- 420k
- 1k
- 870
Hiện nay, R&D là yếu tố rất quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là một nghề có triển vọng việc làm rất tốt. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về R&D hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- R&D là gì?
2- Lộ trình thăng tiến của R&D trong các nhà máy?
2.1- Nuôi dưỡng lòng đam mê với khoa học và hoạt động nghiên cứu
2.2- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết với nghề R&D
2.3- Lựa chọn một lĩnh vực cụ thể
2.4- Lấy các bằng cấp phù hợp
2.5- Tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp
3- Sự khác nhau giữa R&D với nghiên cứu và phát triển sản phẩm
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở vị trí R&D?
R&D là viết tắt của cụm từ “Research and Development”, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển. Hoạt động R&D bao gồm bất cứ việc gì tạo ra sự đổi mới cho các dịch vụ, sản phẩm, quy trình hiện hữu hoặc tìm ra công nghệ mới để tạo ra sản phẩm.
Bạn có thể hiểu đơn giản, R&D là quá trình nghiên cứu nhằm tạo nên sự cải tiến và đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều dành riêng nguồn lực để đầu tư cho hoạt động R&D. Họ kỳ vọng có thể tìm thấy những cơ hội tiềm năng để phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm, quy trình sẵn có.
Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, hoạt động R&D bao gồm rất nhiều công việc phức tạp như đầu tư, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm,… Mục tiêu lớn nhất của R&D chính là khám phá ra các tri thức, công nghệ mới để cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
Cụ thể quá trình R&D sẽ bao gồm các hoạt động chính sau:
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Tìm kiếm phương pháp cải tiến, nội địa hóa công nghệ sản xuất
Nghiên cứu để tìm ra phương án thay thế dần các vật liệu và công nghệ sản xuất phù hợp hơn. Từ đó có thể nâng cao hàm lượng công nghệ có trong sản phẩm.
Nghiên cứu, tìm cách nội địa hóa một số vật tư để sản xuất sản phẩm với chi phí hợp lý hơn.
Mặc dù các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động R&D nhưng các nhiệm vụ cần thực hiện dường như còn quá đơn giản. Chính vì vậy, kết quả thu được không thực sự tương xứng với nguồn lực đã bỏ ra.
Trong khi đó, tại các công ty nước ngoài, bộ phận R&D sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ có tính tổng hợp cao, bao gồm phát triển sản phẩm, phát triển bao bì, phát triển công nghệ, phát triển quá trình.
R&D hiện là ngành nghề có cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập hấp dẫn. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội thăng tiến rất tốt khi theo đuổi lĩnh vực này.
Lộ trình thăng tiến của R&D trong các nhà máy cơ bản như sau: Nhân viên R&D => Chuyên viên R&D => R&D Manager.
Mỗi người sẽ phải mất khoảng vài năm để thăng tiến từ vị trí Nhân viên R&D lên R&D Manager. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào năng lực và doanh nghiệp bạn làm việc.
Trên con đường phát triển sự nghiệp bạn cần xác định rõ lộ trình thăng tiến cho bản thân để từng bước tích lũy cho mình những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết. Sau đây là những điều bạn cần chú trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp R&D:
Đây là tố chất cần thiết ở người làm nghề R&D. Ngay từ khi còn đi học bạn nên tự hỏi xem mình có thực sự yêu thích làm công việc nghiên cứu hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đọc các sách báo, phim ảnh về khoa học để củng cố và nuôi dưỡng sự đam mê với khoa học và hoạt động nghiên cứu.
Ngoài việc phát triển đam mê và tình yêu với khoa học, bạn còn phải chủ động rèn luyện những kỹ năng cần thiết với người làm R&D. Chẳng hạn, bạn sẽ cần kỹ năng phân tích để đánh giá mọi việc và tính chính xác của các kết luận mình đã đưa ra; kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp cùng các chuyên gia, kỹ sư khác; kỹ năng sống để có thể thực hiện việc nghiên cứu tại những môi trường không thuận lợi.
Hầu như lĩnh vực nào cũng cần đến R&D. Vì vậy bạn cần chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp để dễ dàng xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp.
Ví dụ, bạn yêu thích phát triển các tính năng mới trên điện thoại di động, hãy theo học các ngành về kỹ thuật điện tử, viễn thông.
Thông thường để làm việc và thăng tiến trong ngành R&D bạn cần có bằng Đại học. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực đòi hỏi bạn phải có bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ.
Bên cạnh đó, việc sở hữu các bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ cũng là điều kiện thuận lợi giúp bạn nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí quản lý ngành R&D như R&D Manager hay R&D Director.
Có rất nhiều lựa chọn việc làm ngành R&D cho những người yêu thích và theo đuổi lĩnh vực này. Bạn có thể làm tại các công ty sản xuất, viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ, công ty tư vấn dịch vụ,…
Một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng R&D lớn, với nhiều vị trí công việc đa dạng là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y dược.
Tóm lại, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc làm R&D trong lĩnh vực mình yêu thích. Nhưng điều quan trọng là bạn phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn và kinh nghiệm mà doanh nghiệp đặt ra.
Có nhiều doanh nghiệp, tổ chức xem hai khái niệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm và R&D là một. Nhưng trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Bạn có thể phân biệt chúng dựa trên hai điểm sau:
+ Thứ nhất, mục tiêu, công việc phải làm
Mục tiêu của R&D là phát minh ra các công nghệ mới. Những công việc cần thực hiện bao gồm nghiên cứu thị trường và hành vi của người tiêu dùng, thử nghiệm, thất bại, rút kinh nghiệm, cải thiện ý tưởng. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại tới khi tìm được cái gì đó mới và điều đó sẽ trở thành nền tảng tạo ra các sản phẩm mới.
Trong khi đó, nghiên cứu và phát triển sản phẩm hướng đến việc tạo ra sản phẩm mới dựa trên một hoặc nhiều công nghệ khác nhau. Những sản phẩm được tạo ra cần có tính thực tế, có thể sản xuất hàng loạt và có thể đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
+ Thời gian thực hiện
Hoạt động R&D không chịu sự chi phối trong một khung thời gian nhất định. Yêu cầu của R&D là tìm ra cái mới, nên đôi khi thất bại, phải thực hiện lại từ đầu. Do đó, để R&D thực sự mang lại hiệu quả cần tốn rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp sẽ chỉ đưa ra mục tiêu tổng thể và giao toàn quyền cho đội ngũ R&D thực hiện đến khi ra kết quả.
Ngược lại, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cần được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải đảm bảo thương hiệu luôn có sản phẩm mới được tung ra thị trường.
Mặc dù, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải dựa trên những phát minh từ R&D, nhưng cần đảm bảo tính độc lập để đáp ứng được yêu cầu về thời gian.
Có thể thấy nghiên cứu và phát triển sản phẩm và R&D là hai khái niệm khác biệt nhưng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Doanh nghiệp sẽ phải vận dụng hiệu quả cả hai yếu tố này để tạo ra những sản phẩm đúng thời hạn với công nghệ tốt nhất.
Để làm việc ở vị trí R&D tại các công ty FDI bạn cần có các kỹ năng sau:
Bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tế để có thể làm việc tại bộ phận R&D. Cụ thể bạn cần có:
- Tối thiểu bằng cử nhân các chuyên ngành liên quan.
- Am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mình làm việc
- Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, các phần mềm thiết kế bao bì sản phẩm và biết đọc bản vẽ kỹ thuật.
- Có kiến thức về kỹ thuật nghiên cứu và làm việc trong phòng thí nghiệm.
Người làm về R&D sẽ phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp cũng như kết hợp với các bộ phận khác để nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp hiệu quả với mọi người trong công việc.
Môi trường làm việc ngành R&D khá áp lực, căng thẳng. Do đó, bạn cần có khả năng chịu được áp lực để có thể làm nghề lâu dài và thăng tiến trong sự nghiệp.
Lĩnh vực R&D có đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo để tìm ra những công nghệ và ý tưởng cải tiến sản phẩm mới. Vì vậy để làm R&D bạn cần năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Nếu không liên tục đưa ra ý tưởng mới, bạn sẽ thụt lùi và dễ bị đào thải.
Để có những ý tưởng tốt nhất, bạn cần làm việc cùng mọi người trong quá trình lên ý tưởng, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Vì thế, bạn cần biết lắng nghe, luôn đánh giá khách quan và tránh đề cao cái tôi cá nhân quá lớn khi làm việc cùng mọi người.
Đây là kỹ năng bạn bắt buộc phải có nếu muốn làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Bởi vì, tại các công ty này bạn sẽ phải làm việc với cấp trên, đồng nghiệp là người nước ngoài. Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ khó hoàn thành công việc của mình.
Hơn nữa, các thông tin tài liệu R&D phải làm việc mỗi ngày thường đến từ các nguồn tài nguyên nước ngoài. Do đó, thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều kiến thức mới và dễ dàng phân tích, tổng hợp các dữ liệu khoa học.
Với những thông tin trên, chắc rằng bạn đọc đã hiểu được R&D là gì. Đồng thời bạn cũng biết được lộ trình thăng tiến của R&D trong các nhà máy. Hy vọng bạn có thể vận dụng những gì Ms Uptalent chia sẻ để có định hướng đúng đắn cho lộ trình sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet