- 420k
- 1k
- 870
SMT được biết đến là công nghệ quan trọng trong lĩnh vực điện tử. Sự xuất hiện của công nghệ này đã mang đến bước phát triển vượt trội cho lĩnh vực này.
Vậy, chính xác SMT là gì? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC:
1- SMT là gì?
2- Phòng SMT có những vị trí nào?
3- Trách nhiệm của phòng SMT
4- Yêu cầu đối với người làm công việc SMT
>>> Xem thêm: Việc làm Điện / Điện tử / Điện lạnh tại HRchannels
SMT là viết tắt của cụm từ “Surface Mount Technology”, được hiểu là công nghệ gắn kết bề mặt.
Trong lĩnh vực điện tử, công nghệ SMT được ứng dụng để lắp ráp các linh kiện, bộ phận điện, điện tử trực tiếp lên bề mạch của bảng mạch in (PCB).
Trước đây, khi chưa có công nghệ SMT, nhà sản xuất sẽ phải sử dụng phương pháp xuyên lỗ để chế tạo các bo mạch. Cụ thể, họ sẽ phải gia công thêm mẩu kim loại vào hai đầu linh kiện để có thể gắn chúng vào PCB.
Đến khi công nghệ SMT xuất hiện, nhà sản xuất có thể hàn linh kiện bằng chì lên bề mặt PCB. Tại mặt còn lại của PCB, họ sẽ tiếp tục cố định linh kiện bằng một chấm hàn tương tự.
SMT cho phép sản xuất các thành phần với kích thước rất nhỏ. Nhờ vậy, doanh nghiệp sản xuất có thể đáp ứng được các yêu cầu về sự nhỏ gọn và có thể di động của các sản phẩm điện tử hiện nay.
Không chỉ giúp doanh nghiệp chế tạo ra các PCB với kích thước tối ưu, công nghệ SMT còn cho phép họ gắn thêm nhiều thiết bị khác như diot, điện trở, tụ điện,…
Với những ưu điểm vượt trội, SMT đã trở thành phương pháp phổ biến để chế tạo bảng mạch trong lĩnh vực điện tử. Tuỳ thuộc mức độ tự động mà dây chuyền SMT sẽ được xếp vào loại tự động hay bán tự động.
Để quản lý hiệu quả dây chuyền SMT, doanh nghiệp sản xuất sẽ tổ chức một phòng ban chuyên thực hiện nhiệm vụ này. Phòng ban đó được gọi là phòng SMT và thường trực thuộc bộ phận sản xuất.
Với những bạn yêu thích và đang tìm kiếm việc làm ngành điện thì có thể tham khảo các vị trí liên quan đến SMT sau:
>>> Bạn có thể quan tâm: Tự động hoá là gì? Tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp ngành tự động hóa
Nhiệm vụ của một SMT Manager là phân công công việc hợp lý cho các tổ, nhóm chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tối ưu và đạt được các kỳ vọng như mong muốn.
Đồng thời, SMT Manager còn phải làm việc cùng các bộ phận có liên quan để xây dựng các chính sách, quy trình làm việc phù hợp, khoa học. Họ phải đảm bảo có thể tìm ra phương án xử lý vấn đề tốt nhất, không để tồn đọng công việc và có thể hoàn thành mọi việc đúng tiến độ.
SMT Manager là một vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Bởi vậy, người đảm nhận vị trí này phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhân viên để có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Bên cạnh đó, nhà quản lý SMT còn phải sở hữu các kỹ năng chuyên môn cần thiết, có tinh thần học hỏi và chịu được áp lực công việc.
Kỹ sư SMT có trách nhiệm chuẩn bị, thực hiện và giám sát quá trình SMT của doanh nghiệp. Họ phải có khả năng dự đoán, xác định được những vấn đề khó khăn xảy ra trong quá trình lắp ráp bảng mạch in.
Khi hiệu quả sản xuất có chiều hướng đi xuống, chất lượng sản phẩm giảm hay tỷ lệ từ chối sản phẩm gia tăng thì kỹ sư SMT phải tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục.
Những nhiệm vụ quan trọng của một kỹ sư SMT thường bao gồm:
- Xác định quy trình lắp ráp PCB, tìm kiếm phương án nâng cấp quy trình nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất.
- Xử lý các vấn đề, sự cố bất thường xảy ra trong quá trình lắp ráp.
- Nâng cao tỷ lệ chấp nhận sản phẩm, giảm thiểu tỷ lệ từ chối sản phẩm.
- Thực hiện và kiểm chứng những quy trình sản xuất đang được áp dụng trong doanh nghiệp.
- Thiết lập các thông số cho quy trình SMT.
- Chịu trách nhiệm đánh giá quy trình sản xuất mới và các thành phần mới trong quy trình SMT.
Để làm công việc của một kỹ sư SMT, bạn cần am hiểu các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. Nếu bạn có kinh nghiệm và am hiểu quy trình SMT thì việc ứng tuyển sẽ càng thuận lợi hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Kỹ sư hệ thống là ai? Khái quát về công việc Kỹ sư hệ thống
Công việc chính của một kỹ sư điện thường bao gồm:
- Lập trình PLC cho các máy móc, thiết bị phục vụ quy trình lắp ráp, gia công sản phẩm.
- Vận hành, giám sát và khắc phục các sự cố xảy ra trên dây chuyền sản xuất SMT.
- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện, hệ thống máy móc phục vụ sản xuất, thực hiện việc sửa chữa khi các máy móc, thiết bị hỏng hóc, gặp sự cố.
- Phân tích, nghiên cứu quy trình SMT để tìm ra phương án giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Vai trò kỹ sư điện đòi hỏi bạn phải có bằng cấp chuyên ngành kỹ thuật, điện, tự động hoá hoặc các chuyên ngành liên quan khác. Bạn cũng phải nắm vững các kiến thức chuyên môn quan trọng, am hiểu hệ thống sản xuất, quy trình SMT và có khả năng giao tiếp tốt.
Phòng SMT có nhiệm vụ giám sát việc vận hành các máy SMT trong quá trình gắn các linh kiện lên bảng mạch. Đồng thời, họ còn phải giám sát, bảo trì những thiết bị được sử dụng trong quy trình SMT.
Dưới đây là những trách nhiệm chính của phòng SMT:
- Hướng dẫn công việc cùng các quy trình, chính sách, tiêu chuẩn của công ty về SMT.
- Quản lý, giám sát quá trình lắp ráp và cho chạy thử nghiệm để đánh giá các linh kiện điện tử.
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng các nguyên tắc nhằm đáp ứng xuất sắc các tiêu chuẩn chất lượng.
- Điều phối việc thay thế các linh kiện bị hỏng hay lắp đặt sai.
- Quản lý việc lắp đặt các thành phần, linh kiện điện tử vào bảng mạch in.
- Đảm bảo quy trình SMT luôn tuân thủ tốt nhất các quy định về an toàn của công ty.
- Quản lý việc vận hành máy móc, thiết bị trong dây chuyền SMT và kịp thời khắc phục các sự cố phát sinh.
- Đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên SMT các yêu cầu của công ty và tiêu chuẩn ISO.
- Thu thập thông tin về các lỗi phát sinh trong quá trình hàn và cung cấp cho bộ phận QC để thay đổi quy trình thực hiện công việc.
- Đảm bảo mức tồn kho hợp lý và sắp xếp lịch bảo trì các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất PCB.
- Xây dựng biện pháp phòng ngừa để có thể xác định và khắc phục nhanh các sự cố để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Để có thể làm việc tại bộ phận SMT, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí nhất định. Cụ thể:
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có bằng Cao đẳng, Đại học trở lên để đảm nhận công việc liên quan đến SMT.
Một số nhà tuyển dụng cũng chấp nhận bằng THPT. Tuy nhiên, bạn cần am hiểu các kiến thức về điện, điện tử, bo mạch, SMT,…
Có thể thấy, bạn luôn có nhiều cách để gia nhập lĩnh vực SMT. Bất kể bạn chọn con đường nào thì việc học tập bài bản và lấy được bằng cấp sẽ luôn tạo ưu thế lớn cho bạn trong sự nghiệp.
Công việc SMT đòi hỏi bạn phải sở hữu những kỹ năng, phẩm chất sau:
- Khả năng chú ý các chi tiết: Việc sản xuất các bo mạch điện tử yêu cầu độ chính xác rất cao. Do đó, bạn phải có khả năng quan sát từng chi tiết nhỏ nhất để có thể tránh các sai sót và hoàn thành tốt công việc được giao.
- Kỹ năng công nghệ: Kỹ sư SMT cần am hiểu và có thể sử dụng thành thạo các công nghệ trong quá trình làm việc. Với sự trợ giúp của máy móc và các công nghệ hiện đại hiệu quả quy trình SMT sẽ được cải thiện. Đồng thời, bạn còn có thể thu thập, lưu trữ các dữ liệu quan trọng để nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian làm việc.
- Kỹ năng chuyên môn: Để làm việc trong quy trình SMT, bạn phải hiểu đầy đủ về quy trình sản xuất, các kiến thức về SMT, PCB cũng như có hiểu biết về các công cụ, dụng cụ và thiết bị phục vụ cho công việc.
- Kỹ năng học hỏi: Liên tục học hỏi các kỹ năng, kiến thức và có định hướng nghiên cứu, học tập cụ thể sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thành công hơn khi làm những công việc về SMT.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này sẽ giúp bạn lên kế hoạch và phối hợp cùng người khác trong việc giám sát chất lượng sản xuất.
- Khả năng nghiên cứu, cập nhật: Công nghệ là yếu tố giúp các công ty điện tử cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các kỹ sư SMT cần có khả năng nghiên cứu, cập nhật các xu hướng công nghệ mới và áp dụng vào công việc để nâng cao năng suất làm việc.
- Khéo léo, có sức khoẻ tốt: Công việc SMT đòi hỏi bạn phải thật khéo léo vì các thành phần trên bo mạch điện rất nhỏ. Đồng thời, sức khỏe thể chất cũng là yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực SMT.
Trên đây là một số thông tin về SMT mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu được SMT là gì. Đồng thời bạn cũng có thêm nhiều thông tin hữu ích về trách nhiệm công việc, yêu cầu và những vị trí thường thấy trong phòng SMT. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet