- 420k
- 1k
- 870
Trong doanh nghiệp, CEO và CFO là hai vị trí giữ vai trò điều hành chủ chốt đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ đảm nhận những trách nhiệm rất khác nhau.
Nếu như vai trò của CEO là giám sát tổng thể toàn bộ các hoạt động của công ty, từ bán hàng, quản trị đến nhân sự thì CFO là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Trọng tâm công việc của CFO chính là quản lý tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối ưu thông qua các biện pháp tài chính.
Sau đây là những khác biệt rõ rệt giữa vai trò của CFO và CEO trong các doanh nghiệp:
Nhiệm vụ chính của CEO là quản lý tổng thể tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, giám sát hoạt động của từng bộ phận chức năng và đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành với kết quả tốt nhất. CEO không trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc tại các bộ phận. Thay vào đó CEO giữ vai trò giám sát chung thông qua sự hỗ trợ của những người đứng đầu bộ phận.
Thông thường, CEO sẽ tập trung vào việc trình bày rõ ràng tầm nhìn của doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên được biết và cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Họ là người thực hiện các quyết định do Ban giám đốc đưa ra, thúc đẩy và phát triển năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp, khuyến khích gia tăng năng suất và đảm bảo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. CEO là người chịu trách nhiệm chính đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và CEO chỉ có trách nhiệm báo cáo công việc cho Ban giám đốc.
Trong khi đó, CFO chỉ chịu trách nhiệm về mảng tài chính của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp thì CFO chỉ chịu trách nhiệm đối với một số bộ phận có liên quan đến tài chính như kế toán, kiểm toán, ngân sách và ban giám quản (Compliance department).
Trong khi CEO là người phải chịu trách nhiệm tổng thể đối với các chiến lược chung của doanh nghiệp và các biện pháp được sử dụng để hoàn thành chiến lược đó, thì CFO chỉ chịu trách nhiệm hỗ trợ nguồn tài chính cho các chiến lược của doanh nghiệp. Nói đơn giản hơn là CFO có nghĩa vụ đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền để trang trải cho việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải.
>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc vận hành (COO)
CFO được xem là một đầu mối liên lạc quan trọng. Họ chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với ngân hàng, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính. Chẳng hạn, CFO sẽ làm việc với những nhà đầu tư tư nhân để thảo luận về những điều họ quan tâm đối với doanh nghiệp, hoặc là CFO sẽ làm việc với ngân hàng về hạn mức tín dụng.
Còn CEO là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Họ sẽ thay mặt Ban giám đốc phát biểu trước công chúng, gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác và bên báo chí.
CEO có trách nhiệm báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Trong khi đó CFO báo cáo công việc cho CEO. Với vai trò của người quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, CFO sẽ tập hợp toàn bộ thông tin tài chính của doanh nghiệp, phân tích các dữ liệu tài chính và theo dõi doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh. Giống như CEO, CFO cũng có thể tham gia vào Hội đồng quản trị.
Trách nhiệm của CFO là tiến hành công tác phân tích tài chính về mặt định tính và định lượng. Họ cũng xem xét đồng thời các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để kiểm soát tốt chi phí hoạt động và đảm bảo các nguồn lực được sử dụng và phân bổ hiệu quả nhất. Song song đó, CFO cũng tiến hành phân tích nguồn vốn đầu tư trong tương lai và xem xét kỹ lưỡng xu hướng thị trường.
CEO sẽ sử dụng kết quả các phân tích của CFO để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tốt hơn.
CEO có trách nhiệm tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân sự cấp bậc quản lý kế thừa cho doanh nghiệp. Còn CFO chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm những nhân sự tài năng trong lĩnh vực kế toán và tài chính.
Trong thực tế mối quan hệ giữa CFO và CEO không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Hai vai trò này thường xảy ra tranh luận về những quyết định có tính rủi ro cao. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó, CEO là người định hướng và thiết lập nên các tiêu chuẩn, mục tiêu cho doanh nghiệp, còn CFO là trợ thủ đắc lực của CEO. Một CFO giỏi sẽ biết cách cân bằng phong cách lãnh đạo của CEO và CEO phải tôn trọng quyền hạn và chuyên môn của CFO trong các vấn đề tài chính. Sự hợp tác khăng khít giữa CEO và CFO là nền tảng mang lại thành công cho các doanh nghiệp hiện đại.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet