- 420k
- 1k
- 870
Mô hình SCOR là một trong những phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng.
Vậy SCOR là gì? Làm sao ứng dụng SCOR vào doanh nghiệp? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- SCOR là gì?
2- Lợi ích, vai trò của mô hình SCOR là gì?
3- Chi tiết mô hình SCOR
4- Ứng dụng mô hình SCOR như thế nào?
5- Ví dụ cụ thể về mô hình SCOR
>>> Xem thêm: Việc làm Supplychain
SCOR là viết tắt của Supply Chain Operation Reference. Đây là một phương pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Điểm nổi bật của SCOR là tính tiêu chuẩn hóa, quy trình đa dạng, khả năng tùy chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất.
SCOR cung cấp cho doanh nghiệp cấu trúc nền tảng, các thuật ngữ chuẩn để họ có thể thống nhất công cụ quản lý, thiết lập quy trình kinh doanh, xây dựng tiêu chuẩn so sánh và thực hiện.
Mô hình này được phát triển vào năm 1996 bởi Hội đồng chuỗi cung ứng (SCC) với sự hỗ trợ của 70 công ty sản xuất hàng đầu thế giới. Từ lúc ra đời đến nay, SCOR đã được áp dụng bởi khoảng 700 công ty.
Bằng cách áp dụng SCOR, doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác cấu trúc, hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Đồng thời, họ còn có thể so sánh cấu trúc chuỗi cung ứng với các công ty khác để có những cải tiến phù hợp nhất.
Việc triển khai mô hình SCOR vào quản trị chuỗi cung ứng mang tới cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
Bằng cách hiểu rõ SCOR là gì và áp dụng vào chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện, chi tiết nhất về tất cả các hoạt động đang diễn ra trong chuỗi.
Một khi có thể nắm bắt đầy đủ về chuỗi cung ứng doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm soát mọi hoạt động của chuỗi từ việc tìm nguồn cung cho đến khi bàn giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hiện nhanh các vấn đề, tình huống bất lợi để xử lý kịp thời và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận trong công ty cũng như các bên đối tác.
SCOR cung cấp nguồn số liệu được chuẩn hóa để doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu suất thực hiện của mình. Tức là, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu suất của họ với tiêu chuẩn ngành và những nhà cung cấp hàng đầu.
Lợi ích từ việc đo lường nhất quán này là doanh nghiệp có thể giảm bớt các sai lầm trong quá trình đánh giá và tạo ra cơ sở thống nhất cho việc ra quyết định.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng được lợi từ dữ liệu hiệu suất được chuẩn hóa. Bởi họ có thể dựa vào dữ liệu để biết được điểm mạnh, điểm yếu, khu vực làm tốt và khu vực cần cải thiện của chuỗi cung ứng.
Việc so sánh hiệu suất với tiêu chuẩn ngành sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khía cạnh cần cải thiện. Từ đó họ có thể thiết lập mục tiêu và tập trung sức lực vào những việc cần ưu tiên.
SCOR cho phép doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình dựa trên dữ liệu và các thông tin thực tế. Do đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa toàn bộ các quy trình sản xuất, vận chuyển và quản lý tồn kho.
>>> Bạn có thể xem thêm: Ưu nhược điểm 05 mô hình vận hành chuỗi cung ứng
Mô hình SCOR có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự giao tiếp, thảo luận và chia sẻ giữa các bộ phận, phòng ban và đối tác của doanh nghiệp.
Chính sự giao tiếp, chia sẻ thường xuyên này sẽ giúp các đội nhóm hợp tác với nhau hiệu quả hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giải quyết triệt để các vấn đề đang tồn tại và cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng.
Mô hình SCOR cung cấp cho doanh nghiệp các khái niệm về tái cấu trúc quy trình, các tiêu chuẩn và khung đo lường. Nội dung chi tiết của nó tập trung vào 5 khía cạnh chính của chuỗi cung ứng và lặp đi lặp lại dọc theo toàn bộ chuỗi, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết, đầy đủ với những đầu mục công việc quan trọng, dự báo nhu cầu thị trường, xác định số lượng cần sản xuất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất, cung ứng, phân phối và giao hàng.
Điểm quan trọng cần lưu ý khi lập kế hoạch là phải đảm bảo sự tương ứng với kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo ngân sách cần thiết cho tất cả các hoạt động.
Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo nguồn nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất. Các đầu mục công việc gồm có: tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán giá và quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp.
Đây là quá trình chuyển hóa nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn chỉnh. Doanh nghiệp sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng, từ đó đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và hạn chế tối đa các lãng phí.
Giao hàng là giai đoạn doanh nghiệp sẽ vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Các công việc trong giai đoạn này gồm có đóng gói, vận chuyển và giao hàng.
Mục tiêu hàng đầu trong việc giao hàng là đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đúng thời hạn và không bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
>>> Bạn có thể quan tâm: Supply Chain là gì? Từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam
Doanh nghiệp cần có quy trình cụ thể để xử lý các đơn hàng bị trả lại do sản phẩm bị lỗi hay bao bì bị hư hỏng, móp méo.
Quy trình này cần đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc kinh doanh, quản lý tồn kho, vận chuyển và các yêu cầu, quy định liên quan khác.
Khi hiểu rõ SCOR là gì bạn sẽ thấy rằng mô hình này vô cùng linh hoạt. Nó cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh dễ dàng để phù hợp với mô hình kinh doanh. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có thể vận dụng đầy đủ các quy trình thì họ sẽ có một chuỗi cung ứng vô cùng hiệu quả, đáng tin và linh hoạt.
Để ứng dụng thành công mô hình SCOR thì ngoài việc hiểu rõ bản chất của SCOR là gì doanh nghiệp còn phải biết cách tiếp cận một cách hệ thống, có mục tiêu rõ ràng.
Bạn có thể tham khảo các bước sau để ứng dụng SCOR cho doanh nghiệp của mình:
Trước khi áp dụng SCOR vào chuỗi cung ứng, bạn cần làm rõ mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng đến. Thông thường mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau khi sử dụng SCOR. Các mục tiêu cũng rất đa dạng, như là cải thiện hiệu suất, giảm chi phí, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng,…
Bạn sẽ phải đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại của chuỗi cung ứng để tìm ra những điểm cần cải thiện và có biện pháp cải tiến phù hợp.
Việc này thường bao gồm các đầu mục công việc như xác định điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện cơ hội, thách thức chuỗi cung ứng đang phải đối mặt.
Quá trình triển khai mô hình SCOR chỉ thành công khi bạn có thể thúc đẩy được sự hợp giữa các bộ phận chức năng từ quản lý, sản xuất cho đến phân phối của doanh nghiệp.
Mục tiêu của bước này là tìm mọi cách để tối ưu hóa từng quy trình chính trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả toàn bộ chuỗi.
Việc ứng dụng SCOR đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đánh giá và có những điều chỉnh cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp luôn thích ứng linh hoạt với những thay đổi của thị trường và không ngừng đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Chuỗi cung ứng là gì? Tất tần tật về chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về mô hình SCOR là gì bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây:
Chuỗi cung ứng của Vinamilk bao gồm các yếu tố sau:
Nguồn cung đầu vào
Nguyên liệu đầu vào của Vinamilk đến từ hai nguồn chính là nhập khẩu và thu mua từ các nông trại, hộ nông dân nuôi bò trong nước.
Với nguyên liệu nhập khẩu, công ty ưu tiên nguồn cung từ những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, đảm bảo đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Về nguồn nguyên liệu trong nước, công ty cho thành lập các trung tâm thu mua sữa tươi. Các trung tâm này sẽ thu mua sữa, kiểm tra chất lượng, số lượng, bảo quản, vận chuyển về nhà máy và thanh toán cho người bán.
Sản xuất
Vinamilk hiện có 3 nhà máy sản xuất tại nước ngoài (New Zealand, Mỹ, Balan) và 13 nhà máy tại Việt Nam. Tất cả các nhà máy đều được trang bị công nghệ sản xuất, đóng gói hiện đại và đạt chứng nhận môi trường ISO 14001:2004.
Bên cạnh đó, các phòng thí nghiệm của công ty đều đạt chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học.
Phân phối
Các sản phẩm của Vinamilk được cung cấp rộng rãi tại thị trường nước ngoài và trong nước. Hiện tại, công ty đang xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia và có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn Việt Nam.
Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên gồm có:
Nhà cung cấp
Trung Nguyên hiện thu mua cà phê hạt từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất là Buôn Ma Thuột, Jamaica, Ethiopia và Brazil.
Công ty có hai hình thức thu mua là thu mua qua đại lý, thương lái và mua trực tiếp từ người dân. Tuy nhiên, công ty đang đẩy mạnh cách thu mua thứ 2 bởi có thể chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.
Với phương thức thứ 2, công ty trực tiếp đầu tư và quản lý nông trại của người nông dân. Điều này khiến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận của doanh nghiệp.
Về bao bì, Trung Nguyên hiện đang hợp tác với công ty TNHH sản xuất Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in Việt Nam Vinapackink. Trong khi đó, công ty Neuhaus Neotec (Đức) là nhà cung cấp máy móc thiết bị chính của Trung Nguyên.
Sản xuất
Trung Nguyên hiện có 5 nhà máy sản xuất cà phê: 1 tại Bình Dương, 1 tại Sài Gòn, 1 tại Bắc Giang và 2 tại Đăk Lăk.
Phân phối
Trung Nguyên thực hiện phân phối sản phẩm qua cả 2 kênh truyền thống và hiện đại:
- Với kênh truyền thống, sản phẩm sẽ được giao đến nhà phân phối, nhà bán lẻ, siêu thị bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng.
- Với kênh hiện đại, sản phẩm sẽ được phân phối qua hệ thống G7 Mart và hệ thống siêu thị.
Chuỗi cung ứng của Coca-Cola gồm các thành phần sau:
Nguồn thu mua nguyên liệu
Coca-Cola lựa chọn nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí chất lượng, phương thức hoạt động, tình trạng của doanh nghiệp, mức độ uy tín,…
Với mỗi loại nguyên liệu, công ty sẽ tìm cho mình nguồn cung tốt nhất nhằm đảm bảo giá thành cạnh tranh nhất.
Sản xuất
Khâu sản xuất của Coca-Cola bao gồm hai bộ phận:
- The Company Coca-Cola (TCC), chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt coca, quảng bá và quản lý thương hiệu, đảm bảo 3 yếu tố Price – Product – Promotion.
- The Coca-Cola Bottle (TCB), có vai trò sản xuất thành phẩm, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca-Cola.
Vận chuyển
Khâu vận chuyển của Coca-Cola được điều chỉnh theo thời gian thực bằng cách ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành.
Phân phối và bán buôn
Coca-Cola có 3 trung tâm phân phối lớn đặt gần các nhà máy sản xuất tại cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Sản phẩm sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau:
- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Bán qua nhà bán lẻ.
- Giao hàng đến nhà bán sỉ => nhà bán lẻ => người tiêu dùng.
- Giao hàng đến đại lý => nhà bán sỉ => nhà bán lẻ => người tiêu dùng.
Nhà bán lẻ
Coca-Cola trực tiếp phân phối sản phẩm tới các kênh bán lẻ như trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng,…
Người tiêu dùng
Các sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất hướng tới nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, hộ gia đình, công ty,…
Chuỗi cung ứng của Apple bắt đầu bằng việc lên kế hoạch. Đây là sự kết hợp hoạt động từ các bộ phận R&D, Marketing và các bộ phận khác.
Apple gia tăng tốc độ phát hành sản phẩm mới bằng cách mua lại giấy phép và hợp tác với các doanh nghiệp của bên thứ ba. Điểm đặc biệt là Apple sẵn sàng thanh toán trước cho một số nhà cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Sau khi mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, Apple sẽ đưa chúng đến nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Tại đó, sản phẩm sẽ được lắp ráp và giao trực tiếp đến người tiêu dùng đặt mua trực tuyến qua UPS hay Fedex.
Với các kênh như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng trực tiếp và nhà phân phối, Apple sẽ lưu trữ sản phẩm tại trụ sở Elk Grove, California và gửi sản phẩm đi từ đó.
Sau khi sản phẩm kết thúc vòng đời, khách hàng có thể gửi chúng lại cửa hàng Apple gần nhất hoặc các cơ sở tái chế chuyên dụng.
Có thể thấy, SCOR là phương pháp rất hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp cải tiến và tối ưu chuỗi cung ứng. Nếu doanh nghiệp có thể hiểu rõ bản chất và lợi ích của SCOR là gì thì họ sẽ nắm vững và kiểm soát tốt các hoạt động trong chuỗi supply chain.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu đầy đủ SCOR là gì và có thể ứng dụng nó vào doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet