maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

"Second Careers": Khi Chuyển Đổi Nghề Nghiệp Trở Thành Cơ Hội Thứ Hai

"Second Careers": Khi Chuyển Đổi Nghề Nghiệp Trở Thành Cơ Hội Thứ Hai

"Second Careers" hay "nghề nghiệp thứ hai" hiện đã phổ biến hơn vì rất nhiều người lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp là cơ hội để thay đổi và phát triển sự nghiệp cũng như nâng cao năng lực bản thân.

Hãy cùng Ms Uptalent khám phá Second Careers - Khi chuyển đổi nghề nghiệp trở thành cơ hội thứ hai để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Mục lục:
1- Lý do khiến nhiều người quyết định chuyển đổi nghề nghiệp
2- Lợi ích từ việc chuyển đổi nghề nghiệp
3- Thách thức đến từ việc chuyển đổi nghề nghiệp
4- Những bước đơn giản giúp bạn biến second careers thành cơ hội nghề nghiệp thứ hai

   4.1- Tự đánh giá bản thân và xác định mục tiêu nghề nghiệp mới
   4.2- Tích cực học hỏi, nghiên cứu về nghề nghiệp mới
   4.3- Xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành nghề mới
   4.4- Tìm kiếm cơ hội việc làm. 


Viec lam kinh doanh

1- Lý do khiến nhiều người quyết định chuyển đổi nghề nghiệp 

Theo như Quân sư được biết thì có rất nhiều lý do khiến ai đó đưa ra quyết định chuyển đổi nghề nghiệp. Sau đây là một vài lý do thường gặp nhất:

1.1- Môi trường làm việc không phù hợp

Đây có lẽ lý do chuyển nghề phổ biến nhất. Rất nhiều người đã từ bỏ công việc hiện tại vì cảm thấy môi trường làm việc không còn phù hợp với họ.

Sự không phù hợp ở đây có thể bắt nguồn từ những xung đột, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên, văn hóa công ty không tương hợp, cảm giác bị đánh giá thấp, không được tôn trọng,…

1.2- Không tìm thấy niềm vui, sự hài lòng với công việc

Công việc hiện tại không mang lại sự hài lòng hay niềm vui khiến con người dễ mất đi động lực làm việc và cảm thấy mệt mỏi triền miên.

Không những thế, việc phải tiêu tốn hầu hết thời gian trong ngày cho công việc không mấy vui vẻ còn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của con người. 

lý do để chuyển nghề
>>> Xem thêm: Trả lời câu hỏi: “Hãy cho tôi biết về sự thay đổi nghề nghiệp của bạn”

1.3- Mong muốn học hỏi và phát triển các kỹ năng mới

Khi cảm thấy bản thân đã đạt đến ngưỡng cửa nhất định trong nghề nghiệp hiện tại và không còn tìm thấy cơ hội để phát triển nữa thì nhiều người đã chọn chuyển đổi nghề nghiệp.

Những việc làm hấp dẫn

Quantity Surveyor (M&E, Remote)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng Xây dựng, Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Sales Manager (Remote)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Thương Mại Điện Tử, Bán hàng (Khác)

Server Engineer (Remote)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên CNTT-Phần mềm

Accounting Specialist (Remote)

Hà nội, Hồ Chí Minh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Customer Service Executive (Remote, Open for Freshers)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Dịch vụ khách hàng , Tư vấn , Bán hàng (Khác)

Với họ, nghề nghiệp thứ hai chính là cơ hội tuyệt vời để học hỏi, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới. Hơn nữa, điều này cũng mang tới cho họ tầm nhìn rộng mở hơn và nhiều cơ hội mới để phát triển bản thân.

1.4- Mở rộng cơ hội thăng tiến và gia tăng thu nhập

Một công việc mới mang tới nhiều thách thức nhưng cũng chứa đựng những cơ hội hấp dẫn để phát triển sự nghiệp và tăng thu nhập. Do đó, tìm kiếm sự thăng tiến và thu nhập tốt hơn cũng trở thành một trong những lý do khiến nhiều người chọn chuyển đổi nghề nghiệp.

1.5- Sở thích và mục tiêu cá nhân thay đổi 

Những thay đổi về sở thích và mục tiêu cá nhân cũng có thể kéo theo sự thay đổi nghề nghiệp. Khi ai đó nhận ra đam mê của mình đã thay đổi thì nhiều khả năng họ sẽ tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn.

1.6- Muốn tìm công việc mới phù hợp hơn giá trị và phong cách sống

Theo thời gian, mỗi người có thể thay đổi cách nhìn, các giá trị cá nhân và cả phong cách sống của mình. Khi đó, việc chuyển đổi nghề nghiệp mở ra cơ hội giúp họ tìm cho mình một công việc mới phù hợp hơn.

chuyển nghề và tìm công việc phù hợp hơn

2- Lợi ích từ việc chuyển đổi nghề nghiệp 

Nghề nghiệp thứ hai mang lại bước rẽ quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người. Đây cũng là một cơ hội quý giá giúp chúng ta khám phá và phát triển toàn diện năng lực bản thân. 

Dưới đây là một số lợi ích chính từ việc chuyển đổi nghề nghiệp mà bạn nên biết:

2.1- Tạo cơ hội khám phá những khả năng tiềm ẩn

Chuyển đổi nghề nghiệp mang lại cho bạn cơ hội đối mặt với những thách thức mới, được khám phá những lĩnh vực mà trước đây bạn chưa từng biết tới. Nhờ vậy, bạn có thể khám phá ra những khả năng tiềm ẩn chưa được bộc lộ, phát triển nhiều kỹ năng mới và làm rộng mở tầm nhìn của bản thân.

2.2- Được học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kiến thức mới mẻ

Mỗi nghề nghiệp sẽ có yêu cầu riêng về kiến thức, kỹ năng. Khi chuyển đổi nghề nghiệp, bạn buộc phải học thêm những điều còn thiếu sót để bắt đầu công việc. Chính việc tiếp thu thêm kiến thức mới sẽ làm cho kho tàng tri thức của bạn càng rộng mở, đa dạng hơn.

2.3- Tìm được công việc khiến bạn vui vẻ, hài lòng hơn

Second Careers mang đến cho bạn cơ hội nghề nghiệp phù hợp hơn với sở thích và đam mê hiện tại của bản thân. Mỗi ngày, công việc sẽ không còn khiến bạn mệt mỏi, chán nản mà đầy ắp niềm vui, sự thỏa mãn.

Hơn nữa, nếu được làm công việc mình yêu thích, bạn sẽ càng làm việc hiệu quả hơn và chất lượng cuộc sống cũng dần được cải thiện.

2.4- Tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Không ít người cảm thấy áp lực, mất cân bằng trong cuộc sống. Lúc này, một nghề nghiệp thứ hai trở thành cứu cánh hiệu quả giúp chúng ta tìm thấy sự cân bằng cần có giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Từ việc cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống mà sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người được cải thiện, các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn.

2.5- Phát triển mạng lưới quan hệ

Làm việc trong lĩnh vực mới giúp bạn được gặp gỡ, kết giao cùng những chuyên gia mới. Điều này không chỉ làm cho mạng lưới quan hệ của bạn rộng lớn hơn mà còn giúp bạn nhanh chóng làm quen với công việc mới và tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc tạo dựng mối quan hệ giá trị còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác cho bạn như là:

- Giúp bạn kết nối với những người cùng chí hướng, đam mê.

- Học hỏi được nhiều điều bổ ích để phát triển bản thân.

- Tiếp cận được những cơ hội việc làm hoặc thăng tiến hấp dẫn.

lợi ích của chuyển nghề
Có thể bạn quan tâm>>> The Great Reshuffle: Cách Thích Nghi Với Thị Trường Lao Động Biến Động Liên Tục?

3- Thách thức đến từ việc chuyển đổi nghề nghiệp 

Cùng với những lợi ích thì chuyển đổi nghề nghiệp cũng mang tới nhiều thách thức. Dưới đây là những thách thức thường gặp nhất:

3.1- Khó khăn về tài chính

Thách thức đầu tiên bạn phải đối mặt khi quyết định chuyển đổi nghề nghiệp chính là vấn đề tài chính cá nhân.

Bạn biết đấy, chuyển nghề sẽ đi cùng với những thay đổi về thu nhập và các khoản chi tiêu. Do đó, bạn cần tính toán chi phí sinh hoạt, các khoản chi tiêu cần thiết trong lúc chuyển đổi và có kế hoạch tài chính cụ thể để không đánh mất sự ổn định về tài chính.

Trong trường gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể cân nhắc một số phương án như vay mượn để học tập, tìm kiếm các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ nghề nghiệp của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,…

Bằng cách tìm kiếm tài chính từ các nguồn hỗ trợ, bạn có thể yên tâm hơn trong việc học tập và phát triển nghề nghiệp mới một cách vững chắc.

3.2- Thiếu sự tự tin và nỗi sợ thất bại

Chuyển đổi nghề nghiệp là việc rời khỏi vùng an toàn vốn có của bản thân. Điều này đòi hỏi bạn phải có lòng tự tin và sự can đảm rất lớn. 

Tuy nhiên, hãy nhớ bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm và thất bại. Thay vì lo sợ thất bại mà không dám làm gì mới mẻ bạn nên cho mình cơ hội được sai và học hỏi từ nó. Đồng thời, hãy xem trọng những thành công nhỏ để xây dựng sự tin cho bản thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm tới người thân, bạn bè, chuyên gia tư vấn để tìm kiếm lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết. Chính sự động viên, khích lệ từ họ sẽ giúp bạn vượt lên được sự sợ hãi và tự tin hơn với lựa chọn nghề nghiệp thứ hai của mình.

Nếu có điều kiện, bạn nên tìm cho mình một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới để nhận được nhiều lời khuyên cùng những chỉ dẫn hữu ích.

khó khăn gặp phải khi chuyển nghề

3.3- Khó khăn trong việc quản lý thời gian

Một thách thức lớn khác khi chuyển đổi nghề nghiệp là bạn phải cân bằng được thời gian dành cho công việc hiện tại và thời gian học tập, nghiên cứu công việc mới.

Để giải quyết vấn đề hiệu quả bạn cần lên cho mình kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý, ưu tiên cho các công việc quan trọng và tận dụng tối đa thời gian rảnh để chuẩn bị việc chuyển nghề.

4- Những bước đơn giản giúp bạn biến second careers thành cơ hội nghề nghiệp thứ hai 

Chuyển đổi nghề nghiệp là quyết định trọng đại trong sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy, bạn cần suy xét kỹ lưỡng, có kế hoạch cụ thể để điều này thực sự mở ra cơ hội nghề nghiệp thứ hai hấp dẫn hơn cho bản thân.

Dưới đây là một vài bước cơ bản Quân sư tin rằng có thể giúp bạn nắm chắc hành trình chuyển đổi nghề nghiệp trong tay:

4.1- Tự đánh giá bản thân và xác định mục tiêu nghề nghiệp mới 

Bước đầu tiên trong hành trình chuyển đổi nghề nghiệp là bạn phải tự xác định lại xem sở thích, đam mê, các kỹ năng và giá trị cá nhân của mình là gì. Điều này sẽ giúp bạn xác định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp với mình nhất.

Sau khi đã đánh giá bản thân, bạn hãy thiết lập cho mình mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và lên kế hoạch thực hiện rõ ràng, chi tiết. Hãy chú ý đến tính thiết thực khi làm việc này để đạt được thành công bạn nhé.

4.2- Tích cực học hỏi, nghiên cứu về nghề nghiệp mới 

Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong ngành nghề mới. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc chuyển đổi nghề.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các khóa học, hội thảo liên quan để kết nối với người trong lĩnh vực mới và tiếp thu thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc mới.

4.3- Xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành nghề mới 

Bạn nên tìm kiếm cơ hội để kết nối, giao lưu cùng những người đang làm việc trong lĩnh vực mới. Đây chính là cơ hội rất tốt để bạn học hỏi và tiếp cận những cơ hội việc làm tốt.

Mặt khác, bạn cũng nên tích cực tham gia các sự kiện chuyên ngành, các câu lạc bộ, hiệp hội nghề nghiệp để mở rộng mạng lưới quan hệ cho sự nghiệp trong tương lai.

4.4- Tìm kiếm cơ hội việc làm 

Việc sau cùng bạn cần làm là chủ động tìm kiếm cho mình những vị trí việc làm phù hợp trong lĩnh vực mới. Bạn có thể sử dụng các trang tìm kiếm việc làm hay tận dụng mạng lưới quan hệ của mình để làm việc này.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp. Hãy cố gắng tối ưu CV của mình để nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng bạn nhé!

Lời kết

Chuyển đổi nghề nghiệp sẽ tạo ra bước ngoặt sâu sắc trong sự nghiệp và là cơ hội quý giá để bạn phát huy tiềm năng cũng như phát triển bản thân. Do đó, khi đã có ý định chuyển nghề, bạn nên đầu tư đúng mức cho việc học tập, nghiên cứu và cải thiện năng lực, tri thức. 

Hy vọng những gì Ms Uptalent vừa chia sẻ có thể giúp bạn nắm giữ tốt hành trình chuyển đổi nghề nghiệp và biến second careers thực sự trở thành cơ hội nghề nghiệp thứ hai hấp dẫn. Chúc bạn thành công!
 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

 


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.