- 420k
- 1k
- 870
Xu hướng Silent Resignation bắt nguồn từ sự không hài lòng với văn hóa làm việc, áp lực công việc lớn, thiếu động lực làm việc và mất cân bằng trong công việc. Hệ quả là nhân viên sẽ giảm dần hiệu suất và sự cam kết với công việc mà không có thông báo rõ ràng.
Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về Silent Resignation – Xu hướng rời bỏ công việc một cách im lặng và cung cấp những điều nhà quản lý nên biết để quản lý vấn đề này. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Silent Resignation được hiểu là rời bỏ công việc một cách im lặng hay âm thầm nghỉ việc. Đây là hiện tượng nhân viên mất dần đi động lực làm việc cũng như sự cam kết với doanh nghiệp.
Nhiều người nhầm lẫn Silent Resignation là nghỉ việc trong im lặng hoặc đột ngột mà không có sự báo trước. Đồng thời, đây cũng không phải là nhảy việc hay là chuyển đổi công việc như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực tế, Silent Resignation là sự nghỉ việc về mặt tinh thần. Người có tư tưởng rời bỏ công việc thầm lặng sẽ chỉ làm theo đúng những gì được yêu cầu mà không có tinh thần phấn đấu. Điều họ quan tâm chỉ là có một công việc và cuối tháng được lãnh lương.
Nói cách khác, nhân viên có xu hướng rời bỏ công việc thầm lặng không thực sự nghỉ việc. Họ vẫn tiếp tục làm công việc hiện tại nhưng không còn muốn được đóng góp, cống hiến sức lực cho công ty nữa. Họ cũng không mong nhận được thành tích vượt trội mà chỉ cố gắng làm xong công việc được giao.
Xu hướng Silent Resignation phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực công việc lớn, không được cấp trên ghi nhận, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên, đồng nghiệp, không phù hợp với văn hóa công ty,…
Để nhận diện một người có đang trong trạng thái Silent Resignation bạn có thể dựa vào những điểm đặc trưng sau đây:
- Nhân viên không nhiệt tình và cũng không muốn cam kết với công việc như trước đó.
- Suy giảm hiệu suất và chất lượng công việc.
- Không có thông báo rõ ràng về việc nhân viên không hài lòng hay giảm động lực làm việc. Vì vậy, nhà quản lý rất khó phát hiện vấn đề và xử lý hiệu quả.
Tình trạng rời bỏ công việc trong im lặng gây ra nhiều tác động mạnh mẽ cho cả người lao động và doanh nghiệp. Cụ thể:
Silent Resignation khiến người lao động mất đi sự hứng thú và động lực với công việc hiện tại. Chính sự sụt giảm tinh thần làm việc sẽ làm giảm hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống của nhân viên.
Nếu cảm giác không hài lòng về công việc diễn ra trong thời gian dài, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như đau đầu, mất ngủ, khó tiêu hóa, lo âu, căng thẳng, trầm cảm,…
Khi nhân viên mất đi động lực và không muốn cam kết với công việc thì hiệu suất làm việc sẽ suy giảm rõ rệt. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sản phẩm và khiến doanh nghiệp mất đi niềm tin của khách hàng.
Silent Resignation thường kéo theo tỷ lệ nghỉ việc tăng cao và doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho công tác tuyển dụng cũng như đào tạo mới. Các khoản chi phí tuyển dụng tăng thêm gây ra áp lực lớn cho ngân sách và còn có thể tác động đến sự ổn định của doanh nghiệp.
Xu hướng rời bỏ công việc diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân thường thấy nhất:
Một môi trường làm việc thiếu sự thân thiện và tôn trọng có thể khiến nhân viên cảm thấy bị cô lập. Đồng thời, vì không được tôn trọng nên họ cũng mất đi động lực làm việc, thậm chí còn nảy sinh cảm giác bất mãn.
Nếu nhân viên liên tục không nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp trong quá trình làm việc, rất có thể họ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, lâu dần họ mất đi sự gắn kết với công việc. Kết quả của việc này là họ sẽ dần rời bỏ công việc trong thầm lặng.
Phải đảm đương quá nhiều việc, yêu cầu công việc phức tạp và phải thường xuyên làm thêm giờ là những nguyên nhân khiến người lao động sớm kiệt sức. Đồng thời, họ cũng mất đi sự cân bằng cần thiết giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Để giải quyết vấn đề này, họ lựa chọn Silent Resignation như một giải pháp để giải tỏa áp lực và tìm lại sự cân bằng cho bản thân.
Khi xảy ra sự mất cân bằng trong công việc và cuộc sống, người lao động sẽ không còn thời gian để quan tâm tới gia đình và chính bản thân họ. Nếu điều này kéo dài sẽ làm giảm động lực làm việc của họ và gây ra tình trạng rời bỏ công việc âm thầm.
Khi đảm nhận một công việc có yêu cầu không rõ ràng sẽ khiến nhân viên cảm thấy bối rối, lo lắng vì không biết phải phải làm gì, phải làm như thế nào để hoàn thành nó. Và rồi họ sẽ mất đi động lực làm việc cũng như rơi vào trạng thái Silent Resignation một cách nhanh chóng.
Một khi những thành quả làm việc của nhân viên không được cấp trên ghi nhận, khích lệ sẽ khiến họ cảm thấy công việc mình làm không có giá trị và động lực làm việc suy giảm theo. Chính sự thiếu ghi nhận và động viên này sẽ khiến họ nhanh chóng rời bỏ công việc trong im lặng.
Xu hướng rời bỏ công việc trong thầm lặng có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho doanh nghiệp và lao động. Khi phát hiện thấy điều này nhà quản lý cần nhìn nhận tình trạng thực tế và có hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
Dưới đây là một số điều nhà quản lý cần biết để giải quyết Silent Resignation:
Một môi trường làm việc với văn hóa tôn trọng và hỗ trợ giúp nhân viên không cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó, nhà quản lý sẽ giảm thiểu được tình trạng rời bỏ công việc trong im lặng.
Để tạo ra văn hóa làm việc lành mạnh, bạn có thể cân nhắc một số giải pháp như:
- Khuyến khích nhân viên trao đổi, giao tiếp cởi mở.
- Thúc đẩy mối quan hệ tích cực, hợp tác lẫn nhau giữa nhân viên.
- Tạo cơ hội để nhân viên đưa ra ý kiến, quan điểm và đề xuất giải pháp.
Sự công bằng và minh bạch là những yếu tố rất quan trọng trong công việc. Nếu có thể đảm bảo những điều này, nhà quản lý sẽ thành công khích lệ nhân viên và khiến họ cảm thấy hài lòng với công việc, công ty.
Đồng thời, trong vai trò quản lý, bạn cũng cần chú ý thiết lập quy trình làm việc rõ ràng, từ đó đảm bảo mọi nhân viên đều có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp như nhau.
Nhà quản lý sẽ phải hỗ trợ nhân viên thiết lập ranh giới cụ thể giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đừng để họ làm việc quá tải và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhằm duy trì sức khỏe thế chất cũng như tinh thần.
Các chính sách linh hoạt về thời gian làm việc và nghỉ ngơi tỏ ra rất hữu hiệu trong việc giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Không những thế, chúng còn giúp giảm bớt căng thẳng cho nhân viên, tăng cường sự cam kết và hiệu suất làm việc của họ.
Việc tổ chức các buổi họp mặt, trao đổi ý kiến định kỳ có thể giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn những nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để người quản lý phát hiện sớm tình trạng âm thầm nghỉ việc và có giải pháp giữ chân nhân viên hiệu quả.
Nhà quản lý cần nghiêm túc lắng nghe, tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, từ đó có giải pháp xử lý cho phù hợp.
Hơn nữa, chính sự lắng nghe những phản hồi từ nhân viên cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy môi trường làm việc tích cực, tăng cường lòng tin và sự gắn kết trong doanh nghiệp.
Định kỳ, nhà quản lý nên thực hiện các cuộc khảo sát để biết được mức độ hài lòng và động lực làm việc của nhân viên. Từ đó, họ có thể nhận diện được vấn đề cần cải thiện, đưa ra giải pháp phù hợp và triển khai thực hiện nhằm quản lý tốt tình trạng rời bỏ công việc trong im lặng.
Một số giải pháp cải thiện nhà quản lý có thể cân nhắc như:
- Điểu chỉnh quy trình, phương pháp làm việc.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dùng trong công việc.
- Cung cấp cơ hội phát triển cho nhân viên.
…
Silent Resignation không chỉ đơn thuần là một xu hướng mới trên thị trường lao động nhiều biến động mà còn là tiếng chuông cảnh báo với các nhà quản lý trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, có tính hỗ trợ cao.
Có thể thấy, sự phát triển của doanh nghiệp và khả năng giữ chân nhân tài đã không chỉ nằm ở vấn đề lương và quyền lợi. Thay vào đó, nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn tới cách nhân viên cảm nhận và được đối xử trong môi trường làm việc thường ngày.
Hy vọng những gì Ms Uptalent vừa chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Silent Resignation và có thể vận dụng tốt những gợi ý trong bài viết để xây dựng được môi trường làm việc với văn hóa lành mạnh, hiệu suất. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet