- 420k
- 1k
- 870
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong mỗi tổ chức, bên cạnh Marketing tiêu thụ sản phẩm ra ngoài thị trường thì doanh nghiệp còn một hoạt động Marketing nữa cũng không kém phần quan trọng, đó chính là Marketing tuyển dụng – Recruitment Marketing – nhằm thu hút nhân tài về với doanh nghiệp. Hoạt động này diễn ra như thế nào, cần những nguồn lực gì, vận hành sao cho hiệu quả… tất tần tật sẽ có trong bài viết Ms. Uptalent sắp gửi đến bạn.
MỤC LỤC:
1. Recruitment Marketing là gì?
2. Tầm quan trọng của Recruitment Marketing đối với công tác tuyển dụng
3. Các giai đoạn phát triển trong hoạt động Recruitment Marketing
4. Các bước thiết lập Recruitment Marketing chất lượng cao
Recruitment Marketing – tạm dịch Tiếp thị tuyển dụng – là thuật ngữ phản ánh quảng bá và truyền thông thương hiệu nhà tuyển dụng thông qua sự phối hợp giữa các chiến lược, chiến thuật trong phương pháp tiếp.
Qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm, thu hút, gắn kết và nuôi dưỡng các ứng viên tiềm năng, thôi thúc họ ứng tuyển và lựa chọn làm việc cho tổ chức trong tương lai khi mà doanh nghiệp cần bổ sung nhân lực ở vị trí mà ứng viên phù hợp.
Như vậy, Recruitment Marketing không phải đợi tới khi doanh nghiệp thiếu nhân lực hay khi bắt đầu triển khai quy trình tuyển dụng thì mới tiến hành. Hoạt động này phải được tiến hành trước và có một tần suất duy trì nhất định, như vậy mới nâng cao hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng, tạo được ấn tượng nơi các ứng viên giỏi hay còn gọi là thu hút nhân tài.
>>> Bạn có thể tham khảo: Recruitment Agency là gì?
Tiếp thị tuyển dụng như một bước chuẩn bị hiệu quả cho nguồn dữ liệu hồ sơ ứng viên tiềm năng ở mọi vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng. Khi nhu cầu bổ sung nhân lực phát sinh, thay vì phải tất bật chạy ngược chạy xuôi tìm ứng viên thì gần như hồ sơ phù hợp đã có trong tay. Khoản ngân sách phục vụ tuyển dụng, cụ thể là tìm kiếm ứng viên gấp được tinh giảm đáng kể.
Bằng uy tín và hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng đã xây dựng trong suốt hoạt động Recruitment Marketing, ứng viên tiềm năng sẽ chủ động theo sát và săn tin tuyển dụng từ doanh nghiệp. Tốc độ thu thập đủ lượng hồ sơ phù hợp diễn ra thần tốc, đảm bảo bổ sung nhân lực kịp tiến độ, không để guồng máy vận hành bị gián đoạn.
Qua những thông tin truyền thông, quảng cáo mà Recruitment Marketing của doanh nghiệp cung cấp, ứng viên sẽ chủ động xem xét mức độ phù hợp của năng lực, đồng thời, họ cũng biết được bản thân nên trau dồi kiến thức gì, bổ sung kỹ năng gì để đáp ứng tốt nhất yêu cầu tuyển dụng trong tương lai. Nhờ vậy, khi tin đăng tuyển xuất hiện, lượng hồ sơ ứng viên nộp về không chỉ nhanh, nhiều mà còn đảm bảo chất lượng ứng viên vượt trội.
Một doanh nghiệp có thương hiệu nhà tuyển dụng tốt, dễ tìm nhân lực thay thế thì tỷ lệ chuyển việc lại rất thấp. Bởi lẽ, nhân sự đang làm việc tại tổ chức hiểu rõ giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp, ngoài việc nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ để duy trì công việc hiện tại, người lao động còn tích cực đóng góp cho hoạt động tiếp thị tuyển dụng thông qua những chia sẻ tích cực về môi trường làm việc, đồng thời không quên tận dụng cơ hội để ứng tuyển những vị trí cao hơn. Như vậy, doanh nghiệp:
Vừa dễ dàng giữ chân nhân tài cho tổ chức
Hoạt động Recruitment Marketing ứng dụng các kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số hiện đại thông qua các công cụ có tích hợp đầy đủ khả năng quản lý, lưu trữ, trích xuất, phân tích… khoa học. Do đó, việc kiểm soát hiệu quả, phát hiện những lỗ hổng quy trình tuyển dụng được thực hiện rất sát xao, hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải tiến quy trình tuyển dụng, cải tiến chiến dịch tiếp thị tuyển dụng.
Nhân tài thường ít khi chủ động tìm việc, họ có thể tạo hồ sơ trực tuyến rồi chờ nhà tuyển dụng tìm đến họ, hoặc cứ thoải mái tham khảo, thấy việc phù hợp thì ứng tuyển, không thì cứ tiếp tục công việc hiện tại.
Nói nôm na là tâm lý tìm việc của họ không vội vàng, không hối hả. Chính vì vậy, để có thể thu hút ứng viên giỏi vào những vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp đang đăng tuyển thì công tác Recruitment Marketing cần sáng tạo những nội dụng nghe, đọc, xem nổi bật, cho thấy doanh nghiệp là một nhà tuyển dụng đáng mơ ước. Tất cả những nội dung này sẽ được triển khai trên các nền tảng trực tuyến nơi mà ứng viên thụ động dành nhiều thời gian trải nghiệm
Khi đã được thu hút, ứng viên sẽ có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn về công việc, về nhà tuyển dụng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những đường link chia sẻ thông tin với những nội dung nhất quán, gắn chặt với định hướng thương hiệu nhà tuyển dụng mà doanh nghiệp đang hướng đến (ví dụ: nhà tuyển dụng với mức lương cao, nhà tuyển dụng chú trọng cân bằng cuộc sống và công việc, nhà tuyển dụng quan tâm đến lộ trình thăng tiến của nhân viên…)
Các nội dung cần được cập nhật liên tục để kích thích sự lưu tâm ghi nhớ về doanh nghiệp ở cả ứng viên thụ động và ứng viên tích cực. Rất cần áp dụng những tính năng nhắc nhở, gợi ý bài viết mới trên các nền tảng tiếp thị tuyển dụng (Facebook, Email, Zalo…) để ứng viên không bỏ sót thông tin.
Thông tin ấn tượng, định hướng thương hiệu rõ ràng, đã đến lúc cần đi vào chi tiết những quyền lợi vượt trội mà ứng viên chỉ tìm thấy ở doanh nghiệp của bạn. Những nội dung quảng bá, truyền thông về vai trò, lương thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hỏi phát triển chuyên môn… cần được chia sẻ đến ứng viên.
Giai đoạn 3 này chú trọng đến những tâm tư, nguyện vọng mà ứng viên hướng đến khi lựa chọn nơi làm việc. Vì vậy, nội dung công khai có thể sẽ chưa đáp ứng trọn vẹn, tốt nhất doanh nghiệp nên có thêm hộp thư góp ý hoặc tính năng kết nối trực tuyến (Zalo, Email, Messenger…) để ứng viên có thể tìm hiểu đúng trọng tâm mong muốn hơn.
>>>> Bạn có thể xem thêm: Marketing là gì? Tất tần tật về ngành Marketing
Một quy trình ứng tuyển đơn giản, dễ thao tác, dễ chuẩn bị sẽ giúp ứng viên cảm thấy thoải mái ra quyết định ứng tuyển tìm cơ hội tại doanh nghiệp của bạn, nhất là đối với những nhân tài thuộc nhóm ứng viên thụ động.
Vì vậy, trong giai đoạn 4, Recruitment Marketing nên chú ý đến những vấn đề:
Đơn giản hóa hồ sơ ứng tuyển, duy trì liên lạc để hỗ trợ ứng viên kịp thời (thậm chí có thể cung cấp cả mức lương đề nghị)
Thiết lập kho dữ liệu ứng viên tiềm năng cho tương lai, bổ sung cả những ứng viên đã nộp đơn, đã được mời phỏng vấn nhưng không đến hoặc không vượt qua buổi phỏng vấn trong kỳ tuyển dụng đó.
