. Tham gia coaching có hai đối tượng:
Một là Coach – tạm dịch Người huấn luyện (có thể là chuyên gia, huấn luyện viên…)
Hai là Coachee – tạm dịch Người được huấn luyện (có thể là cá nhân, đội nhóm …)
Quá trình phát triển của Coaching tập trung vào việc khám phá tiềm năng của Coachee, giúp họ tự khai phá những năng lực tiềm ẩn của bản thân để phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, Coach giữ vai trò đặt câu hỏi để định hướng, gợi mở từ các phản hồi, cung cấp và hỗ trợ Coachee lựa chọn các phương pháp giúp họ phát triển.
Nhầm lẫn hai vị trí này “tuy hai mà một” là điều khá phổ biến, bởi lẽ nếu chỉ nhìn ở bề nổi thì Mentorship và Coaching sở hữu nhiều điểm tương đồng :
Cả Mentoring và Coaching đều hướng đến mục tiêu giúp đỡ con người cải thiện, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy lượng kiến thức cần thiết, và phát hiện những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Mỗi hình thức phát triển này đều có hai nhóm đối tượng tham gia, gọi chung một nhóm là Bên truyền đạt, chia sẻ, định hướng; nhóm còn lại là Bên tiếp nhận những truyền đạt, chia sẻ, định hướng đó. Điều quan trọng là cả hai nhóm này (ở từng hình thức phát triển) đều phải có sự trao đổi, tương tác tích cực với nhau.
Các Mentor / Coach luôn sát cánh hỗ trợ Mentee / Coachee của mình thông qua việc cùng nhau nhận định vấn đề , cùng nhau tìm giải pháp và cùng nhau đón nhận thành quả.
Dù là cung cấp kiến thức hay định hướng phát triển thì cả Mentoring và Coaching đều mong muốn nhóm đối tượng tiếp nhận sẽ có sự nhận thức tốt hơn, rõ hơn về bản thân mình. Hiểu rõ năng lực của thân ở, cũng như những ưu khuyết điểm để tìm hướng phát triển, cải thiện chứ không mơ hồ, ngộ nhận về chính mình.
Mentoring và Coaching có những khía cạnh thế mạnh của riêng từng quá trình nhưng có một khía cạnh cả hai đều tạo được lợi thế - đó chính là phát triển nghề nghiệp, định hướng hỗ trợ cá nhân khám phá, phát triển và gặt hái thành tựu trong công việc chuyên môn mà họ đang hướng đến.
Để phân biệt rõ hai vị trí Mentorship và Coaching, chúng ta cần nhìn sâu vào vai trò, nội dung và tính chất nhiệm vụ của từng vị trí, đặc biệt là trong sứ mệnh phát triển nghề nghiệp:
Xét về mặt thời gian thì quá trình Mentoring sẽ dài hơn Coaching bởi lẽ, Mentoring sẽ truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho Mentee nên cần nhiều thời gian để Mentee thật sự thuần thục với những nội dung truyền đạt đó. Còn Coaching tập trung cho sự gợi mở, khám phá, còn chặng đường hoàn thiện những kỹ năng, kiến thức tiếp theo sau đó sẽ do Coachee chủ động thực hiện.
Do vậy, quá trình Coaching chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, 6 tháng, 01 năm là phổ biến. Còn Mentoring thì 1 – 2 năm là chuyện bình thường. Tổng thời gian của từng quá trình cũng có thể kéo dài hơn nếu giữa Mentor / Mentee hoặc Coach / Coachee có thỏa thuận thêm.
3.2. Phạm vi phát triển của quá trình
Mentoring không chỉ hướng đến phát triển nghề nghiệp của cá nhân, mà còn phải đảm bảo mục tiêu phát triển cho cả tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang làm việc.
Coaching thì chỉ tập trung vào sự cải thiện hiệu suất làm việc của cá nhân, không hướng đến phạm vi toàn doanh nghiệp.
Chính vì vậy, phạm vi phát triển của Mentoring sẽ rộng hơn Coaching, trọng trách cũng nặng nề hơn, đòi hỏi năng lực cố vấn, định hướng ở cả vi mô và vĩ mô.
Mentoring hướng đến việc chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm một cách chi tiết nên hình thức đào tạo mang tính tập trung vào đối tượng cao hơn. Thường sẽ là đào tạo từng cá nhân, bạn sẽ thấy không có nhiều những lớp đào tạo Mentoring, nếu có thì số lượng học viên cũng rất ít, bởi lẽ, mục tiêu của Mentoring là các Mentee đều phải nắm rõ những kỹ năng, kiến thức mà Mentor truyền đạt. Cho nên những hình thức đào tạo phạm vi rộng sẽ hạn chế sự tương tác trực tiếp.
Coaching thì lại ưa chuộng những hình thức đào tạo theo lớp học, buổi hội thảo, cuộc họp… theo định kỳ. Tại đây, các Coach sẽ đặt câu hỏi để tất cả mọi người cùng phản hồi để mở rộng các khía cạnh thảo luận. Vì lẽ này mà cần có lượng Coachee tham gia đông, cùng nhau góp ý xây dựng, cùng nhau nhận ra những giá trị tiềm ẩn trong bản thân mà lâu nay mình chưa biết đến.
Mentoring chia sẻ kiến thức, kỹ năng cụ thể từ các Mentor đến các Mentee để các Mentee có cái nhìn trực quan, thực tế, không phải suy diễn theo quan điểm hay góc nhìn riêng của mỗi cá nhân. Cứ nhìn vào Mentor, nhìn vào cách mà họ vận dụng trong phát triển nghề nghiệp của họ mà học hỏi vì Mentor chính là bằng chứng sống không cần bàn cãi.
Coaching không đưa các Coachee của mình vào một khuôn khổ của các Coach. Họ muốn phát triển nghề nghiệp cho các Coachee theo năng lực và sự nhận thức của mỗi cá nhân. Do đó, Coaching sử dụng rất nhiều câu hỏi mở, chia sẻ rất nhiều kỹ năng, phương pháp để các Coachee tự nhận thức về mình, tự suy xét, đánh giá và lựa chọn kỹ năng, phương pháp mà mình thấy phù hợp nhất.
3.5. Tiêu chuẩn chuyên môn của người hướng dẫn
Mentoring chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức cụ thể để áp dụng vào thực tế ngay do đó phải đảm bảo tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, những người được chọn làm Mentor đều phải có sự từng trải tốt, năng lực thực tiễn cao theo đúng chuyên môn mà các Mentee đang cần được huấn luyện. Có như vậy, Mentor mới đảm nhận được cả vai trò huấn luyện, truyền cảm hứng và tấm gương cho Mentee noi theo.
Coaching cũng yêu cầu các Coach tham gia quá trình phát triển phải là người có chuyên môn trong khía cạnh mà họ huấn luyện. Tuy nhiên, Coach không đòi hỏi cao về thâm niên hay sự từng trải, chủ yếu họ nắm được bản chất của khía cạnh mà Coachee muốn cải thiện, và biết cách để gợi mở giúp Coachee làm tốt hơn chuyên môn theo cách riêng của Coachee.
Mentor sẽ phụ trách soạn toàn bộ nội dung chương trình đào tạo phát triển Mentoring. Các Mentee không tham gia vào, họ chỉ tiếp nhận tài liệu từ Mentor, theo sát nội dung đào tạo, có thể đặt câu hỏi cho những vấn đề mình chưa hiểu rõ.
Coach sẽ phối hợp cùng Coachee để soạn giáo trình đào tạo phát triển Coaching. Coach vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng họ sẽ không đưa thể đưa hoàn toàn định hướng chủ quan của bản thân vào giáo trình mà luôn cần có sự trao đổi, điều chỉnh cùng Coachee, nhằm đảm bảo nội dung đào tạo theo đúng hướng phát triển mà Coachee kỳ vọng.
Chọn sai quá trình cũng giống như đi sai đường vậy, tốn nhiều thời gian, công sức mà lại đến nơi trễ hơn người khác. Do đó, dù cả Mentorship và Coaching đều là những quá trình mang đến giá trị phát triển nghề nghiệp, nhưng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai quá trình này là điều rất cần thiết:
Mục tiêu tiếp thu tinh hoa nghề nghiệp từ một cá nhân giàu kinh nghiệm thực chiến thì Mentoring là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn muốn phát triển kỹ năng nghề nghiệp cụ thể theo bản sắc riêng của cá nhân hoặc tổ chức thì Coaching sẽ là ưu tiên.
Xác định mục tiêu, chọn đúng phương pháp không chỉ giúp chúng ta rút ngắn hành trình phát triển nghề nghiệp mà còn tiết kiệm vô số nguồn lực giá trị của bản thân, của đội nhóm hoặc của cả doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa Bên huấn luyện và Bên nhận huấn luyện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phát triển nghề nghiệp. Do đó, lựa chọn Mentoring hay Coaching cũng cần dựa cách thức huấn luyện mà Bên tiếp nhận mong muốn. Có như vậy thì môi trường đào tạo mới tích cực, kết quả đào tạo mới phát huy tối đa giá trị.
Hành trình phát triển của mỗi cá nhân được phân ra nhiều giai đoạn, có giai đoạn dài, có giai đoạn ngắn. Hiểu được sự khác nhau giữa Mentoring và Coaching – cụ thể là thời gian triển khai quá trình phát triển - thì việc lên kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp sẽ được đảm bảo tốt về mặt thời gian.
Nhận định rõ sự khác biệt giữa Mentorship và Coaching trong phát triển nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta lựa chọn đúng người dẫn đường cho mục tiêu phát triển của bản thân/tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể. Qua đó tạo nên những bước tiến vững vàng, tiết kiệm thời gian và không phải lo lắng lãng phí tài lực. Đây chính là giá trị lớn nhất mà Ms Upatalent muốn gửi đến bạn đọc thông qua bài viết này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet