maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

So sánh công ty đa quốc gia và công ty nội địa

So sánh công ty đa quốc gia và công ty nội địa

Công ty đa quốc gia được biết đến là những doanh nghiệp có tầm hoạt động phủ rộng trên khắp thế giới. Hoạt động của họ gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư nước ngoài trực tiếp, gián tiếp. Đồng thời các công ty này cũng giữ vai trò chủ chốt trong các mối quan hệ quốc tế.

Nếu so sánh công ty đa quốc gia và công ty trong nước bạn sẽ thấy giữa chúng có rất nhiều điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent nhé!

MỤC LỤC:
1- Khái niệm công ty đa quốc gia
2- Lịch sử hình thành công ty đa quốc gia
3- Phân loại công ty đa quốc gia
4- Sự khác nhau giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước

Tuyển dụng nhân sự cấp cao
Xem thêm >>>> Tìm việc làm lương cao tại HRchannels

1- Khái niệm công ty đa quốc gia 

Công ty đa quốc gia có tên tiếng Anh là Multinational Corporation (MNC), hay còn được gọi là tập đoàn đa quốc gia. Những công ty này có quyền sở hữu và quản lý việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ tại ít nhất hai quốc gia trở lên. 

Thông thường, các công ty đa quốc gia sẽ có một trụ sở chính được đặt tại quốc gia gốc và các văn phòng, chi nhánh, công ty con hay nhà máy tại các quốc gia khác.

Không giống các công ty chuyên đầu tư danh mục quốc tế, MNC giữ quyền kiểm soát toàn bộ cơ sở vật chất và tài sản tại các quốc gia khác. Các quyết định về tài chính, chiến lược và đường lối kinh doanh đều được đưa ra tại trụ sở chính.

Mặt khác, MNC cũng không đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa sang một nước khác. Thay vào đó các công ty này thực hiện việc đầu tư trực tiếp và giữ vai trò điều hành, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài.

Những công ty đa quốc gia lớn có ngân sách còn lớn hơn các quốc gia nhỏ. Đồng thời những công ty này còn có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ quốc tế cũng như nền kinh tế của các quốc gia.

Các dữ liệu thống kê cũng cho thấy, tốc độ phát triển của MNC vô cùng nhanh và mạnh mẽ. Họ có thể sản xuất ra 20% – 25% tổng sản lượng trên thế giới và chiếm tới 90% tổng khối lượng đầu tư toàn cầu.

Những việc làm hấp dẫn

Sales & Marketing Manager (Open for Japanese Expat)

Hà nội, Hải Phòng, Hải Dương Bán hàng kỹ thuật, Người nước ngoài/Việt Kiều, Bán hàng (Khác)

Sales  Manager ( Open For  Korean Expat)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương Người nước ngoài/Việt Kiều, Quản lý điều hành , Bán hàng (Khác)

Japanese Sales Manager (Logistics,Open for Expat)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương Người nước ngoài/Việt Kiều, Sales Logistic

Garment Technician (Open for Chinese Expat)

Hà nội, Hải Phòng, Thái Bình Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Người nước ngoài/Việt Kiều

Equipment Sales Advisor (Open for Chinese/Taiwanese Expat)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Người nước ngoài/Việt Kiều, Bán hàng (Khác)

Một số người thường nhầm lẫn công ty đa quốc gia là công ty quốc tế. Tuy nhiên, MNC hoàn toàn khác với công ty quốc tế. Nếu như công ty đa quốc gia có trụ sở và thực hiện hoạt động kinh doanh tại nhiều nước khác nhau thì công ty quốc tế chỉ là cách gọi chung của công ty nước ngoài tại một đất nước nào đó.

So sánh công ty
Quan tâm >>>> Những đặc điểm của Operation Manager tại công ty đa quốc gia

2- Lịch sử hình thành công ty đa quốc gia 

Lịch sử hình thành và phát triển của các công ty đa quốc gia gắn liền với chủ nghĩa thực dân. Những công ty đa quốc gia đầu tiên đã xuất hiện bởi mệnh lệnh thực hiện các cuộc thám hiểm của các hoàng đế Châu Âu.

Kỳ thực, đâu là công ty đa quốc gia đầu tiên vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Có người cho rằng MNC đầu tiên xuất phát từ Hiệp sĩ dòng Đền vào năm 1135 khi họ bắt đầu chuyển qua kinh doanh ngành ngân hàng. Một số khác lại cho rằng, MNC đầu tiên là công ty Đông Ấn Anh hoặc Công ty Đông Ấn Hà Lan.

Bạn biết đấy, mục đích hàng đầu của tư bản là lợi nhuận và phát triển sản xuất. Cũng chính vì vậy mà yêu cầu về thị trường nguyên liệu, nhân công, tài chính và hàng hoá đã gia tăng nhanh chóng. Để đáp ứng các yêu cầu này bắt buộc phải đẩy mạnh việc khai thác và phát triển tại thị trường nước ngoài.

Một yếu tố khác khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ bên ngoài chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước.

Quá trình mở rộng phạm vi phát triển sản xuất nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhà nước và chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, quá trình này cũng nhận được nhiều điều kiện thuận lợi từ sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước.

Khả năng mở rộng sản xuất tại thị trường nước ngoài càng gia tăng khi sự hợp tác của giới công thương tư bản dần phát triển từ những bước đến đơn giản cho đến ngày càng liên kết sâu sắc hơn

Trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, giới công thương và tài chính đã kết hợp với nhau để hình thành nên hàng loạt các tập đoàn kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh và tính độc quyền cả trên thị trường trong và ngoài nước đã làm gia tăng tính quốc tế của những doanh nghiệp này.

Sau thế chiến thứ hai, nhu cầu tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và chính trị đã tiếp tục tạo điều kiện để các MNC phát triển. Rất nhiều công ty đa quốc gia đã ra đời và phát triển vô cùng mạnh mẽ trong giai đoạn này.

Các MNC dần nắm giữ các lĩnh vực kinh tế quan trọng cũng như tài chính và khoa học kỹ thuật toàn cầu. Đồng thời còn phát triển hoạt động kinh doanh trong khắp giới tư bản. 

Vai trò của MNC trong mối quan hệ quốc tế cũng tăng dần lên. Đặc biệt, sự nhận thức của giới tư bản với MNC cũng thay đổi. Nhờ vậy, MNC ngày càng trở thành một công cụ phát triển quan trọng. Các quốc gia cũng vì vậy mà đẩy mạnh mở cửa thị trường, khuyến khích đầu tư và cạnh tranh trong việc thu hút MNC.

Kể từ sau chiến tranh lạnh, số lượng công ty đa quốc gia trên thế giới đã gia tăng gần gấp đôi (khoảng 37.000 công ty vào đầu thập niên 90 đã lên tới 70.000 vào năm 2004). Mức độ quốc tế hoá cũng phát triển như vũ bão.

Một điểm đặc biệt khác là, công ty đa quốc gia đã không chỉ thuộc về riêng các nước phát triển mà đã dần xuất hiện tại các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi trên thế giới. Dù các công ty đa quốc gia này có quy mô còn hạn chế nhưng vẫn nắm giữ phần lớn lượng vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, các công ty đa quốc gia đang nắm giữ trên 80% thương mại thế giới. Đồng thời họ còn là chi phối hầu như tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ quan trọng trên toàn cầu và nắm giữ công nghệ tiên tiến cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ.

So sánh công ty đa quốc gia và công ty trong nước

3- Phân loại công ty đa quốc gia 

Đối với các công ty đa quốc gia, giá trị cổ đông chính là yếu tố nền tảng. Vì vậy, họ luôn tìm cách mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông và giảm thiểu thấp nhất các rủi ro liên quan.

Dựa trên phương tiện sản xuất, chúng ta có thể phân loại công ty đa quốc gia thành ba nhóm sau:

+ Công ty đa quốc gia theo chiều ngang: Những công ty này chuyên sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cùng loại tại nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ điển hình là công ty McDonalds.

+ Công ty đa quốc gia theo chiều dọc: Đây là những công ty có cơ sở sản xuất tại một số nước khác nhau. Trong đó, sản phẩm được sản xuất ra sẽ là đầu vào để sản xuất sản phẩm cho công ty tại một số quốc gia khác. Ví dụ như công ty Adidas.

+ Công ty đa quốc gia nhiều chiều: Các công ty này có cơ sở sản xuất tại nhiều nước khác nhau. Đồng thời, những cơ sở này có sự hợp tác theo cả chiều dọc và chiều ngang. Ví dụ điển hình cho loại MNC này chính công ty Microsoft.

4- Sự khác nhau giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước 

Khi tìm hiểu về công ty đa quốc gia, bạn sẽ thấy giữa chúng và công ty trong nước có những điểm khác biệt sau:

4.1- Phạm vi hoạt động

Các công ty đa quốc gia có phạm vi hoạt động trải rộng trên toàn cầu. Họ có rất nhiều chi nhánh, công ty con, nhà máy sản xuất hay đại lý tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. 

Trong khi đó, công ty trong nước chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh tại đất nước sở tại. Họ có thể dễ dàng triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh tại những nơi thuộc đất nước đăng kí hoạt động.

4.2- Thuế

Công ty đa quốc gia sẽ phải tuân thủ các quy định về thuế dành cho công ty nước ngoài. Còn công ty trong nước sẽ phải tuân thủ các quy định thuế dành cho doanh nghiệp nội địa và phải trả các khoản thuế, phí đối với các mặt hàng họ nhập khẩu.

So sánh MNC và công ty trong nước
Tham khảo >>>> 4 cấp độ quản lý phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn

4.3- Chiến lược điều hành, quản trị

Các công ty đa quốc gia theo đuổi các chiến lược quản trị và điều hành kinh doanh có tính toàn cầu. Họ cũng có các chiến lược và kế hoạch quản lý khác nhau với từng chi nhánh thuộc các quốc gia khác nhau.

Trong khi đó, công ty trong nước tập trung chủ yếu vào các chiến lược phù hợp với thị trường nội địa. Họ cũng có lợi thế hơn các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm hiểu thị trường và dự đoán sở thích khách hàng.

4.4- Vai trò trên thị trường tài chính quốc tế

Công ty đa quốc gia hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế thay vì trong nước. Họ thực hiện rất nhiều các giao dịch trên thị trường tài chính quốc tế thông qua các hoạt động chuyển tiền và tài trợ nội bộ.

Các MNC lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ quốc tế. Với nguồn lực tài chính lớn, họ có thể tạo ra ảnh hưởng đến nền kinh tế nơi các nhà chính trị hoạt động thông qua các hoạt động quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị.

4.5- Tác động của chu kỳ thị trường

Công ty đa quốc gia không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những thay đổi của chu kỳ thị trường như công ty trong nước.

Những biến động từ thị trường nội địa khiến doanh nghiệp trong nước dễ chịu tổn thương hơn các MNC. Nguyên nhân là vì các công ty đa quốc gia luôn có nhiều cách khác nhau để kiếm được lợi nhuận kể cả khi thị trường nội địa đang trong điều kiện xấu, nhưng công ty trong nước thì không như vậy.

Với những chia sẻ trên đây, Ms Uptalent hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các công ty đa quốc gia trên thế giới. Đồng thời, qua việc so sánh công ty đa quốc gia và công ty trong nước, bạn cũng thấy rõ tầm quan trọng và khả năng tạo ảnh hưởng của các MNC đối với mối quan hệ quốc tế. 

Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết thú vị hơn khi theo dõi Uptalent tại trang web HRchannels.com. Hãy thường xuyên theo dõi để có thêm nhiều thông tin nghề nghiệp bổ ích bạn nhé!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet

 

 


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.