Mở rộng phạm vi tiếp cận ứng viên, đầu tư phương tiện phỏng vấn trực tuyến, bổ sung phúc lợi ký túc xá, linh hoạt bố trí chi nhánh làm việc gần nơi ứng viên sinh sống…
Bốn giai đoạn phát triển của một lộ trình Recruitment Marketing hiệu quả đều cần bắt nguồn từ một bản kế hoạch tiếp thị tuyển dụng chuyên nghiệp, chất lượng. Và đây là 6 bước để doanh nghiệp hình thành nhanh, chuẩn bản kế hoạch như mong đợi:
Cùng mục tiêu chính là thu hút nhân tài nhưng mỗi chiến dịch tiếp thị tuyển dụng sẽ hướng đến một trọng điểm khác nhau. Ví dụ:
Tăng số lượng ứng viên là chính, không đòi hỏi cao về tay nghề
Tìm kiếm ứng viên đạt yêu cầu cao về một hoặc một vài kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn
Trên cơ sở mục tiêu lựa chọn, việc hình thành hệ thống đo lường tiến độ chiêu thị, phương thức sàng lọc, tổng số hồ sơ cần thu thập… sẽ được xác định một cách cụ thể, dễ dàng đánh giá được hiệu quả Marketing theo từng giai đoạn.
Đây là nội dung mà ứng viên quan tâm nhiều nhất vì qua đó họ sẽ đánh giá được bản thân mức độ phù hợp với tiêu chuẩn tuyển dụng, cũng như dự đoán khả năng ứng tuyển thành công trước khi quyết định nộp hồ sơ.
Bước này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng nhân sự, phòng chuyên môn cần bổ sung nhân lực và bộ phận phụ trách Recruitment Marketing nhằm đảm bảo những vị trí tuyển dụng ở hiện tại và những giá trị doanh nghiệp xây dựng trong suốt hành trình tiếp thị tuyển dụng thời gian qua có mối tương quan. Như vậy mới đảm bảo sự nhất quán, ứng viên sẽ rất an tâm khi ứng tuyển, không làm lãng phí công sức tiếp thị của cả tập thể.
Dựa trên những yêu cầu về đặc thù công việc tại doanh nghiệp mà đội ngũ Recruitment Marketing sẽ định hình tiêu chuẩn ứng viên chung, bao gồm:
Trình độ học vấn
Kinh nghiệm, tình trạng công việc hiện tại
Khu vực sinh sống
Phong cách làm việc, giao tiếp
Mục tiêu nghề nghiệp tương lai…
Đa phần kênh tiếp thị tuyển dụng đều hướng đến các kênh trực tuyến do khả năng tiếp cận nhanh và tiếp cận nhiều nhóm ứng viên phù hợp trên diện rộng. Điển hình như các kênh:
Mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn
Hội nhóm tuyển dụng trên Facebook
Tích hợp tính năng tuyển dụng trên trang web chính thức của doanh nghiệp…
Xác định chi phí và cách thức phân bổ tiếp thị tuyển dụng
Xác định nhân lực đảm nhận từng phần nhiệm vụ
Xác định thời gian triển khai chiến dịch tiếp thị tuyển dụng
Thiết lập lịch trình duy trì về thời gian và tần suất lặp lại hoạt động tiếp cận ứng viên thông qua các kênh Recruitment Marketing đã tuyển dụng. Mỗi lịch trình sẽ cung cấp một nội dung mới mẻ để ứng viên không bị nhàm chán, luôn cảm thấy phấn khích khi tìm hiểu về công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.
Nếu Business Marketing nhằm thôi thúc khách hàng quyết định tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp thì Recruitment Marketing là nhằm mục đích thôi thúc nhân tài quyết định ứng tuyển và lựa chọn làm việc cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn cạnh tranh tuyển dụng như hiện nay, Ms. Uptalent càng chú trọng đề cao vai trò xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh, và Recruitment Marketing chính là yếu tố góp phần rất lớn cho thành công của nhiệm vụ này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet