maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Tất tần tật thông tin về sàn thương mại điện tử Shopee

Tất tần tật thông tin về sàn thương mại điện tử Shopee

Tại Việt Nam, Shopee vẫn đang là sàn thương mại điện tử chiếm ngôi đầu bảng. Có thể mỗi người trong chúng ta đều đã từng bán hàng hoặc mua sắm trên Shopee nhưng hiểu rõ Shopee là gì, cách thức hoạt động và bảo mật ra sao thì quả thật không nhiều. Bài viết quân sư TalentBold gửi đến bạn hôm nay sẽ cung cấp mọi thông tin về những yếu tố nội tại này, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về những gì Shopee đã và đang mang đến cho thị trường toàn cầu.

MỤC LỤC:
1- Shopee là gì?
2- CEO của Shopee
3- Thị trường của Shopee
4- Shopee hoạt động như thế nào?
5. Cách thức vận hành an toàn và bảo mật của Shopee

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

>>> Xem thêm: Việc làm Marketing

1- Shopee là gì? 

Shopee là một nền tảng mua sắm trực tuyến, trực thuộc công ty SEA có trụ sở chính đặt tại Singapore. Thông qua trang web hoặc app Shopee, người dùng ở các quốc gia mà Shopee hoạt động có thể đăng tải sản phẩm mà mình bán, tìm kiếm sản phẩm cần mua sử dụng hoặc mua về bán lại, thanh toán tiền hàng, tư vấn và nhận được sự hỗ trợ thông qua hệ thống liên lạc trực tuyến từ cả người bán và nhân viên Shopee.

Chính thức góp mặt vào thị trường thương mại điện tử từ năm 2015 tại Singapore, đến ngày 8/8/2016, Shopee đã đến thị trường Việt Nam, nhanh chóng thúc đẩy trào lưu mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn, tiện lợi, giá cạnh tranh… Đến nay, hệ thống Shopee đã mặt tại 07 quốc gia, bao gồm Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan.

2- CEO của Shopee 

Người đồng sáng lập, kiêm chủ tịch và CEO của Sea Ltd. là ông Forrest Li. Ông tên thật là Li Xiaodong, sinh năm 1977, là một người Singapore gốc Hoa. Ông từng tốt nghiệp ngành kỹ thuật, sau đó sang Mỹ học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Stanford. Năm 2009, ông cùng hai người bạn là Gang Ye và David Chen thành lập Global Arena, gọi tắt là Garena. Năm 2019, Garena đổi tên thành Sea, hoạt động ở ba mảng game, thương mại điện tử và ví điện tử. 

Tại Việt Nam, công ty Sea uy đã bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh làm CEO (giám đốc điều hành) khu vực từ năm 2016 đến nay. Ông sinh ngày 6/4/1964 tại tỉnh Quảng Ngãi, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Wharton thuộc ĐH Pennsylvania, Mỹ. Bằng tầm nhìn xa và ý chí làm việc quyết liệt, ông đã lãnh đạo đội ngũ Shopee Việt Nam từ một tân binh trở thành “ông lớn” trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến.

3- Thị trường của Shopee 

Công ty mẹ đặt tại Singapore – một trong bốn con rồng Châu Á – nên tâm lý tiêu dùng và cách thức tiếp cận công nghệ thông tin của người dân châu lục này, Sea Ltd. nắm rất rõ. Có lẽ vì vậy mà hiện tại, những thị trường mà Shopee hướng đến đều thuộc khu vực Châu Á, phần lớn tập trung ở Đông Nam Á.

Với hệ thống chi nhánh đặt tại 06 quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Shopee gần như đã nắm trọn những thị phần mua sắm trực tuyến lớn nhất Châu Á, tạo đà phát triển mạnh cho mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) đang là thế mạnh của Shopee, đồng thời mở rộng sang mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer).

Những việc làm hấp dẫn

Sales & Marketing Manager (Education)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tiếp thị/ Thương hiệu , Kinh doanh / Bán hàng

Brand Marketing Leader (Sports Games)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương CNTT-Phần mềm , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Brand Manager (Homecare)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Executive (Event)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

Định hướng mở rộng thị phần của Shopee hướng đến một số quốc gia tại khu vực Châu Mỹ Latinh như Chile, Mexico, Colombia, và Châu Âu như Ba Lan, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, các thị trường mới này không mang lại hiệu quả cao, vì vậy, hiện tại, Shopee chỉ duy trì hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia thông qua các hãng chuyển phát nhanh, còn hoạt động của chi nhánh và việc tuyển thêm nhân sự tại một số nước trong hai châu lục này đã bị ngừng lại.

Thị trường Shopee

>>> Bạn có thể xem thêm: 05 Sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam

4- Shopee hoạt động như thế nào? 

Cũng giống như những nhà bán lẻ trực tuyến khác như Ebay hay Amazon của Bắc Mỹ, Shopee cung cấp quyền truy cập cho rất nhiều gian hàng kinh doanh trực tuyến, cho phép người mua và người bán gặp nhau, giao dịch và thanh toán theo nhiều hình thức. Hàng hóa sẽ được gửi đến tận tay khách hàng thông qua đội ngũ giao hàng của Shopee hoặc của những đối tác chuyển phát nhanh mà Shopee hợp tác.

4.1. Về phía người bán

Người bán có thể là cá nhân, cơ sở tư nhân hoặc doanh nghiệp, thông qua tài khoản người bán tạo trên nền tảng website hoặc app Shopee, người bán đã có thể đăng thông tin hàng hóa, giá bán, mô tả sản phẩm, đính kèm hashtag để hàng hóa của mình dễ hiện lên danh sách tìm kiếm của khách hàng.

Ngoài ra, với tính năng Livestream trực tiếp trên ứng dụng Shopee, người bạn sẽ tương tác nhiều hơn tới khách hàng, trực tiếp chia sẻ hình ảnh đa chiều của sản phẩm và chiêu thị một cách sống động mà không phải mất phí.

4.2. Về phía người mua

Thông qua thanh công cụ tìm kiếm, người mua đến từ mọi miền đất nước, thậm chí là xuyên quốc gia chỉ cần nhập từ khóa sản phẩm mà mình muốn mua, hệ thống sẽ tự động sàng lọc và hiển thị hàng loạt sản phẩm phù hợp. Mọi thông tin hình ảnh, mức giá, mô tả, đánh giá của khách hàng đã dùng… đều hiển thị trên từng trang sản phẩm, người mua chỉ cần chọn vào giỏ hàng, sau đó vào giỏ hàng và nhấn đặt hàng là thông tin đã truyền đến người bán.

Người mua được hệ thống hỗ trợ nhắn tin với người bán, trả hàng không đúng đơn đã đặt, hoàn tiền trực tiếp vào tài khoản thanh toán Shopee sau khi đáp ứng đúng điều kiện trả hàng… Nhìn chung, dù mọi hoạt động đều thực hiện trực tuyến là chính nhưng chất lượng phục vụ của đội ngũ Shopee rất hiệu quả.

4.3. Về phía Shopee

Hệ thống Shopee sẽ trực tiếp kiểm soát và truyền tải tất cả thông tin giữa người bán và người mua, hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi công bằng cho các bên, lành mạnh hóa nền tảng giao dịch trực tuyến. Tiêu biểu như các tiện ích:

  • Chương trình ưu đãi giảm giá trong ngày

  • Điều hướng chọn quốc gia cư trú và đơn vị tiền tệ tương ứng

  • Tích lũy xu (100 xu/ ngày) có giá trị sử dụng như tiền mua hàng …

Shopee kiếm lợi nhuận thông qua việc tính phí giao dịch của người bán theo tỷ lệ trên mỗi đơn hàng bán thành công.  Ngoài ra, những quảng cáo từ các nhà bán lẻ hoặc cá nhân kinh doanh trên Shopee cũng chính là nguồn thu chính của nền tảng này.

Cách thức vận hành của Shopee

5. Cách thức vận hành an toàn và bảo mật của Shopee 

Những lỗ hổng công nghệ mà hacker mũ đen tận dụng luôn là “kẻ thù” lớn của ngành thương mại điện tử, không thể xóa bỏ nhưng Shopee biết mình vẫn có thể giúp hạn chế tối đa những nguy hại do vấn nạn này gây ra:

5.1. Bảo đảm an toàn cho tài khoản doanh thu và thanh toán trên Shopee

Giao dịch kinh doanh trên nền tảng trực tuyến luôn phải đối mặt với những vấn đề bảo mật do lừa đảo, đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin bưu kiện… Hiểu rõ tầm quan trọng của tính bảo mật đối với sự phát triển của Shopee, đội ngũ chuyên viên IT đã thiết lập hệ thống bảo mật an toàn với nhiều tường lửa, đặc biệt là những hoạt động tra cứu, chuyển khoản, rút tiền từ tài khoản Shopee về tài khoản ngân hàng.

5.2. Ngăn chặn gian hàng trực tuyến bán sản phẩm kém chất lượng

Những đánh giá, phản hồi của khách hàng chính là cơ sở quan trọng để hệ thống Shopee tra soát những tài khoản kinh doanh không uy tín. Những quy định cung cấp sản phẩm và bán hàng trên hệ thống đều đã được Shopee quy định cụ thể, đồng thời yêu cầu người bán phải đọc, đồng ý và tuân thủ những quy định đó. Nếu hệ thống gắn cờ cho sản phẩm hoặc tài khoản bán hàng của một cá nhân hay tổ chức thì coi như người đó tự động bị đình chỉ kinh doanh, thậm chí có thể bị cấm vĩnh viễn.

5.3. Chính sách bảo vệ người mua và người bán

Shopee có tính năng “Đảm bảo”, theo đó, mọi khoản thanh toán của người mua dù là trả tiền trực tiếp cho người giao hàng (COD) hoặc thanh toán từ tài khoản Shopee thì hệ thống vẫn sẽ giữ lại khoản tiền mà người mua đã thanh toán. Mục đích nhằm:

  • Người mua có quyền yêu cầu trả hàng / hoàn tiền trong vòng 03 ngày (nếu mua sản phẩm không thuộc Shopee Mall) và 07 ngày (nếu mua sản phẩm thuộc Shopee Mall). Sau thời gian này, Shopee xem như người mua hài lòng, không có khiếu nại gì và sẽ chuyển tiền bán hàng cho phía người bán.

  • Người bán có thời gian kiểm tra lại hàng sau khi được trả về, nếu thiếu, sai hàng hoặc bị hư hỏng thì có quyền phản hồi trên hệ thống “không chấp nhận yêu cầu trả hàng hoàn tiền của người mua”. Đôi bên có thể thỏa thuận để trả lại một phần tiền hoặc đưa lại hàng cho người mua, còn người bán vẫn được Shopee trả đủ số tiền hàng.


Cách thức vận hành của Shopee

>>> Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp mọi thông tin về nền tảng thương mại điện tử Lazada

5.4. Nâng cao tính cảnh giác

Những tình huống lừa đảo và biện pháp phòng tránh khi mua hàng trực tuyến ở Shopee và nhiều nền tảng thương mại điện tử khác đều được Shopee chia sẻ đến khách hàng thông qua hệ thống tin nhắn. Bên cạnh đó, hệ thống cũng khuyến cáo khách hàng (cả người mua và người bán) nên cập nhật mật khẩu thường xuyên, dành thời gian đọc và trả lời phản hồi …

5.5. Chính sách “Người bán ưu tiên”

Những gian hàng kinh doanh uy tín, nhận được số sao đánh giá cao với nhiều phản hồi tích cực sẽ được Shopee dán nhãn “Người bán ưu tiên” như một chứng nhận tiềm năng cung cấp sản phẩm chất lượng. Cách làm này ngoài việc tạo lợi thế tiếp cận khách hàng còn giúp người mua an tâm lựa chọn sản phẩm, mặt khác khích lệ tính minh bạch và sự nỗ lực kinh doanh lành mạnh trên nền tảng Shopee.

Mua sắm trực tuyến là xu hướng của thời đại và Shopee chính là một trong những nền tảng đang góp phần phát triển mạnh mẽ xu hướng đó. Hiểu khách hàng và luôn hướng đến lợi ích của khách hàng chính là trọng tâm cốt lõi kinh doanh mà quân sư TalentBold đánh giá cao ở hệ thống này. Sử dụng đa hệ thống, giao diện thân thiện và nhiều chính sách khuyến mãi lớn đã giúp Shopee duy trì vị thế thương mại điện tử lớn mạnh tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.