- 420k
- 1k
- 870
HR Manager là người phụ trách việc quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Vị trí này giữ vai trò trung gian, giúp thu hẹp khoảng cách giữa hiệu suất làm việc của nhân viên với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Hơn nữa, hiệu quả công việc của HR Manager còn đảm bảo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ của họ.
Bạn đang băn khoăn không biết công ty của mình có cần một HR Manager hay không? Hay là một công ty có quy mô ra sao thì cần đến một HR Manager? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau của HRchannels.
Đối với các doanh nghiệp, tầm quan trọng của HR Manager thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
Đây là khía cạnh quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào và cũng là yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. HR Manager có trách nhiệm quản lý các chiến lược nhân sự để đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến đánh giá nhân viên và dự đoán nhu cầu nhân sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
HR Manager làm việc theo hướng tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Họ sẽ tiến hành những cuộc đàm phán với các nhân viên hiện hữu và ứng viên tiềm năng để đạt được thỏa thuận có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, HR Manager hiểu rất rõ những lợi ích mà nhân viên có thể đem lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng có khả năng thu hút những ứng viên tài năng và giữ chân những nhân tài hiện có cho doanh nghiệp.
HR Manager đóng vai trò rất quan trọng trong các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cũng như trong việc tăng cường mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Nhờ vậy mà chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đồng thời góp phần cải thiện năng suất làm việc và nâng cao sự hài lòng của nhân viên.
>>>> Xem thêm: HR Manager trong DN nhỏ và Tập đoàn lớn có gì khác nhau?
HR Manager có trách nhiệm tổ chức các hoạt động, sự kiện để tăng cường tinh thần làm việc nhóm. Hơn nữa, còn tạo điều kiện tương tác sâu rộng và góp phần tạo dựng niềm tin, sự tôn trọng giữa các nhân viên.
Trách nhiệm của HR Manager là đảm bảo các vấn đề xung đột được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Đảm bảo tiếp cận vấn đề khách quan, không thiên vị và khuyến khích đối thoại hòa nhã. Ngoài ra, HR Manager còn giúp các nhân viên khác biết cách phát triển các mối quan hệ công việc hiệu quả và không để những định kiến cá nhân ảnh hưởng đến cách hành xử của họ trong môi trường làm việc.
Văn hóa làm việc lành mạnh là yếu tố then chốt giúp mang lại những điều tốt đẹp cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, các HR Manager luôn chú trọng đến việc xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh và thân thiện, để giúp nhân viên làm việc với năng suất cao hơn.
Các HR Manager có nhiệm vụ đảm bảo doanh nghiệp luôn thực hiện đúng các quy định của luật lao động, cũng như đảm bảo tuân thủ đúng quy trình tuyển dụng.
Trước tiên có thể khẳng định rằng, bạn không hề vi phạm pháp luật nếu không có HR Manager. Việc có thuê một HR Manager hay không hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn có thể lựa chọn thuê một HR Manager toàn thời gian, bán thời gian, thuê ngoài hoặc không thuê HR Manager. Quyết định như thế nào phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Bất kể doanh nghiệp của bạn có quy mô lớn hay nhỏ, thì để việc điều hành doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, các yếu tố nhân sự nên được đặt lên hàng đầu. Điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là thời điểm doanh nghiệp nhỏ cần thuê một HR Manager và doanh nghiệp cần có bao nhiêu nhân viên nhân sự.
Thực tế cho thấy không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi vì quyết định thuê hay không thuê HR Manager phụ thuộc lớn vào quy mô, nhu cầu và chiến lược tăng trưởng của công ty.
Lời khuyên chung nhất để bạn tham khảo là: một doanh nghiệp nhỏ, có từ 1 – 250 nhân viên, sẽ cần từ 1,7 đến 3,4 chuyên gia nhân sự trên 100 nhân viên để đáp ứng nhu cầu quản lý nguồn nhân lực.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thu hẹp quy mô bộ phận nhân sự là vì yếu tố chi phí. Mặc dù vậy các doanh nghiệp nhỏ vẫn yêu cầu tỷ lệ chuyên gia nhân sự trên tổng số nhân viên cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ: 3,4 chuyên gia nhân sự chuyên nghiệp trên 100 nhân viên
- Doanh nghiệp vừa: 1,2 chuyên gia nhân sự trên 100 nhân viên
- Doanh nghiệp, tập đoàn lớn: 1,03 chuyên viên nhân sự trên 100 nhân viên
Tỷ lệ nhu cầu chuyên gia nhân sự có xu hướng giảm dần khi quy mô doanh nghiệp càng lớn là vì những lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô. Nghĩa là doanh nghiệp càng lớn thì càng tiết kiệm chi phí.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng của trưởng phòng nhân sự (HR Manager) là gì?
Hy vọng rằng qua những thông tin HRchannels chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của HR Manager đối với doanh nghiệp. Đồng thời có quyết định chính xác nhất trong việc chọn thời điểm tuyển dụng HR Manager cho doanh nghiệp của mình.
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội |
Nguồn ảnh: internet